Sau khi công tác chấm thi hoàn tất, dữ liệu điểm sẽ được gửi về Bộ GD-ĐT và công bố vào ngày 7-7-2017.
Các địa phương đều khẩn trương
Để theo kịp tiến độ chấm thi của Bộ GD-ĐT, ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng ngày 24-6, các cụm thi trên cả nước đã bắt tay vào thực hiện công tác chấm thi.
Theo bà Nguyễn Hồng Sáng, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương, sở tiến hành chấm thi từ ngày 25-6, đến ngày 6-7 sẽ chấm xong. Ban chấm thi và chấm phúc khảo tiến hành tại Trường THPT chuyên Hùng Vương. Sở sẽ chấm phúc khảo (nếu có) từ ngày 19 đến 24-7. Tỉnh này có 10.143 thí sinh dự thi, trong đó môn Ngữ văn có 9.705 thí sinh dự thi. Để đảm bảo công tác chấm thi, sở huy động 100 cán bộ chấm thi môn Ngữ văn và 8 người chấm trắc nghiệm.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, cho biết: từ chiều 24 đến ngày 26-7, sở tiến hành nhận bài thi, làm phách và họp ban chấm thi. Sáng 27-6, họp và phổ biến quy chế chấm thi, sau đó bắt đầu chấm thi. Ngày 7-7 sẽ hoàn thành chấm thi và công bố kết quả chấm thi tạm thời. Ngày 14-7, sở này sẽ công bố kết quả xét tốt nghiệp THPT học sinh của tỉnh.
Tỉnh Đồng Tháp có 12.625 thí sinh dự thi. Ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, cho biết sở tiến hành chấm thi từ ngày 25-6 đến ngày 6-7. Tính đến ngày 27-6, tổ chấm thi trắc nghiệm đã quét xong môn Toán và tiến hành quét bài thi môn Ngoại ngữ. Môn Văn thì hoàn thành làm phách để chấm tự luận. Ngày 12-7, sở công bố kết quả xét tốt nghiệp.
Dù là tỉnh có nhiều thí sinh dự thi nhất tại khu vực Tây Nam bộ, nhưng An Giang dự kiến sẽ hoàn tất chấm thi vào ngày 4-7. Bà Đặng Thị Vớn, Phó phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Khảo thí (Sở GD-ĐT An Giang), cho biết: “Sáng 27-6, tổ chấm thi trắc nghiệm và chấm thi môn tự luận đã tiến hành chấm thi. Sở huy động 174 cán bộ tham gia, trong đó chấm thi môn Văn 144 người, trắc nghiệm 18 người và 12 người chấm kiểm tra”.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Ngày 27-6, nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đã đột xuất kiểm tra công tác chấm thi tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Công tác kiểm tra được tiến hành trong suốt thời gian chấm thi.
Tại phía Nam, các thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Nghĩa thị sát tại các tỉnh Tây Nam bộ. Sau đó, đoàn sẽ đến các tỉnh Đông Nam bộ để kiểm tra công tác chấm thi.
Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2017, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Qua kiểm tra công tác tổ chức, nhiều địa phương không chỉ mời cán bộ của trường đại học tham gia thanh tra, giám sát mà có cả tham gia chấm thi. Để kết quả chấm thi được công bằng, Bộ GD-ĐT đã lập cả chục đoàn tiến hành thanh tra công tác chấm thi từ ngày 25-6. Các thành viên trong Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2017 cũng trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát công tác chấm thi tại nhiều địa phương. Nếu địa phương nào không thực hiện việc chấm thi theo đúng quy chế, Bộ GD-ĐT sẽ lập biên bản và xử lý ngay”.
Các địa phương đều khẩn trương
Để theo kịp tiến độ chấm thi của Bộ GD-ĐT, ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng ngày 24-6, các cụm thi trên cả nước đã bắt tay vào thực hiện công tác chấm thi.
Theo bà Nguyễn Hồng Sáng, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương, sở tiến hành chấm thi từ ngày 25-6, đến ngày 6-7 sẽ chấm xong. Ban chấm thi và chấm phúc khảo tiến hành tại Trường THPT chuyên Hùng Vương. Sở sẽ chấm phúc khảo (nếu có) từ ngày 19 đến 24-7. Tỉnh này có 10.143 thí sinh dự thi, trong đó môn Ngữ văn có 9.705 thí sinh dự thi. Để đảm bảo công tác chấm thi, sở huy động 100 cán bộ chấm thi môn Ngữ văn và 8 người chấm trắc nghiệm.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, cho biết: từ chiều 24 đến ngày 26-7, sở tiến hành nhận bài thi, làm phách và họp ban chấm thi. Sáng 27-6, họp và phổ biến quy chế chấm thi, sau đó bắt đầu chấm thi. Ngày 7-7 sẽ hoàn thành chấm thi và công bố kết quả chấm thi tạm thời. Ngày 14-7, sở này sẽ công bố kết quả xét tốt nghiệp THPT học sinh của tỉnh.
Tỉnh Đồng Tháp có 12.625 thí sinh dự thi. Ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, cho biết sở tiến hành chấm thi từ ngày 25-6 đến ngày 6-7. Tính đến ngày 27-6, tổ chấm thi trắc nghiệm đã quét xong môn Toán và tiến hành quét bài thi môn Ngoại ngữ. Môn Văn thì hoàn thành làm phách để chấm tự luận. Ngày 12-7, sở công bố kết quả xét tốt nghiệp.
