Chiều 27-6, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo về kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Bộ GD-ĐT cho biết, đề thi gốc được bàn giao cho các Hội đồng thi để tổ chức in sao kịp thời và đảm bảo tính bảo mật cao. Các Sở GD-ĐT đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để triển khai công tác đề thi tại địa phương, thực hiện chặt chẽ quy trình in sao đề thi để đảm bảo đủ số lượng đề thi với chất lượng tốt nhất, đảm bảo tuyệt đối an toàn, bảo mật trong các khâu in sao, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng đề thi tại các Điểm thi của Hội đồng thi.
“Đề thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 phù hợp với hình thức thi đã công bố, tiếp tục theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đồng thời tăng cường phân hóa kết quả thi đảm bảo đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tin cậy để xét tuyển sinh ĐH-CĐ, trung cấp”, Bộ GD-ĐT đánh giá.
Bộ GD-ĐT cho biết, đề thi gốc được bàn giao cho các Hội đồng thi để tổ chức in sao kịp thời và đảm bảo tính bảo mật cao. Các Sở GD-ĐT đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để triển khai công tác đề thi tại địa phương, thực hiện chặt chẽ quy trình in sao đề thi để đảm bảo đủ số lượng đề thi với chất lượng tốt nhất, đảm bảo tuyệt đối an toàn, bảo mật trong các khâu in sao, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng đề thi tại các Điểm thi của Hội đồng thi.
“Đề thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 phù hợp với hình thức thi đã công bố, tiếp tục theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đồng thời tăng cường phân hóa kết quả thi đảm bảo đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tin cậy để xét tuyển sinh ĐH-CĐ, trung cấp”, Bộ GD-ĐT đánh giá.
Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo về kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: PHAN THẢO
Vẫn theo Bộ GD-ĐT, theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia, dư luận trong và ngoài ngành giáo dục, đề thi năm nay bám sát chương trình, phát huy năng lực sáng tạo của thí sinh khi làm bài thi, đồng thời có độ phân hóa cao, đáp ứng được hai mục đích của Kỳ thi là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH-CĐ, trung cấp. Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi được duy trì nghiêm tại tất cả các Điểm thi trên phạm vi cả nước. Một số hiện tượng vi phạm Quy chế thi được phát hiện và xử lý kịp thời đảm bảo tính nghiêm minh của kỳ thi. Cho đến thời điểm này, chưa ghi nhận thấy hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức.
Kỳ thi có 925.753 thí sinh đăng ký dự thi, được tổ chức tại 2.144 Điểm thi với 39.689 phòng thi; huy động gần 45.000 cán bộ, giảng viên được điều động từ 216 đại học, học viện; trường ĐH-CĐ tham gia phối hợp tổ chức kỳ thi.
Thống kê dữ liệu cho thấy năm nay tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH-CĐ chiếm khoảng 74,3% (năm 2017 là gần 75%). So với năm 2017, tỷ lệ thí sinh đăng ký chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH) tăng hơn khoảng 5%.
Tỷ lệ thí sinh tới dự thi, đạt trên 99% (môn Ngữ văn: 99,55%; Toán: 99,52%; Vật lý: 99.34%; Hóa học: 99.22%; Sinh học: 99.35%; Ngoại ngữ: 99.63%; Lịch sử: 99.35%; Địa lý: 99.44%; Giáo dục công dân: 99.56%).
Thống kê dữ liệu cho thấy năm nay tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH-CĐ chiếm khoảng 74,3% (năm 2017 là gần 75%). So với năm 2017, tỷ lệ thí sinh đăng ký chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH) tăng hơn khoảng 5%.
Tỷ lệ thí sinh tới dự thi, đạt trên 99% (môn Ngữ văn: 99,55%; Toán: 99,52%; Vật lý: 99.34%; Hóa học: 99.22%; Sinh học: 99.35%; Ngoại ngữ: 99.63%; Lịch sử: 99.35%; Địa lý: 99.44%; Giáo dục công dân: 99.56%).
Bộ GD-ĐT đánh giá, việc tăng cường công tác tuyên truyền, học tập quy chế Quy chế thi đối với học sinh và tập huấn kỹ năng nghiệp vụ tổ chức thi cho cán bộ tham gia làm công tác thi đã góp phần duy trì kỷ cương thi cử. Theo số liệu thống kê, trong cả kỳ thi chỉ có 77 thí sinh vi phạm quy chế thi (73 trường hợp bị đình chỉ thi do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi, 3 cảnh cáo; 1 khiển trách).
“Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đã được tổ chức đúng kế hoạch, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, an toàn, đúng quy chế”, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.
Bộ GD-ĐT cho rằng, phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục đạt được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, công bằng với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm đổi mới thi/tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cả nước. Các Điểm thi trường/liên trường phổ thông đặt tại địa phương nơi thí sinh theo học đã giúp thí sinh không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn ở, “đi thi như đi học” nên tạo được tâm thế bình tĩnh, tự tin hơn khi làm bài đạt kết quả cao nhất, đồng thời không gây áp lực nào lên cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại ở các thành phố lớn. Sự phối hợp nhịp nhàng, ngày càng hiệu quả giữa Sở GD-ĐT và các trường ĐH-CĐ đã đảm bảo tính khách quan, trung thực của kỳ thi, tạo được niềm tin của xã hội về tính công bằng của kết quả thi để các trường ĐH-CĐ, trung cấp có thể sử dụng trong tuyển sinh.