Không dừng ở đó, hiện chị còn mở rộng thêm diện tích đất trống xung quanh nhà để tiếp tục đầu tư trồng lan, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và có kinh nghiệm chia sẻ cho bà con nông dân quanh vùng - đó là tâm niệm của chị.
Chị Huyền kể, trước khi trồng lan (vào năm 2008), gia đình chị chủ yếu trồng lúa và hoa màu, nhưng thu nhập rất bấp bênh. Do đó, khi thấy những hộ quanh vùng trồng lan cho nguồn thu ổn định, chị đã quyết định tìm tòi, học hỏi. Bằng sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, chị Huyền nhận thấy cứ mỗi dịp tết, nhu cầu mua lan của mọi người để chưng, trang trí nhà cửa, biếu tặng… rất cao mà nguồn cung còn ít, nên đầu tư trồng lan là giải pháp “chắc cú” để phát triển kinh tế.
Sau khi tìm hiểu về cách thức, kỹ thuật trồng loại cây này, chị Huyền không chỉ đầu tư trên mục đích phát triển kinh tế, mà dần dà ngày càng thêm yêu thích và say mê hoa lan. Nên dù thời gian có bận rộn như thế nào, chị vẫn luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về trồng lan do Trung tâm Khuyến nông TPHCM tổ chức ở địa phương. Không những vậy, chị còn lặn lội sang các nhà vườn lớn ở huyện Củ Chi học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan.
Chị Huyền kể, trước khi trồng lan (vào năm 2008), gia đình chị chủ yếu trồng lúa và hoa màu, nhưng thu nhập rất bấp bênh. Do đó, khi thấy những hộ quanh vùng trồng lan cho nguồn thu ổn định, chị đã quyết định tìm tòi, học hỏi. Bằng sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, chị Huyền nhận thấy cứ mỗi dịp tết, nhu cầu mua lan của mọi người để chưng, trang trí nhà cửa, biếu tặng… rất cao mà nguồn cung còn ít, nên đầu tư trồng lan là giải pháp “chắc cú” để phát triển kinh tế.
Sau khi tìm hiểu về cách thức, kỹ thuật trồng loại cây này, chị Huyền không chỉ đầu tư trên mục đích phát triển kinh tế, mà dần dà ngày càng thêm yêu thích và say mê hoa lan. Nên dù thời gian có bận rộn như thế nào, chị vẫn luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về trồng lan do Trung tâm Khuyến nông TPHCM tổ chức ở địa phương. Không những vậy, chị còn lặn lội sang các nhà vườn lớn ở huyện Củ Chi học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan.
Chị Trần Thị Huyền phát biểu trong buổi tập huấn ở Trạm Khuyến nông Hóc Môn
Những ngày đầu mới trồng, chị Huyền không tránh khỏi những vướng mắc về cách chăm sóc, bón phân, chọn giống phù hợp với thỗ nhưỡng, khí hậu địa phương… Được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời, chị Huyền từng bước khắc phục khó khăn và đạt được thành công. Hiện trên diện tích hơn 1.000m2, vườn lan của chị luôn có khoảng 4.000 cây với 2 loại chính là Denrobium và Mokara. Với giá trung bình từ 30.000 - 35.000 đồng/chậu Denrobium và 500 - 800 đồng/bông Mokara, mỗi tuần chị xuất bán khoảng 70 - 80 bó bông (mỗi bó 50 bông) và khoảng 30 chậu. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng chị lãi hơn 12 - 14 triệu đồng/tháng. Sự chăm chỉ, cần cù và kiên trì trong công việc đã giúp chị Huyền gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Sau gần 10 năm trồng và kinh doanh lan, chị Huyền chia sẻ: “Đầu tư trồng lan đòi hỏi nguồn vốn cao, thời gian thu hồi lâu, nhưng tôi nghĩ một khi đã theo đuổi thì nên kiên trì đến cùng, sẽ đạt thành quả như ý”. Không chỉ để tăng thu nhập gia đình, với chị, trồng lan là niềm say mê và là cầu nối đến với những người có cùng sở thích. Nên hàng ngày, ngoài việc chăm sóc vườn lan của gia đình, chị Huyền còn tranh thủ chạy đến các vườn lan của bà con xung quanh để hướng dẫn kỹ thuật trong điều kiện có thể của mình, giúp bà con giải quyết những vướng mắc trong quá trình chăm sóc cây.