Đây là kết luận trong báo cáo mang tựa đề Báo cáo hàng năm về sức cạnh tranh của châu Á năm 2018, công bố tại cuộc họp báo trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao, diễn ra tại tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.
Báo cáo nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của kinh tế châu Á đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu, đồng thời khẳng định các yếu tố về tăng trưởng bên ngoài được tăng cường, đà chuyển động bên trong và sự hợp tác sâu rộng giữa các thị trường gắn kết về kinh tế chính là xung lực thúc đẩy sự phát triển trong tương lai của châu Á. Báo cáo đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế châu Á đã đạt được nhiều tiến bộ nhanh chóng và việc phối hợp thực hiện chiến lược phát triển thị trường quốc tế chung giữa các nền kinh tế sẽ tiếp tục mang đến nhiều lợi thế phát triển cũng như đảm bảo các nền kinh tế châu Á có liên quan có được sự ổn định hơn và phát triển tốt trong tương lai.
Ngày càng có nhiều nền kinh tế chuyển đổi mô hình phát triển thông qua chính sách đổi mới, với hy vọng thông qua sự tiến bộ của khoa học và công nghệ sẽ đạt được nhiều lợi ích có giá trị cao. Báo cáo nhận định môi trường an ninh tại châu Á sẽ được cải thiện và các mối đe dọa an ninh phi truyền thông sẽ dần giảm bớt, nhờ đó các nước châu Á sẽ được trang bị tốt hơn để đẩy mạnh hoạt động điều hành và cải thiện tình hình an ninh nói chung ở châu Á. Về đầu tư, nhu cầu đầu tư của châu Á sẽ vượt 8.000 tỷ USD vào năm 2020. Do đó, các nền kinh tế châu Á cần tận dụng cơ hội và hợp tác với nhau để hình thành thị trường tài chính gắn kết mang tầm cỡ thế giới thông qua chính sách cải cách.
Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) có trụ sở ở London, Anh, đến năm 2032, châu Á sẽ có 5 đại diện trong danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cụ thể là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc. Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cũng theo báo cáo của CEBR, năng lượng rẻ và cách mạng số sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế trong năm 2018. CEBR cũng dự báo, với sự phát triển này, Ấn Độ có thể qua mặt Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Bước tiến của nền kinh tế Ấn Độ sẽ không chỉ dừng ở vị trí nêu trên khi đến nửa sau thế kỷ này, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dù kinh tế châu Á có nhiều gam màu sáng thể hiện ở tốc độ tăng trưởng cao, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro như thị trường bất động sản quá nóng, nợ cá nhân, doanh nghiệp tăng cao trong khi tiêu dùng trì trệ… Bên cạnh đó, những thách thức mà châu Á đang phải đối mặt, từ an ninh tới môi trường, từ vấn đề cạnh tranh, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến tác động của xu thế bảo hộ thương mại đang trỗi dậy... buộc các nền kinh tế châu Á phải tìm ra cách thức ứng phó hiệu quả hơn.
Báo cáo nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của kinh tế châu Á đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu, đồng thời khẳng định các yếu tố về tăng trưởng bên ngoài được tăng cường, đà chuyển động bên trong và sự hợp tác sâu rộng giữa các thị trường gắn kết về kinh tế chính là xung lực thúc đẩy sự phát triển trong tương lai của châu Á. Báo cáo đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế châu Á đã đạt được nhiều tiến bộ nhanh chóng và việc phối hợp thực hiện chiến lược phát triển thị trường quốc tế chung giữa các nền kinh tế sẽ tiếp tục mang đến nhiều lợi thế phát triển cũng như đảm bảo các nền kinh tế châu Á có liên quan có được sự ổn định hơn và phát triển tốt trong tương lai.
Ngày càng có nhiều nền kinh tế chuyển đổi mô hình phát triển thông qua chính sách đổi mới, với hy vọng thông qua sự tiến bộ của khoa học và công nghệ sẽ đạt được nhiều lợi ích có giá trị cao. Báo cáo nhận định môi trường an ninh tại châu Á sẽ được cải thiện và các mối đe dọa an ninh phi truyền thông sẽ dần giảm bớt, nhờ đó các nước châu Á sẽ được trang bị tốt hơn để đẩy mạnh hoạt động điều hành và cải thiện tình hình an ninh nói chung ở châu Á. Về đầu tư, nhu cầu đầu tư của châu Á sẽ vượt 8.000 tỷ USD vào năm 2020. Do đó, các nền kinh tế châu Á cần tận dụng cơ hội và hợp tác với nhau để hình thành thị trường tài chính gắn kết mang tầm cỡ thế giới thông qua chính sách cải cách.
Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) có trụ sở ở London, Anh, đến năm 2032, châu Á sẽ có 5 đại diện trong danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cụ thể là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc. Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cũng theo báo cáo của CEBR, năng lượng rẻ và cách mạng số sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế trong năm 2018. CEBR cũng dự báo, với sự phát triển này, Ấn Độ có thể qua mặt Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Bước tiến của nền kinh tế Ấn Độ sẽ không chỉ dừng ở vị trí nêu trên khi đến nửa sau thế kỷ này, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dù kinh tế châu Á có nhiều gam màu sáng thể hiện ở tốc độ tăng trưởng cao, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro như thị trường bất động sản quá nóng, nợ cá nhân, doanh nghiệp tăng cao trong khi tiêu dùng trì trệ… Bên cạnh đó, những thách thức mà châu Á đang phải đối mặt, từ an ninh tới môi trường, từ vấn đề cạnh tranh, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến tác động của xu thế bảo hộ thương mại đang trỗi dậy... buộc các nền kinh tế châu Á phải tìm ra cách thức ứng phó hiệu quả hơn.