Cái gì cần thí điểm để phát triển thì tạo điều kiện
Tại phiên họp, Chính phủ nhận định, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước, bình quân 4 tháng tăng 2,8% so với cùng kỳ. Chính phủ nhận định kinh tế-xã hội tháng 4 tiếp tục có xu hướng tích cực và toàn diện, tạo không khí phấn khởi trong làm ăn kinh doanh, góp phần củng cố niềm tin thị trường, của nhà đầu tư và nhân dân. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát. Bên cạnh đó, chúng ta xử lý nghiêm một số vụ việc tạo niềm tin cho nhân dân và tạo môi trường đầu tư như Công an TP Hải Phòng đã khởi tố vụ án sản xuất thuốc ung thư làm từ bột than tre, hay ở Đắk Nông khởi tố vụ vỏ cà phê nhuộm than pin… Chính phủ đã xử lý quyết liệt nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm như vụ AVG, đất đai tại Đà Nẵng, vụ Vũ “nhôm”, Út “trọc”, vụ đánh bạc trên Internet…
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức để thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm tốt hơn, chắc chắn hơn trong bối cảnh quốc tế nhiều phức tạp. CPI tăng thấp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ; giải ngân vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước còn thấp. Tuy môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều cải cách nhưng chỉ số tham gia thị trường của các doanh nghiệp của Việt Nam còn thấp (đứng thứ 123/190), rời thị trường cũng gặp khó khăn, đặc biệt xử lý vấn đề phá sản doanh nghiệp (đứng thứ 129). Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Thủ tướng cho rằng còn một số mặt hạn chế, đặc biệt có nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống, ứng xử bạo lực với thầy thuốc, nhà giáo, học sinh… Quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng còn bất cập như sự việc “Hội thánh Đức Chúa trời” tồn tại kéo dài mà chưa kịp thời giải quyết.
Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Ví dụ có một địa phương lên sở xây dựng để điều chỉnh quy hoạch mà phải đi 33 lần. Thủ tướng mong muốn các thành viên Chính phủ quyết liệt, đồng bộ, để làm sao “trên nóng, dưới nóng, ở giữa cũng phải nóng”, không để “trên nóng, dưới nóng nhưng ở giữa thì lạnh”. Thủ tướng bày tỏ mong muốn “sức nóng” phải lan tỏa toàn bộ máy, trong đó cấp trung gian là vụ, cục, sở, huyện phải chuyển biến mạnh mẽ hơn thì cả bộ máy mới chuyển biến được. “Cấp trung gian, cấp tham mưu phải quyết liệt hơn, đừng để tình trạng vô trách nhiệm xảy ra trong phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất kinh doanh”. Quan điểm của Chính phủ là nhất quán, phải cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân làm ăn. Những gì gây cản trở phát triển thì cần sửa ngay. Cái gì cần thí điểm để phát triển thì tạo điều kiện cho thí điểm.
Tại phiên họp, Chính phủ nhận định, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước, bình quân 4 tháng tăng 2,8% so với cùng kỳ. Chính phủ nhận định kinh tế-xã hội tháng 4 tiếp tục có xu hướng tích cực và toàn diện, tạo không khí phấn khởi trong làm ăn kinh doanh, góp phần củng cố niềm tin thị trường, của nhà đầu tư và nhân dân. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát. Bên cạnh đó, chúng ta xử lý nghiêm một số vụ việc tạo niềm tin cho nhân dân và tạo môi trường đầu tư như Công an TP Hải Phòng đã khởi tố vụ án sản xuất thuốc ung thư làm từ bột than tre, hay ở Đắk Nông khởi tố vụ vỏ cà phê nhuộm than pin… Chính phủ đã xử lý quyết liệt nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm như vụ AVG, đất đai tại Đà Nẵng, vụ Vũ “nhôm”, Út “trọc”, vụ đánh bạc trên Internet…
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức để thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm tốt hơn, chắc chắn hơn trong bối cảnh quốc tế nhiều phức tạp. CPI tăng thấp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ; giải ngân vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước còn thấp. Tuy môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều cải cách nhưng chỉ số tham gia thị trường của các doanh nghiệp của Việt Nam còn thấp (đứng thứ 123/190), rời thị trường cũng gặp khó khăn, đặc biệt xử lý vấn đề phá sản doanh nghiệp (đứng thứ 129). Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Thủ tướng cho rằng còn một số mặt hạn chế, đặc biệt có nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống, ứng xử bạo lực với thầy thuốc, nhà giáo, học sinh… Quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng còn bất cập như sự việc “Hội thánh Đức Chúa trời” tồn tại kéo dài mà chưa kịp thời giải quyết.
Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Ví dụ có một địa phương lên sở xây dựng để điều chỉnh quy hoạch mà phải đi 33 lần. Thủ tướng mong muốn các thành viên Chính phủ quyết liệt, đồng bộ, để làm sao “trên nóng, dưới nóng, ở giữa cũng phải nóng”, không để “trên nóng, dưới nóng nhưng ở giữa thì lạnh”. Thủ tướng bày tỏ mong muốn “sức nóng” phải lan tỏa toàn bộ máy, trong đó cấp trung gian là vụ, cục, sở, huyện phải chuyển biến mạnh mẽ hơn thì cả bộ máy mới chuyển biến được. “Cấp trung gian, cấp tham mưu phải quyết liệt hơn, đừng để tình trạng vô trách nhiệm xảy ra trong phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất kinh doanh”. Quan điểm của Chính phủ là nhất quán, phải cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân làm ăn. Những gì gây cản trở phát triển thì cần sửa ngay. Cái gì cần thí điểm để phát triển thì tạo điều kiện cho thí điểm.
Xử lý vụ việc “Hội thánh Đức Chúa trời” Tại cuộc họp báo, vụ việc “Hội thánh Đức Chúa trời” trở thành vấn đề nổi cộm. Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, vụ việc “Hội thánh Đức Chúa trời” đang gây sự chú ý của xã hội. Vừa qua các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã báo cáo Thủ tướng và có 4 văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Ông Nguyễn Duy Thăng cho rằng qua phản ánh thì “Hội thánh Đức Chúa trời” có nhiều hành vi không đúng với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, ứng xử chưa đúng theo truyền thống dân tộc, ví dụ như chưa đúng trong việc thờ cúng tổ tiên, có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi đó chiếu theo tín ngưỡng tôn giáo cũng bị nghiêm cấm; các vi phạm sẽ được nhà chức trách kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật như vừa qua một số địa phương đã triển khai. Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ TT-TT cũng đang phối hợp tích cực để vận động và tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bản chất của “Hội thánh Đức Chúa trời”; chỉ rõ những hành vi vi phạm. “Chúng ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân nhưng cũng lên án, xử lý những hành vi vi phạm phạm luật, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc, nhất là việc lôi kéo nhiều người dân quay lưng lại với gia đình, tổ tiên”, ông Thăng nói. Nói thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, bảo hộ cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp, nhưng kiên quyết xử lý các hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tại phiên họp lần này, Thủ tướng Chính phủ đã giao các cơ quan chức năng sớm xử lý tổ chức bất hợp pháp này, không để ảnh hưởng đến người dân. Với lo ngại đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ lên 60 có thể gây vỡ quỹ bảo hiểm xã hội vào năm 2025, đại diện Bộ LĐTB-XH khẳng định không có chuyện tới năm 2025 mất cân đối thu chi quỹ hưu trí. Trước đây Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có tính toán và đưa ra mốc 2025 trên, nhưng đó là thời điểm trước khi có Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trong thực tế, Bộ LĐTB-XH đã tính toán và nhận thấy quỹ được ổn định và đảm bảo trong thời gian lâu hơn là 2025. Bộ LĐTB-XH sẽ tiếp tục tính toán và công bố việc này. Về phương án giải quyết BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, bộ đã trình lên Chính phủ 5 phương án. Vừa qua Chính phủ đã họp và Thủ tướng kết luận giao Bộ GTVT chủ trì cùng UBND tỉnh Tiền Giang xem xét, quyết định thời điểm cụ thể 1 trong 2 phương án thu phí. Một là giảm mức thu từ 35.000 đồng xuống 15.000 đồng/xe, đây là phương án phù hợp nhất hiện nay. Hai là đặt thêm 1 trạm nữa trên tuyến tránh, song song thu phí 2 trạm này, khi hoàn vốn trạm ở quốc lộ 1 thì dỡ và khi hoàn vốn tại trạm tuyến tránh sẽ dỡ bỏ cả hai. Tuy nhiên, sẽ phải thu phí dài, ảnh hưởng cả nhà đầu tư và người dân. Vì vậy, Bộ GTVT nghiêng về phương án 1, sẽ tính toán với UBND tỉnh Tiền Giang để lên phương án cụ thể, thông tin đến cho dân trước khi đưa ra thời điểm áp dụng.
