Sinh ra ở Tân Thông Hội, Củ Chi, vùng đất có truyền thống yêu nước, cách mạng. Lúc 8 tuổi đã là một liên lạc viên, năm 1946 vào Đội Thiếu nhi cứu quốc và công tác thiếu nhi ở xã. Sau đó được điều về huyện đoàn, rồi Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh Gia Định. Trước khi tập kết ra Bắc, chú Sáu làm việc ở Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh Gia Định.
Ra Bắc công tác một thời gian, chú Sáu được đi học văn hóa, ngoại ngữ và được sang Liên Xô học. Tốt nghiệp đại học kinh tế - kế hoạch, về nước, công tác ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1972 được cử vào miền Nam nghiên cứu kinh tế vùng giải phóng B2. Sau giải phóng, chú Sáu về thành phố, công tác ở Ủy ban Kế hoạch rồi làm Phó Chủ tịch, đến năm 1985 làm Chủ tịch UBND thành phố. Từ năm 1989 đến cuối năm 1991 là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Sau đó là Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII, IX; Thủ tướng Chính phủ khóa X, XI. Năm 2006, ông từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ 1 năm.
14 năm gắn bó với TPHCM, cùng làm việc với các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ… trong những năm tháng khó khăn, người dân thiếu gạo, phải chạy ăn từng bữa cho 3,5 triệu dân; nhà máy thiếu nguyên liệu, thiếu điện… sản xuất bị đình trệ, và ứng phó với làn sóng di tản… Chú Sáu Khải đã cùng Thành ủy lãnh đạo nhân dân kiên cường vượt qua. Những người làm việc cùng thời với chú cho rằng, lãnh đạo bấy giờ rất có uy, nhất hô bá ứng. Đó là thời kỳ mà tất cả cùng chung lo tìm cách tháo gỡ, cởi trói để đi lên. Cũng có họp hành nhưng không nói nhiều mà làm nhiều. Những năm làm Chủ tịch thành phố, chú Sáu đã tập trung lo phát triển công nghiệp, khôi phục sản xuất, tạo ra nguồn vốn, cân đối vật tư, chăm lo cho công nhân và người lao động…
Nhiều năm điều hành công việc của Chính phủ, chú Sáu Khải được đánh giá là một Thủ tướng biết lắng nghe, biết tiếp nối người tiền nhiệm một cách hiệu quả. Ông đã tiếp tục việc hoàn thiện thể chế. Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời, được đánh giá là có sự cải cách mạnh, tạo nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế. Ông đã tạo ra nhiều cơ hội gặp gỡ doanh nhân, nông dân, trí thức… là người khởi xướng việc gặp gỡ doanh nhân và là người ký Quyết định chọn ngày 13-10 hàng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam từ năm 2004, khẳng định vai trò quan trọng của doanh nhân trong phát triển đất nước. Như trước đây, trong thư gửi cho giới công thương ngày 13-10-1945, Bác Hồ đã kêu gọi: Giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.
Được đào tạo cơ bản về kinh tế kế hoạch, có đầu óc về kinh tế, về thị trường, về phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, ông đã thúc đẩy những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại của các bộ, ngành… Theo định hướng lớn về phát triển kinh tế, phát huy vai trò của khu vực tư nhân, hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng, kinh tế giữ được tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 7%, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được bội chi, nợ công, tạo nhân tố mới cho sự phát triển. Khi ra khỏi chính trường để lại nền tảng tốt và nề nếp làm việc - họp Chính phủ hàng tháng…
Thủ tướng Phan Văn Khải được nhớ đến là một nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm Hoa Kỳ vào năm 2005, đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. Người dân vẫn rất nhớ về ông với những công trình mà người đứng đầu Chính phủ đã quyết định như đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, với sự cân nhắc khi làm dự án BOT là người dân phải được tự do chọn con đường đi cho mình.
Đặc biệt, người dân quê hương Củ Chi rất nhớ về ông, về những gợi ý cách làm đường - xây dựng hệ thống giao thông với hàng ngàn tuyến đường. Trong thời gian ngắn đã hoàn thành theo cách nhà nước và nhân dân cùng làm, địa phương dám vay vốn nhà nước, còn người dân thì hưởng ứng mạnh mẽ việc hiến đất làm đường…
Là con người khí khái, dám làm, dám chịu. Trong nhiệm kỳ của ông có xảy ra vụ PMU18 và những khuyết điểm mà khi từ nhiệm ông đã thẳng thắn nhìn nhận: “Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng… Cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu”.
