Kinh tế xanh cứu nước Anh

Theo dữ liệu chính thức, nền kinh tế Anh đã rơi vào suy thoái trong 6 tháng cuối năm 2023. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế trì trệ, “nền kinh tế xanh” đã đảo ngược xu hướng này, giúp Anh chặn đà suy thoái.

Nguồn năng lượng gió ngoài khơi của Vương quốc Anh. Ảnh: GETTY IMAGES
Nguồn năng lượng gió ngoài khơi của Vương quốc Anh. Ảnh: GETTY IMAGES

Theo một báo cáo vừa công bố ngày 27-2, “nền kinh tế xanh” của Anh đã ghi nhận tăng trưởng 9% trong năm 2023, giúp nền kinh tế nói chung của nước này tránh khỏi đà suy thoái sâu hơn. Điều này trái ngược với sự trì trệ của toàn nền kinh tế rộng lớn với mức tăng trưởng GDP chỉ 0,1% vào năm 2023.

Báo cáo do tổ chức nghiên cứu Energy và tổ chức phi lợi nhuận Climate Intelligence Unit (ECIU) kết hợp với Tổ chức vận động hành lang kinh doanh lớn nhất của Anh (CBI) và nhóm nghiên cứu Data City thực hiện. Báo cáo nêu rõ: “Nền kinh tế trung hòa khí thải” của Anh - bao gồm từ ô tô điện đến thu hồi và lưu trữ carbon, các loại năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió - đã tăng 9% lên 74 tỷ bảng Anh (94 tỷ USD) so với năm 2022.

Tờ Guardian dẫn phân tích cho thấy các việc làm trong “nền kinh tế xanh” có năng suất cao, tạo ra 114.300 bảng Anh cho hoạt động kinh tế, gấp hơn một lần rưỡi mức trung bình của Vương quốc Anh là 72.550 bảng Anh. Các việc làm này cũng được trả cao hơn gần 10.000 bảng Anh, mức lương ròng trung bình trong “nền kinh tế xanh” là 44.600 bảng, so với mức trung bình 35.400 bảng Anh.

Nhà kinh tế trưởng của CBI, bà Louise Hellem nhận định: “Việc Anh chuyển sang mục tiêu trung hòa khí thải đã tạo cơ hội to lớn cho nền kinh tế. Rõ ràng là cần phải hành động để phát triển nền kinh tế trung hòa khí thải này”. Bà kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt thiết lập “kế hoạch đầu tư cho mục tiêu trung hòa khí thải” nhiều hơn trong bản cập nhật ngân sách của chính phủ công bố vào ngày 6-3 tới.

Trong một cuộc tranh luận công khai gần đây, Bộ trưởng An ninh năng lượng và Net Zero của Vương quốc Anh Graham Stuart tự hào rằng, Anh đang dẫn đầu thế giới trong thách thức năng lượng to lớn này. Trong quý đầu tiên của năm 2023, 48% năng lượng của Anh đến từ năng lượng tái tạo, tăng từ mức chỉ 7% vào năm 2010. Anh đã tăng công suất năng lượng tái tạo của đất nước lên gấp 5 lần kể từ năm 2010, nhiều hơn bất kỳ chính phủ nào khác. Vương quốc Anh cũng đang xây dựng lò hạt nhân mới lần đầu tiên kể từ Chính phủ của Margaret Thatcher, và quốc gia đổi mới sáng tạo này đang dẫn đầu thế giới về các công nghệ mới như lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ và năng lượng nhiệt hạch.

Anh có mức giảm phát thải nhanh nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào, giảm gần 50% kể từ năm 1990. Trong khi đó, Pháp giảm 23%, Mỹ không thay đổi và Trung Quốc đã tăng lượng phát thải lên 300%. Mục tiêu lâu dài của chính phủ Bảo thủ là đạt được lượng khí thải carbon ròng bằng 0 cho Vương quốc Anh vào năm 2050. Tuy nhiên, đảng Bảo thủ được nhiều người dự đoán sẽ mất quyền lực vào tay đảng Lao động đối lập chính trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm nay. Theo giới quan sát, vấn đề bây giờ là liệu các đảng phái chính trị có đóng vai trò lãnh đạo, ổn định và đầu tư cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng hay là sẽ trượt khỏi cuộc đua toàn cầu nhằm đạt trung hòa khí thải.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Syria ra mắt chính quyền chuyển tiếp mới