Dù là tỉnh có nhiều thí sinh dự thi nhất tại khu vực Tây Nam bộ, nhưng An Giang dự kiến sẽ hoàn tất chấm thi vào ngày 4-7. Bà Đặng Thị Vớn, Phó phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Khảo thí (Sở GD-ĐT An Giang), cho biết: “Sáng 27-6, tổ chấm thi trắc nghiệm và chấm thi môn tự luận đã tiến hành chấm thi. Sở huy động 174 cán bộ tham gia, trong đó chấm thi môn Văn 144 người, trắc nghiệm 18 người và 12 người chấm kiểm tra”.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Ngày 27-6, nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đã đột xuất kiểm tra công tác chấm thi tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Công tác kiểm tra được tiến hành trong suốt thời gian chấm thi.
Tại phía Nam, các thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Nghĩa thị sát tại các tỉnh Tây Nam bộ. Sau đó, đoàn sẽ đến các tỉnh Đông Nam bộ để kiểm tra công tác chấm thi.
Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2017, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Qua kiểm tra công tác tổ chức, nhiều địa phương không chỉ mời cán bộ của trường đại học tham gia thanh tra, giám sát mà có cả tham gia chấm thi. Để kết quả chấm thi được công bằng, Bộ GD-ĐT đã lập cả chục đoàn tiến hành thanh tra công tác chấm thi từ ngày 25-6. Các thành viên trong Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2017 cũng trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát công tác chấm thi tại nhiều địa phương. Nếu địa phương nào không thực hiện việc chấm thi theo đúng quy chế, Bộ GD-ĐT sẽ lập biên bản và xử lý ngay”.
Tham gia công tác giám sát và có cán bộ chấm thi, một trường đại học tại TPHCM cho biết: Công tác chấm thi được chuẩn bị và tập huấn khá kỹ. Trước khi chấm, ban chấm thi đã sinh hoạt quy chế và tiến hành chấm mẫu thông qua đáp án mẫu của Bộ GD-ĐT. Trong suốt quá trình chấm, giám sát của trường đại học luôn túc trực, đồng thời việc thanh tra công tác chấm thi của địa phương cũng có các trường tham gia. Ngoài ra, tại phòng chấm thi luôn có công an túc trực 24/24 giờ. Có thể nói, công tác chấm thi tại các địa phương được giám sát chặt chẽ, sẽ khó xảy ra các hiện tượng bắt tay nâng điểm hay chấm nới ở các địa phương như tình trạng trước khi thi “2 chung”.
Bộ GD-ĐT giải thích về việc điều chỉnh đáp án môn Lịch sử
Câu hỏi số 22 trong mã đề 302 môn Lịch sử, kỳ thi THPT quốc gia 2017, hỏi: Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? Đáp án được Bộ GD-ĐT công bố tối 24-6 ngay sau kết thúc kỳ thi là: A - Chiến tranh cục bộ. Tuy nhiên, ngày 25-6, đáp án ở câu hỏi này đăng trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT là: D - Chiến tranh đặc biệt.
Theo lý giải của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT): không có chuyện đổi đáp án so với ban đầu mà do lỗi kỹ thuật. Đáp án chính thức các môn thi là bản cứng có chữ ký của tổ trưởng tổ ra đề thi và có ký duyệt của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi.
Chiều 24-6, sau khi kết thúc kỳ thi, Hội đồng ra đề thi in sao các đáp án và đóng dấu treo để đảm bảo tính pháp lý của đáp án khi chuyển tới hội đồng thi địa phương để tổ chức chấm thi. Khi cung cấp bản mềm đáp án bằng đĩa CD cho các cơ quan báo chí, rất có thể do lỗi kỹ thuật, đáp án bị nhảy từ D sang A. Một số đề thi được sao chép cùng với đáp án của các môn thi trong cùng đĩa CD này, khi mở ra cũng bị mất.
Câu hỏi số 22 trong mã đề 302 môn Lịch sử, kỳ thi THPT quốc gia 2017, hỏi: Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? Đáp án được Bộ GD-ĐT công bố tối 24-6 ngay sau kết thúc kỳ thi là: A - Chiến tranh cục bộ. Tuy nhiên, ngày 25-6, đáp án ở câu hỏi này đăng trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT là: D - Chiến tranh đặc biệt.
Theo lý giải của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT): không có chuyện đổi đáp án so với ban đầu mà do lỗi kỹ thuật. Đáp án chính thức các môn thi là bản cứng có chữ ký của tổ trưởng tổ ra đề thi và có ký duyệt của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi.
Chiều 24-6, sau khi kết thúc kỳ thi, Hội đồng ra đề thi in sao các đáp án và đóng dấu treo để đảm bảo tính pháp lý của đáp án khi chuyển tới hội đồng thi địa phương để tổ chức chấm thi. Khi cung cấp bản mềm đáp án bằng đĩa CD cho các cơ quan báo chí, rất có thể do lỗi kỹ thuật, đáp án bị nhảy từ D sang A. Một số đề thi được sao chép cùng với đáp án của các môn thi trong cùng đĩa CD này, khi mở ra cũng bị mất.