Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đăng Cường, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Ba Lan TPHCM điểm lại những cột mốc chính trong lịch sử dựng nước và giữa nước của nhân dân Ba Lan đồng thời cho biết Ba Lan là một trong các nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Công hòa (1950).
Là thành viện Ủy ban giám sát hiệp định Geneve 1954, tàu Kielinski Balan chở hàng ngàn chiến sĩ và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc. Ba Lan luôn ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam không những trong thời chiến tranh mà còn trong thời hòa bình như giúp Việt Nam xây dựng nhà máy đóng tàu Hạ Long, nhà máy sửa chữa tàu Phà Rừng Hải Phòng; đã đào tạo hơn 4.000 sinh viên trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật trình độ cử nhân, thac sĩ, tiến sĩ.
Ông Nguyễn Đăng Cường đánh giá cao đất nước Ba Lan với các danh nhân uyên bác, nổi tiếng thế giới như nhà soan nhạc Chopin, nhà thơ Adam Mickiewicz, nhà vật lý và hóa học Maria Curie, nhà văn Hienryk Sienkiewicz, nhà thiên văn Kopernik… Ngày nay Ba Lan đã phát triển, trở thành một trong 6 nền kinh tế mạnh nhất Liên minh châu Âu (EU).
Thay mặt Đại sứ Ba Lan, bà Adriana Pajęcka, Bí thư thứ nhất, Trưởng phòng Lãnh sự, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam khẳng định sau 123 năm, ước mơ của bao thế hệ người Ba Lan về một quê hương độc lập, tự do đã thành hiện thực vào ngày 11-11-1918.
Đây là lý do tại sao hàng năm trên khắp thế giới, người Ba Lan kỷ niệm ngày lễ này với rất nhiều niềm tự hào và niềm vui. Về quan hệ Ba Lan-Việt Nam, bà Adriana Pajęcka vui mừng cho biết quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động của Hội hữu nghị Việt-Ba Lan TPHCM cũng khẳng định mối quan hệ sâu sắc và gắn bó phi thường trong quan hệ hai nước. Cộng đồng người Việt đông đảo tại Ba Lan đóng vai trò tích cực cho quan hệ hai nước.