WB cho rằng, nguồn tăng trưởng trong thời gian qua chủ yếu dựa vào nhu cầu trên quy mô toàn cầu đang ở chu kỳ tăng, đầu tư ở khu vực FDI và khu vực tư nhân đang khôi phục, và quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ, chế tạo và chế biến có năng suất cao hơn đang diễn ra. “Tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2017 và quý 1-2018 đang tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục tiến lên” - ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, phát biểu trong buổi công bố báo cáo. “Giai đoạn kinh tế đang vận hành vững chắc này là cơ hội lớn để đầu tư cho nguồn nhân lực, nhờ đó giải quyết những thách thức nhằm duy trì đà tăng trưởng. WB luôn sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững dài hạn”.
Trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê vĩ mô, WB cho rằng triển vọng trung hạn của Việt Nam tiếp tục cải thiện so với lần ban hành báo cáo trước vào tháng 12-2017. GDP theo giá so sánh dự kiến tăng 6,8% trong năm nay (so với 6,5% từ lần dự báo trước đó) trước khi ổn định lại ở mức 6,6% vào năm 2019 và 6,5% vào năm 2020, do sức cầu trên toàn cầu thế giới dự kiến sẽ chững lại. Dự báo lạm phát sẽ ở mức xung quanh mục tiêu 4% của Chính phủ. Cân đối tài khoản vãng lai dự kiến vẫn đạt thặng dư, nhưng có thể sẽ ở mức thấp hơn trong năm tới, do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ. Bội chi ngân sách và nợ công dự kiến vẫn trong vòng kiểm soát.
Tuy nhiên, một số rủi ro cũng đã được định chế tài chính này cảnh báo. Nhìn từ trong nước, tiến độ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng còn chậm, có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính vĩ mô, làm giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra các nghĩa vụ nợ lớn cho khu vực Nhà nước. Rủi ro bên ngoài bao gồm chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang trỗi dậy, bất định căng thẳng địa chính trị và quá trình thắt chặt tiền tệ diễn ra sớm hơn dự kiến có thể dẫn đến những biến động gây xáo trộn trên thị trường tài chính.
Trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê vĩ mô, WB cho rằng triển vọng trung hạn của Việt Nam tiếp tục cải thiện so với lần ban hành báo cáo trước vào tháng 12-2017. GDP theo giá so sánh dự kiến tăng 6,8% trong năm nay (so với 6,5% từ lần dự báo trước đó) trước khi ổn định lại ở mức 6,6% vào năm 2019 và 6,5% vào năm 2020, do sức cầu trên toàn cầu thế giới dự kiến sẽ chững lại. Dự báo lạm phát sẽ ở mức xung quanh mục tiêu 4% của Chính phủ. Cân đối tài khoản vãng lai dự kiến vẫn đạt thặng dư, nhưng có thể sẽ ở mức thấp hơn trong năm tới, do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ. Bội chi ngân sách và nợ công dự kiến vẫn trong vòng kiểm soát.
Tuy nhiên, một số rủi ro cũng đã được định chế tài chính này cảnh báo. Nhìn từ trong nước, tiến độ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng còn chậm, có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính vĩ mô, làm giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra các nghĩa vụ nợ lớn cho khu vực Nhà nước. Rủi ro bên ngoài bao gồm chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang trỗi dậy, bất định căng thẳng địa chính trị và quá trình thắt chặt tiền tệ diễn ra sớm hơn dự kiến có thể dẫn đến những biến động gây xáo trộn trên thị trường tài chính.