Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng CPI bình quân ở mức 4% năm nay thì kết quả nêu trên đang đặt ra nhiều thách thức.
Cũng theo cơ quan thống kê, chỉ số CPI từ tháng 1 đến tháng 6 so cùng kỳ năm 2017 có tốc độ tăng dần: từ mức 2,65% trong tháng 1 lên mức 4,67% trong tháng 6, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,37% so với tháng trước, cao hơn rất nhiều so với mức 0,03% của 6 tháng đầu năm 2017. Như vậy để giữ mức tăng CPI bình quân năm 2018 dưới 4%, trong bối cảnh có thể điều chỉnh hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như kế hoạch đề ra, theo Tổng cục Thống kê, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường. Chính phủ và một số bộ cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra ngày 2-7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, song bộ này cũng chỉ ra: liên tiếp tháng 5 và 6, chỉ số CPI đã có sự tăng mạnh so với tháng trước đó (tháng 5 là 0,55%, tháng 6 là 0,61%) và cho rằng, đây là mức tăng cao. Nếu tiếp diễn như vậy thì khả năng rất khó kiểm soát mục tiêu CPI bình quân cả năm dưới 4%.
Cũng theo cơ quan thống kê, chỉ số CPI từ tháng 1 đến tháng 6 so cùng kỳ năm 2017 có tốc độ tăng dần: từ mức 2,65% trong tháng 1 lên mức 4,67% trong tháng 6, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,37% so với tháng trước, cao hơn rất nhiều so với mức 0,03% của 6 tháng đầu năm 2017. Như vậy để giữ mức tăng CPI bình quân năm 2018 dưới 4%, trong bối cảnh có thể điều chỉnh hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như kế hoạch đề ra, theo Tổng cục Thống kê, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường. Chính phủ và một số bộ cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra ngày 2-7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, song bộ này cũng chỉ ra: liên tiếp tháng 5 và 6, chỉ số CPI đã có sự tăng mạnh so với tháng trước đó (tháng 5 là 0,55%, tháng 6 là 0,61%) và cho rằng, đây là mức tăng cao. Nếu tiếp diễn như vậy thì khả năng rất khó kiểm soát mục tiêu CPI bình quân cả năm dưới 4%.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý, vấn đề lạm phát những tháng còn lại cần được thảo luận kỹ và đưa ra giải pháp cụ thể để kiểm soát CPI tăng không quá 4% trong năm nay, tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững. Để kiểm soát lạm phát những tháng còn lại của năm 2018, người đứng đầu Chính phủ cho biết, đã chỉ đạo các bộ, ngành không tăng giá điện năm nay, giá dịch vụ y tế, giáo dục đủ điều kiện mới tăng.
Cơ quan thống kê cũng cho rằng, trong 6 tháng cuối năm, nếu giá xăng, dầu tăng cộng với việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu lên mức kịch khung sẽ tác động lớn đến CPI. Trong đó, riêng tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu sẽ làm tăng 0,27% - 0,29% CPI cuối năm. Trong khi đó, một dự báo được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đưa ra là nếu bình quân giá xăng, dầu năm 2018 tăng khoảng 5% - 15% so với năm 2017 sẽ tác động làm tăng CPI khoảng 0,28% - 0,64%. Điểm đáng quan tâm khác, theo Tổng cục Thống kê, dự kiến còn 2 đợt giá cả có thể tăng cao là dịp bắt đầu năm học mới và các tháng cuối năm. Rõ ràng, áp lực trong kiểm soát giá cả để đảm bảo đạt được mục tiêu là không nhỏ.
Những diễn biến trên thị trường dầu mỏ thế giới gần đây đang mang lại tín hiệu tích cực. Ngày 2-7, dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 78,52 USD/thùng, giảm 0,9% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn giảm 1% xuống 73,44 US/thùng sau khi tăng hơn 8% trong tuần trước.