Nhiều người cho rằng, khi về hưu ông ít xuất hiện, ít đi đó đi đây, ít phát biểu… Nhưng họp mặt cuối năm ở Văn phòng UBND thành phố thì ông hay về. Nơi đây ông đã từng gắn bó 10 năm trong thời kỳ xé rào để phát triển - đêm trước của đổi mới. Nơi đây, ngoài giờ làm việc căng thẳng, ông đã từng đánh cầu lông với “hội cờ - lờ” ở ngay trong sân phía sau của cơ quan… Nếu có phát biểu lời dặn dò thì ông luôn mong muốn cán bộ Văn phòng Ủy ban không xem mình là “siêu sở”; phải rèn luyện để giỏi chuyên môn, giữ kỷ cương, không quan liêu cửa quyền, lợi dụng mối quan hệ để làm việc bất chính; thường xuyên theo sát nhịp độ phát triển của thành phố, những phát sinh mới để giúp lãnh đạo điều hành tốt, đảm bảo tiến độ phát triển. Dịp họp mặt cuối năm lần này, ông không về vì nhập viện… Và mãi mãi ông đã không về được nữa.
Cái còn giữ được là tình người, là hình ảnh của một Chủ tịch thành phố năng động, một Thủ tướng Chính phủ đầy nhiệt huyết, một người con của quê hương địa đạo, của thành phố anh hùng. Một con người mà dẫu có đi đâu và làm gì đi nữa, ông vẫn luôn nhớ cái thời thiếu nhi cứu quốc với những người bạn năm xưa, luôn nhớ cái thời học sinh miền Nam trên đất Bắc năm xưa, luôn nhớ cái thời đi học ở đất nước của Lênin vĩ đại và tấm lòng hiếu khách của người Nga… Ông luôn giữ cái cốt cách của Nam bộ thành đồng.
Những ngày này, đọc lại lá thư của chú gửi hơn 30 năm trước với lời nhắc nhở, động viên chân tình cán bộ cấp dưới khi nhận nhiệm vụ mới mà lòng rưng rưng nhớ về chú thật nhiều, chú Khải ơi!
Giỗ thím Sáu lần này, vắng chú nhưng người thân trong gia đình, đồng đội một thời, bạn bè thân thiết… vẫn đến đông. Ngôi nhà bên dòng Kênh Đông vẫn ấm áp. Những hàng cây chú trồng dọc theo lối đi vào nhà đang cho hoa trái. Đám ruộng phía trước đang chín vàng. Bên trong, nơi chú thường ngày gắn bó, vẫn thế. Gian phòng trưng bày những hiện vật lưu niệm rất nhiều và rất ngăn nắp, như một sự sắp đặt tươm tất cho một cuộc ra đi.
Chú Sáu Khải, một nhà lãnh đạo, sống một đời trọn vẹn và ra đi thanh thản. Xin viết đôi dòng kính tiễn chú Sáu.
Ra Bắc công tác một thời gian, chú Sáu được đi học văn hóa, ngoại ngữ và được sang Liên Xô học. Tốt nghiệp đại học kinh tế - kế hoạch, về nước, công tác ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1972 được cử vào miền Nam nghiên cứu kinh tế vùng giải phóng B2. Sau giải phóng, chú Sáu về thành phố, công tác ở Ủy ban Kế hoạch rồi làm Phó Chủ tịch, đến năm 1985 làm Chủ tịch UBND thành phố. Từ năm 1989 đến cuối năm 1991 là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Sau đó là Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII, IX; Thủ tướng Chính phủ khóa X, XI. Năm 2006, ông từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ 1 năm.
14 năm gắn bó với TPHCM, cùng làm việc với các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ… trong những năm tháng khó khăn, người dân thiếu gạo, phải chạy ăn từng bữa cho 3,5 triệu dân; nhà máy thiếu nguyên liệu, thiếu điện… sản xuất bị đình trệ, và ứng phó với làn sóng di tản… Chú Sáu Khải đã cùng Thành ủy lãnh đạo nhân dân kiên cường vượt qua. Những người làm việc cùng thời với chú cho rằng, lãnh đạo bấy giờ rất có uy, nhất hô bá ứng. Đó là thời kỳ mà tất cả cùng chung lo tìm cách tháo gỡ, cởi trói để đi lên. Cũng có họp hành nhưng không nói nhiều mà làm nhiều. Những năm làm Chủ tịch thành phố, chú Sáu đã tập trung lo phát triển công nghiệp, khôi phục sản xuất, tạo ra nguồn vốn, cân đối vật tư, chăm lo cho công nhân và người lao động…
Nhiều năm điều hành công việc của Chính phủ, chú Sáu Khải được đánh giá là một Thủ tướng biết lắng nghe, biết tiếp nối người tiền nhiệm một cách hiệu quả. Ông đã tiếp tục việc hoàn thiện thể chế. Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời, được đánh giá là có sự cải cách mạnh, tạo nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế. Ông đã tạo ra nhiều cơ hội gặp gỡ doanh nhân, nông dân, trí thức… là người khởi xướng việc gặp gỡ doanh nhân và là người ký Quyết định chọn ngày 13-10 hàng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam từ năm 2004, khẳng định vai trò quan trọng của doanh nhân trong phát triển đất nước. Như trước đây, trong thư gửi cho giới công thương ngày 13-10-1945, Bác Hồ đã kêu gọi: Giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.
