Kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga: Tái hiện cuộc duyệt binh lịch sử năm 1941

10 giờ sáng 7-11 (giờ địa phương), cuộc diễu binh kỷ niệm các giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga đã bắt đầu trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Nga.
Binh sĩ tham gia tổng duyệt chuẩn bị cho lễ diễu binh kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva ngày 5-11-2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Binh sĩ tham gia tổng duyệt chuẩn bị cho lễ diễu binh kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva ngày 5-11-2019. Ảnh: AFP/TTXVN

 Vào ngày 7-11-1941, người dân đã tham dự cuộc duyệt binh đặc biệt kỷ niệm 24 năm Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917), các lực lượng diễu binh ngày đó đã từ Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra các mặt trận, chiến đấu với quân đội phát xít để bảo vệ Tổ quốc; tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã và giải phóng các nước châu Âu khỏi ách phát xít. Kể từ đó đến nay, qua nhiều thay đổi thời cuộc, song truyền thống diễu binh vào ngày 7-11 được Nga duy trì, là dịp để ôn lại các giá trị của cuộc cách mạng lập ra nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới và giải phóng nhiều dân tộc bị áp bức.

Không khí và khung cảnh của cuộc duyệt binh năm 1941 được tái hiện chính xác trên Quảng trường Đỏ. 40 chiếc xe quân sự từ thời Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, trong đó có xe tăng T-34 và đại bác ZIS-2 cùng lăn bánh giữa các đoàn quân. Những lực lượng quân đội hiện tại tham gia diễu binh trong quân phục của thời đó, cùng giai điệu hào hùng của các bài ca chiến đấu. Tổng cộng có hơn 7.000 khách mời tại Quảng trường Đỏ, trong đó có 1.200 người tham gia Chiến tranh Vệ quốc. Tham gia diễu binh còn có 60 kỵ sĩ của Trung đoàn Tổng thống, lực lượng tăng số 1 của Quân khu miền Tây, các học viên của Trường quân sự Moscow, 600 nghệ sĩ và 250 tình nguyện viên.

Cùng ngày, Đảng Cộng sản LB Nga (KPRF) cũng tổ chức một cuộc tuần hành tại trung tâm Moscow để tôn vinh các giá trị của cuộc cách mạng vô sản, nhắc lại các bài học ý nghĩa đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ứng phó thuế đối ứng của Mỹ: Thế giới phản ứng trái chiều trước giờ G

Ứng phó thuế đối ứng của Mỹ: Thế giới phản ứng trái chiều trước giờ G

Tâm lý lo ngại suy thoái kinh tế bao phủ toàn cầu sau những tuyên bố đanh thép trả đũa thuế quan qua lại giữa Trung Quốc và Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách trên khắp châu Á khẩn trương đưa ra các biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính khi thời điểm thuế đối ứng của Mỹ có hiệu lực (ngày 9-4) cận kề.

Pháp thắt chặt kiểm soát nhập cư

Pháp thắt chặt kiểm soát nhập cư

Pháp đang thắt chặt kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp và nhập cư nói chung sau nhiều vụ giết người, khủng bố mà thủ phạm là người nhập cư bất hợp pháp và là đối tượng bị trục xuất.

Nhật Bản quyết bình ổn giá gạo

Nhật Bản quyết bình ổn giá gạo

Gạo được dùng trong hầu hết mọi bữa ăn của người Nhật Bản, từ món sushi, đồ ngọt, lên men rượu cho đến là vật cúng trong các nghi lễ tôn giáo. Do nhiều nguyên nhân, mặt hàng này hiện bị tăng giá cao và Chính phủ Nhật Bản đang cố gắng bình ổn thị trường.

Việt Nam nằm trong nhóm dễ bị ảnh hưởng của rủi ro khí hậu

Việt Nam nằm trong nhóm dễ bị ảnh hưởng của rủi ro khí hậu

Ngày 8-4, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, công bố báo cáo mới của Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá mức độ sẵn sàng của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam nằm trong 11 nước dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô.

Tỷ phú Elon Musk kêu gọi đảo ngược chính sách thuế bất thành

Tỷ phú Elon Musk kêu gọi đảo ngược chính sách thuế bất thành

Tỷ phú Elon Musk, cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã trực tiếp kêu gọi Tổng thống Mỹ đảo ngược quyết định áp thuế nhưng không thành công. Theo Washington Post, đây là lần hiếm hoi hai nhân vật này bất đồng sâu sắc về một chính sách kinh tế quan trọng.

Làng... kỹ thuật số

Làng... kỹ thuật số

Trung Quốc là một trong những quốc gia có năng suất nông nghiệp cao nhất thế giới. Trong bối cảnh phát triển chung, chính phủ nước này đã nỗ lực định vị các làng kỹ thuật số ở vùng nông thôn như một chiến lược quốc gia.

Khu tài chính của thành phố London có thể được nhìn thấy khi mọi người đi bộ dọc theo bờ Nam của sông Thames. Ảnh: REUTERS

Nước Anh 5 năm sau Brexit

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Trước đây, phe ủng hộ nước này rời khỏi EU (Brexit) đã miêu tả tương lai tươi sáng cho người dân Anh sau sự kiện này: Anh sẽ không còn yếu thế như một thành viên của EU, sẽ triển khai hợp tác tự do thương mại và tài chính trên phạm vi toàn thế giới…

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại. Ảnh: THE GLOBAL NEW LIGHT OF MYANMAR

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại

Ngày 6-4, Báo The Global New Light of Myanmar đưa tin, sân bay quốc tế Mandalay và tuyến đường sắt Yangon-Mandalay đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng dịch vụ do thiệt hại từ trận động đất mạnh xảy ra ngày 28-3 vừa qua.

Biểu tình tại Mỹ phản đối chính sách thuế của Tổng thống Trump. Ảnh từ video của ABC NEWS

Biểu tình phản đối các chính sách mới tại Mỹ

Theo ABC News, vào ngày 5-4 (giờ địa phương), hàng chục ngàn người đã tham gia các cuộc biểu tình ở Washington và nhiều thành phố để lên tiếng bày tỏ lo ngại về hành động của Tổng thống Donald Trump kể từ khi nhậm chức.

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Mùa xuân ở châu Âu là quãng thời gian khiến con người và muôn loài hưng phấn nhất. Sau những ngày tháng mùa đông dài tưởng như vô tận, lạnh lẽo và ướt át thì nắng xuân bừng lên, nhiệt độ tăng làm tan băng giá, cây cỏ nở bung những đóa hoa và chồi non lên ánh nõn. Sóc thỏ tung tăng chạy nhảy, chim hót vang lừng. Đất trời vào mùa sinh sôi nảy lộc.