Bộ Xây dựng phản hồi về việc thất lạc bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm
Tại cuộc họp báo Chính phủ tối 3-5, trả lời về vấn đề thất lạc bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, theo quy trình triển khai quy hoạch, Khu đô thị Thủ Thiêm được triển khai theo 2 bước là triển khai theo quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, trong đó quy hoạch chung xuất bản bản đồ 1:5.000 và quy hoạch chi tiết xuất bản bản đồ 1:2.000, sau đó là cụ thể hóa và phân giới đóng mốc trên thực tiễn. Quy hoạch sau chính xác hóa của quy hoạch trước. Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được 2 lần quy hoạch, lần thứ nhất quy hoạch chung là năm 1996, lần 2 là điều chỉnh quy hoạch năm 2005. Như vậy, Khu đô thị Thủ Thiêm có rất nhiều bản đồ.
Hiện nay, quá trình triển khai dự án xác định ranh giới thu hồi mặt bằng là thực hiện theo quy hoạch chung được phê duyệt năm 2005. Tất cả bản đồ cũng như cơ sở pháp lý từ 2005, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và xác định ranh giới đều có đầy đủ và đang triển khai dự án thu hồi, làm BOT cho dự án này. “Bản đồ thất lạc là bản đồ quy hoạch chung được phê duyệt năm 1996, cái này về pháp lý đã được xây dựng lại năm 2005. Còn việc thất lạc có hệ lụy gì liên quan đến triển khai chi tiết của quy hoạch trước thì phải kiểm tra lại”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.
Tại cuộc họp báo Chính phủ tối 3-5, trả lời về vấn đề thất lạc bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, theo quy trình triển khai quy hoạch, Khu đô thị Thủ Thiêm được triển khai theo 2 bước là triển khai theo quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, trong đó quy hoạch chung xuất bản bản đồ 1:5.000 và quy hoạch chi tiết xuất bản bản đồ 1:2.000, sau đó là cụ thể hóa và phân giới đóng mốc trên thực tiễn. Quy hoạch sau chính xác hóa của quy hoạch trước. Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được 2 lần quy hoạch, lần thứ nhất quy hoạch chung là năm 1996, lần 2 là điều chỉnh quy hoạch năm 2005. Như vậy, Khu đô thị Thủ Thiêm có rất nhiều bản đồ.
Hiện nay, quá trình triển khai dự án xác định ranh giới thu hồi mặt bằng là thực hiện theo quy hoạch chung được phê duyệt năm 2005. Tất cả bản đồ cũng như cơ sở pháp lý từ 2005, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và xác định ranh giới đều có đầy đủ và đang triển khai dự án thu hồi, làm BOT cho dự án này. “Bản đồ thất lạc là bản đồ quy hoạch chung được phê duyệt năm 1996, cái này về pháp lý đã được xây dựng lại năm 2005. Còn việc thất lạc có hệ lụy gì liên quan đến triển khai chi tiết của quy hoạch trước thì phải kiểm tra lại”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.