![Kỹ năng học tập hiệu quả](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/nkdkswkqoc/original/images238422_S9a.jpg.webp)
![Kỹ năng học tập hiệu quả ảnh 1 Kỹ năng học tập hiệu quả ảnh 1](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/nkdkswkqoc/original/images238422_S9a.jpg.webp)
Phương pháp học tập là yếu tố hết sức quan trọng để làm nên kết quả khác biệt của mỗi người. Phần lớn học sinh gặp khó khăn khi phải suy luận vấn đề, thậm chí luôn cảm thấy bài vở “rối tung” và “quá tải”. Nguyên nhân là do các em chưa biết rằng học tập và tư duy cũng phải tuân thủ theo những tiến trình mang tính khoa học. Khi đã hiểu và ứng dụng nhuần nhuyễn những tiến trình này tức là tự các em đã hình thành cho mình kỹ năng học tập hiệu quả và kỹ năng học tập suốt đời.
Mọi trẻ em đều có khả năng học tập, và mỗi em có những khả năng học tập khác nhau. Các em cần được khuyến khích hơn là chê trách - vì trẻ không thể học được khi bị la mắng.
Phụ huynh và thầy cô giáo cần giúp các em vạch kế hoạch cho tương lai. Nhưng trước hết, hãy nhớ, trẻ cần ngủ đủ 8 - 9 tiếng/ngày; cần ăn uống đầy đủ với nhiều rau quả, trái cây (nhất định phải ăn sáng). Hoạt động cơ bắp sẽ giúp tăng khả năng học tập và ghi nhớ. Đồng thời, trẻ cần một nơi yên tĩnh để học.
Trong những thông tin cung cấp cho các em chỉ nên có 30% thông tin mới, 70% còn lại nên là thông tin đã biết. Thông tin quá khó sẽ khiến người học dễ bị rối trí hay thờ ơ. Còn quá dễ, sẽ dẫn đến mau chán.
- Việc học tập và bộ não
Não bộ được chia làm hai bán cầu não: trái - phải, và hoạt động cùng nhau. Khi học một cái gì, điều quan trọng là phải kết hợp những phương pháp ghi nhớ khác nhau.
Nếu người học có hướng thiên về bán cầu não phải, cần lưu ý các vấn đề:
– Việc dùng cách chuyển thông tin thành bài hát sẽ giúp học sinh tiếp thu nhanh và học tốt hơn. Ví dụ hát hoặc ngân nga đoạn thông tin theo giai điệu nào đó mà các em biết.
– Cần cá nhân hóa thông tin; liên hệ thông tin đến cuộc sống và kinh nghiệm riêng để thông tin mang ý nghĩa nào đó. Ví dụ khi học sinh học từ mới, nên viết một câu có dùng từ mới đó nói về bản thân.
– Việc dùng hình dáng và màu sắc ghi chú sẽ làm nổi bật thông tin.
Nếu người học có hướng thiên về bán cầu não trái, cần lưu ý các vấn đề:
– Hãy chuyển thông tin thành dạng danh sách. Sẽ dễ nhớ hơn nếu các thông tin tương tự nhau được xếp theo nhóm và dùng đầu đề cho mỗi nhóm.
– Nên đánh số các mục thông tin để trình tự được rõ ràng.
– Việc sắp xếp hình ảnh và minh họa giúp học sinh xử lý và ghi nhớ bài học dễ hơn.
– Tái hiện đoạn văn, những từ vựng và hình ảnh do trẻ viết và vẽ.
- Chiến lược ghi nhớ
Nên thường xuyên dừng lại khi đã đọc khoảng 1/2 hay 1/4 trang sách - để ghi chú, thảo luận về những gì đã đọc hay xem lại. Học sinh nên tạo nhịp độ học cho mình, ví dụ nên ôn lại bài sau 10 phút, rồi 48 tiếng sau đó, rồi 7 ngày sau. Nên vẽ ra, sắp xếp hoặïc ghi chú những điểm chính bằng ký hiệu trên giấy; nên tự tóm tắt thông tin bằng từ ngữ của mình sao cho ngắn gọn nhất.
Các em sẽ nhớ được thông tin sau khi đã phân tích cẩn thận nội dung của nó sau đó tự kiểm tra xem có thể nhớ được gì. (Đó là 20% những điều đọc được; 30% điều nghe được; 40% điều thấy được; 50% điều nói được; 60% điều làm được và 90% điều nghe - thấy - nói và làm được)
KRISTEN KEOGH
Giáo viên American International School-AIS
Chú ý các từ: W-R-I-T-E |