Kỷ niệm 1.085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Cách đây 1.085 năm, sau chiến thắng oanh liệt, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mùa xuân năm 939, Đức vua Ngô Quyền xưng Vương, lập ra nhà Ngô, chọn Cổ Loa làm Kinh đô, với ý nghĩa nối tiếp sự nghiệp dựng nước đời Hùng Vương, .

Tối 19-4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa, chính quyền huyện Đông Anh, Hà Nội vừa tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 1.085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Trong diễn văn tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng nêu rõ, lễ kỷ niệm là 1.085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa dịp để chúng ta tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, cách mạng của quê hương Đông Anh, giá trị di sản văn hóa của khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa - nơi 2 lần là Kinh đô nước Việt.

image_gallery.jfif
Một cảnh diễn trong lễ kỷ niệm 1.085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất Âu Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, chọn Cổ Loa làm Kinh đô. Cổ Loa trở thành một tổ hợp Kinh thành - Quân thành - Thị thành đầu tiên của dân tộc, một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa đầu tiên của nước ta.

Cách đây 1.085 năm, sau chiến thắng oanh liệt, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mùa xuân năm 939, Đức vua Ngô Quyền xưng Vương, lập ra nhà Ngô, chọn Cổ Loa làm Kinh đô, với ý nghĩa nối tiếp sự nghiệp dựng nước đời Hùng Vương, An Dương Vương, tạo nên bước ngoặt vĩ đại của lịch sử, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, mở ra kỷ nguyên phát triển của quốc gia độc lập, tự chủ, trên đất nước Việt Nam.

Với chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng và việc xưng Vương, lập ra nhà Ngô trị vì đất nước từ năm 939 đến năm 944, Đức vua Ngô Quyền đã được lịch sử tôn vinh là vị Tổ Trung hưng của dân tộc Việt Nam.

Anh 19.4 - 37.jpg

Theo Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, để tỏ lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc tưởng nhớ công lao to lớn của Đức vua Ngô Quyền - vị Tổ Trung hưng của đất nước, là một thành tố quan trọng để Cổ Loa trở thành Khu di tích Quốc gia đặc biệt, trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp, nhân dân Đông Anh, người dân Cổ Loa luôn trân trọng gìn giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa nơi đây.

Đồng thời, chính quyền và người dân nơi đây luôn mong muốn có Đền thờ Đức vua Ngô quyền, có Công viên di sản - nơi đời đời tưởng nhớ, ghi công và biết ơn Đức vua và các bậc tiền nhân để nhân dân cả nước thành kính dâng hương tưởng niệm. Nhiều năm qua, huyện Đông Anh đã chủ động đề xuất và được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất chủ trương chọn vị trí, địa điểm xây dựng Đền thờ đức Vua Ngô Quyền, được HĐND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 298 tỷ đồng.

Anh 19.4 - 33.jpg
Chương trình thực cảnh Nam Giang dậy sóng/Quốc thống xưng vương

Tại lễ kỷ niệm, huyện Đông Anh đã tổ chức chương trình nghệ thuật thực cảnh: “Nam Giang dậy sóng/Quốc thống xưng vương” tái hiện lại cuộc đời và quá trình dựng nước của Đức Vua Ngô Quyền.

Tin cùng chuyên mục