Bây giờ ở làng An Thái không còn nhiều người làm được bún Song Thằn
Kéo sợi thành bún nhúng vào lò nước sôi. Một công đoạn rất đặc biệt để tạo ra bún Song Thằn ở làng nghề An Thái
Gia đình ông Võ Văn Tâm (67 tuổi, làng An Thái) có 5 đời làm nghề bún và bánh, có cả bún Song Thằn. Thế hệ này nối thế hệ khác để giữ nghề. Những ngày cuối năm, bún làm ra bán thường xuyên "cháy hàng", ông Tâm phải kêu con cháu, thuê nhân công để đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng
Bún Song Thằn có hình thù kỳ lạ, mang hơi hướng của một trường phái văn hóa cổ xưa
Đội bún Song Thằn ra phơi ở bãi cát dọc sông Côn
Bún Song Thằn làm rất kỳ công nên ít người gắn bó, lưu giữ được nghề. Nguyên liệu làm bún ngon phải dùng gạo loại 1, đậu xanh... Người thợ sẽ nghiền bột, quay bột trong một chậu sành rồi đun lên 1 lò nước sôi để tạo sợi bún, nhúng nước sôi rồi tạo hình thành bún Song Thằn (những ô vuông) trên tấm nẹp bằng tre, cuối cùng đem phơi trên sân cát....
Có nhiều cách giải thích nguồn gốc và cái tên là bún Song Thằn, nhưng chưa có câu trả lời nào cụ thể loại bún này. Bún còn có nhiều tên gọi Song Thần (ý tinh thần khỏe mạnh, thông thái); ngoài ra còn có tên là bún Tiến Vua (sản vật tiến vua ngày xưa)... Từ xưa đến nay, bún Song Thằn đều mang lại dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế rất cao. Bây giờ, giá mỗi kg bún Song Thằn thành phẩm trên 200 ngàn đồng. Tuy nhiên, do làm bún nhiều công đoạn, nguyên liệu đắt đỏ nên rất ít người đeo đuổi loại bún này
Ngoài làm bún Song Thằn làng An Thái còn làm nhiều thứ bún, bánh khác
Các loại bún, bánh của người dân làng An Thái làm ra đều được thực khách ưa chuộng
Người dân làng bún Song Thằn An Thái chọn 1 bãi cát trắng bên sông Côn để bắt giàn treo, phơi bún
Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của thị trường tăng cao hơn rất nhiều nên các chủ lò bún, bánh đều đỏ lửa hoạt động hết công suất