Được đào tạo cơ bản về kinh tế kế hoạch, có đầu óc về kinh tế, về thị trường, về phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, ông đã thúc đẩy những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại của các bộ, ngành… Theo định hướng lớn về phát triển kinh tế, phát huy vai trò của khu vực tư nhân, hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng, kinh tế giữ được tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 7%, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được bội chi, nợ công, tạo nhân tố mới cho sự phát triển. Khi ra khỏi chính trường để lại nền tảng tốt và nề nếp làm việc - họp Chính phủ hàng tháng…
Thủ tướng Phan Văn Khải được nhớ đến là một nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm Hoa Kỳ vào năm 2005, đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. Người dân vẫn rất nhớ về ông với những công trình mà người đứng đầu Chính phủ đã quyết định như đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, với sự cân nhắc khi làm dự án BOT là người dân phải được tự do chọn con đường đi cho mình.
Đặc biệt, người dân quê hương Củ Chi rất nhớ về ông, về những gợi ý cách làm đường - xây dựng hệ thống giao thông với hàng ngàn tuyến đường. Trong thời gian ngắn đã hoàn thành theo cách nhà nước và nhân dân cùng làm, địa phương dám vay vốn nhà nước, còn người dân thì hưởng ứng mạnh mẽ việc hiến đất làm đường…
Là con người khí khái, dám làm, dám chịu. Trong nhiệm kỳ của ông có xảy ra vụ PMU18 và những khuyết điểm mà khi từ nhiệm ông đã thẳng thắn nhìn nhận: “Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng… Cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu”.
Nhiều người cho rằng, khi về hưu ông ít xuất hiện, ít đi đó đi đây, ít phát biểu… Nhưng họp mặt cuối năm ở Văn phòng UBND thành phố thì ông hay về. Nơi đây ông đã từng gắn bó 10 năm trong thời kỳ xé rào để phát triển - đêm trước của đổi mới. Nơi đây, ngoài giờ làm việc căng thẳng, ông đã từng đánh cầu lông với “hội cờ - lờ” ở ngay trong sân phía sau của cơ quan… Nếu có phát biểu lời dặn dò thì ông luôn mong muốn cán bộ Văn phòng Ủy ban không xem mình là “siêu sở”; phải rèn luyện để giỏi chuyên môn, giữ kỷ cương, không quan liêu cửa quyền, lợi dụng mối quan hệ để làm việc bất chính; thường xuyên theo sát nhịp độ phát triển của thành phố, những phát sinh mới để giúp lãnh đạo điều hành tốt, đảm bảo tiến độ phát triển. Dịp họp mặt cuối năm lần này, ông không về vì nhập viện… Và mãi mãi ông đã không về được nữa.
Cái còn giữ được là tình người, là hình ảnh của một Chủ tịch thành phố năng động, một Thủ tướng Chính phủ đầy nhiệt huyết, một người con của quê hương địa đạo, của thành phố anh hùng. Một con người mà dẫu có đi đâu và làm gì đi nữa, ông vẫn luôn nhớ cái thời thiếu nhi cứu quốc với những người bạn năm xưa, luôn nhớ cái thời học sinh miền Nam trên đất Bắc năm xưa, luôn nhớ cái thời đi học ở đất nước của Lênin vĩ đại và tấm lòng hiếu khách của người Nga… Ông luôn giữ cái cốt cách của Nam bộ thành đồng.
Những ngày này, đọc lại lá thư của chú gửi hơn 30 năm trước với lời nhắc nhở, động viên chân tình cán bộ cấp dưới khi nhận nhiệm vụ mới mà lòng rưng rưng nhớ về chú thật nhiều, chú Khải ơi!
Giỗ thím Sáu lần này, vắng chú nhưng người thân trong gia đình, đồng đội một thời, bạn bè thân thiết… vẫn đến đông. Ngôi nhà bên dòng Kênh Đông vẫn ấm áp. Những hàng cây chú trồng dọc theo lối đi vào nhà đang cho hoa trái. Đám ruộng phía trước đang chín vàng. Bên trong, nơi chú thường ngày gắn bó, vẫn thế. Gian phòng trưng bày những hiện vật lưu niệm rất nhiều và rất ngăn nắp, như một sự sắp đặt tươm tất cho một cuộc ra đi.
Chú Sáu Khải, một nhà lãnh đạo, sống một đời trọn vẹn và ra đi thanh thản. Xin viết đôi dòng kính tiễn chú Sáu.