Syria ra mắt chính quyền chuyển tiếp mới

Tổng thống lâm thời Syria Ahmad Al-Sharaa và nội các chuyển tiếp ngày 29-3 đã tuyên thệ nhậm chức. Trong đó, các đồng minh thân cận nắm giữ những vị trí then chốt và có một nữ bộ trưởng, thay thế chính quyền lâm thời được thành lập sau khi lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm Bashar al-Assad tháng 12-2024.

Cảnh báo nguy cơ xảy ra thêm các trận động đất khác tại Myanmar

Cảnh báo nguy cơ xảy ra thêm các trận động đất khác tại Myanmar

Các chuyên gia cảnh báo rằng Myanmar có thể còn phải đối mặt với nhiều trận động đất và dư chấn mạnh trong thời gian tới, trong bối cảnh số người thiệt mạng do trận động đất 7,7 độ richter đầu giờ chiều 28-3 đang không ngừng tăng. Các mô hình dự báo thảm họa cho thấy con số thương vong có thể lên đến hàng chục ngàn người.

Đội cứu hộ quốc gia Trung Quốc trước khi lên đường đến Myanmar ngày 29-3. Ảnh: THX

Động đất ở Myanmar: ASEAN ra tuyên bố chung, nhiều nước cử đội cứu hộ hỗ trợ

Theo thống kê mới nhất của chính quyền quân sự Myanmar, tính đến trưa 29-3, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất 7,7 độ richter lên tới 1.002 người,  2.376 người bị thương trong khi vẫn còn 30 người mất tích. Cùng ngày, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ít nhất 12 dư chấn, với cường độ từ 2,8 đến 7,5 độ richter, gây rung chuyển khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei Asia

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng có thể hơn 10.000

Theo thông tin từ chính quyền quân sự Myanmar, tính đến sáng 29-3, trận động đất tại khu vực Mandalay, miền Trung nước này đã khiến 694 người thiệt mạng, 1.670 người bị thương và 68 người mất tích. Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho hay, ước tính số người chết vì động đất ở Myanmar có thể lên tới hơn 10.000 người.

TH: Lực lượng cứu hỏa triển khai máy bay không người lái tới khu vực chịu ảnh hưởng bởi động đất tại thành phố Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Động đất Myanmar: WHO kích hoạt hệ thống quản lý khẩn cấp

Trong một phát biểu trên truyền hình quốc gia Myanmar tối 28-3, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar cho biết đã có ít nhất 144 người thiệt mạng và 730 người bị thương trong thảm họa này. Số thương vong có thể còn gia tăng trong những ngày tới.

Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp do động đất

Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp do động đất

Chiều 28-3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok sau trận động đất mạnh vừa xảy ra ở Mynamar và được cảm nhận rõ rung lắc ở nhiều nước trong khu vực.

Nỗ lực xóa bất bình đẳng giới về lương

Nỗ lực xóa bất bình đẳng giới về lương

Theo Eurostat, phụ nữ ở EU vẫn kiếm được trung bình ít hơn nam giới 12% vào năm 2023. Chỉ thị minh bạch tiền lương của EU, mà các quốc gia thành viên buộc phải đưa vào luật quốc gia của họ vào tháng 6-2026, là nỗ lực mới nhất về giải quyết bất bình đẳng tiền lương theo giới tính.

Châu Âu tìm giải pháp hòa bình cho Ukraine

Châu Âu tìm giải pháp hòa bình cho Ukraine

Ngày 27-3, khoảng 30 nhà lãnh đạo châu Âu tham dự Hội nghị hòa bình và an ninh Ukraine tại Paris (Pháp) để bàn về viện trợ quân sự, xem xét tiến triển của thỏa thuận ngừng bắn và xác định vai trò của châu Âu với cuộc xung đột này.

Vòng xoáy đáng ngại

Vòng xoáy đáng ngại

Sau nhôm và thép, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26-3 thông báo áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu không được sản xuất tại Mỹ, bắt đầu từ ngày 2-4.