Một con số đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã thấp hơn cùng kỳ năm 2017 (6,35% so với 7,54%). Điều này đưa đến một tín hiệu là tín dụng đang được thắt chặt hơn. Theo nhận định của một số chuyên gia, thắt chặt tín dụng là cần thiết vì tăng trưởng của nền kinh tế dựa nhiều vào tín dụng nhưng nếu không siết chặt hơn thì dòng tiền qua tín dụng lưu thông trong nền kinh tế cũng chính là mầm mống của lạm phát.
Về giá cả trên thị trường, hiện giá thịt heo trong nước đã tăng lên gần bằng mức đỉnh của năm 2016, trong khi giá mặt hàng này tại Trung Quốc đang ở mức thấp. Vì vậy, việc cân bằng cung - cầu trong nước, kết hợp với nhập khẩu được nhìn nhận có thể sẽ sớm làm ổn định giá thịt heo, từ đó giảm áp lực lạm phát thực phẩm. Còn với lương thực, do nguồn cung tốt, giá gạo trong nước về cơ bản vẫn được kiểm soát. Việc giá lương thực, thực phẩm, xăng dầu khó tăng cao, kết hợp với công cụ hành chính ở lĩnh vực y tế, giáo dục, điện… cộng với kiên trì thực hiện những giải pháp đưa ra tại Nghị quyết 01 năm 2018 (về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2018), nhiều chuyên gia cho rằng, đà tăng CPI rất có thể sẽ chững lại trong những tháng tới và mục tiêu kiểm soát CPI dưới 4% trong năm 2018 vẫn khả thi.
Cơ quan thống kê cũng cho rằng, trong 6 tháng cuối năm, nếu giá xăng, dầu tăng cộng với việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu lên mức kịch khung sẽ tác động lớn đến CPI. Trong đó, riêng tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu sẽ làm tăng 0,27% - 0,29% CPI cuối năm. Trong khi đó, một dự báo được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đưa ra là nếu bình quân giá xăng, dầu năm 2018 tăng khoảng 5% - 15% so với năm 2017 sẽ tác động làm tăng CPI khoảng 0,28% - 0,64%. Điểm đáng quan tâm khác, theo Tổng cục Thống kê, dự kiến còn 2 đợt giá cả có thể tăng cao là dịp bắt đầu năm học mới và các tháng cuối năm. Rõ ràng, áp lực trong kiểm soát giá cả để đảm bảo đạt được mục tiêu là không nhỏ.
Những diễn biến trên thị trường dầu mỏ thế giới gần đây đang mang lại tín hiệu tích cực. Ngày 2-7, dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 78,52 USD/thùng, giảm 0,9% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn giảm 1% xuống 73,44 US/thùng sau khi tăng hơn 8% trong tuần trước.
Một con số đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã thấp hơn cùng kỳ năm 2017 (6,35% so với 7,54%). Điều này đưa đến một tín hiệu là tín dụng đang được thắt chặt hơn. Theo nhận định của một số chuyên gia, thắt chặt tín dụng là cần thiết vì tăng trưởng của nền kinh tế dựa nhiều vào tín dụng nhưng nếu không siết chặt hơn thì dòng tiền qua tín dụng lưu thông trong nền kinh tế cũng chính là mầm mống của lạm phát.
Về giá cả trên thị trường, hiện giá thịt heo trong nước đã tăng lên gần bằng mức đỉnh của năm 2016, trong khi giá mặt hàng này tại Trung Quốc đang ở mức thấp. Vì vậy, việc cân bằng cung - cầu trong nước, kết hợp với nhập khẩu được nhìn nhận có thể sẽ sớm làm ổn định giá thịt heo, từ đó giảm áp lực lạm phát thực phẩm. Còn với lương thực, do nguồn cung tốt, giá gạo trong nước về cơ bản vẫn được kiểm soát. Việc giá lương thực, thực phẩm, xăng dầu khó tăng cao, kết hợp với công cụ hành chính ở lĩnh vực y tế, giáo dục, điện… cộng với kiên trì thực hiện những giải pháp đưa ra tại Nghị quyết 01 năm 2018 (về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2018), nhiều chuyên gia cho rằng, đà tăng CPI rất có thể sẽ chững lại trong những tháng tới và mục tiêu kiểm soát CPI dưới 4% trong năm 2018 vẫn khả thi.