Ai đi xa cũng nhớ về…
Hiện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn như viện, trường xây dựng thiết kế đô thị cho các trục đường, ô phố cũng như các khu đô thị mới sắp hình thành để tạo điểm nhấn cho bộ mặt đô thị thành phố. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng các công trình cao tầng đã tạo ra những điểm nhấn độc đáo cho thành phố, vì thế dường như đang hình thành một làn sóng “đua” về tầng cao.
Theo PGS-TS-KTS Nguyễn Khởi, ở góc độ tổ chức không gian thì những công trình cao tầng như Bitexco, One Tower… có thể là điểm nhấn. Còn ở góc độ văn hóa - xã hội thì điểm nhấn chính là những nơi thu hút đông đảo người dân, nhất là trong những dịp lễ tết; đó là những công trình mang “hồn nơi chốn” mà ai đi xa cũng nhớ về, đó là những công trình tiêu biểu mà khách thập phương sẽ nghĩ đến khi nhắc tới một vùng đất. Đối với một đô thị có bề dày lịch sử phát triển như TPHCM, điểm nhấn phải là những công trình mang giá trị văn hóa - xã hội như trụ sở UBND TPHCM, đường Nguyễn Huệ, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP... chứ không phải giá trị về không gian, những tòa nhà cao tầng vì nó giống như đường viền của một khuôn mặt, chủ yếu để xác định vị trí. Trong tương lai, trước yêu cầu phát triển và mở rộng đô thị, các đô thị lớn như TPHCM có xu thế tạo nên nhiều điểm nhấn ở nhiều khu vực chứ không chỉ tập trung ở khu vực trung tâm hiện hữu ở thành phố. Mỗi khu vực với chức năng riêng sẽ hình thành những điểm nhấn riêng; tùy vào vị trí, tính chất của đô thị sẽ phát triển theo hướng kế tục, chuyển tải hay tiếp tục. Chẳng hạn, đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) vì nằm đối trọng với khu trung tâm hiện hữu (quận 1) đầy bản sắc văn hóa nên có thể phải thiết kế theo hướng chuyển tải và hài hòa với khu đô thị hiện hữu, còn ở khu Tây Bắc có thể phát triển đô thị theo hướng hiện đại… Tựu trung lại, thiết kế công trình điểm nhấn là một bài toán lớn và rất khó giải vì phải xem xét tổng quan nhiều yếu tố và tính cả đến chuyện tương lai.
Khơi dậy không gian văn hóa sông nước
Tuy nhiên, dù phát triển theo hình thái, mục tiêu như thế nào cũng phải bám vào văn hóa sông nước - đó là đặc trưng lớn nhất của thành phố, “Trong quá trình phát triển kinh tế, một thời gian dài không gian văn hóa sông nước đã bị phai mờ. Những năm gần đây, đặc trưng đó mới được khơi dậy, đánh giá đúng vị trí của nó, những công trình cải tạo kênh rạch, chỉnh trang cảnh quan ven kênh… đã phần nào nói lên điều đó. Tới đây còn có các tuyến buýt đường sông; theo đó, không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn khơi dậy không gian văn hóa sông nước”, PGS-TS-KTS Nguyễn Khởi nhận xét.
Đồng quan điểm, KTS Nguyễn Mạnh Dũng cho rằng chạy theo việc xây dựng cao ốc ồ ạt dường như không phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của một nước đang phát triển như Việt Nam, cũng không hài hòa với đặc điểm tự nhiên của TPHCM. “Các nước trên thế giới đã xây dựng những tòa nhà “chọc trời” đến hàng trăm tầng, liệu có ai nhớ đến TPHCM vì những tòa nhà mấy chục tầng? Vả lại, thế giới hiện nay cũng đã thay đổi tư duy chạy đua phát triển tầng cao; chuyển sang phát triển các đô thị thấp tầng, hài hòa với thiên nhiên và rất văn minh”, KTS Nguyễn Mạnh Dũng nhận định.
Tùy từng khu đô thị với chức năng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà xây dựng thiết kế đô thị với những điểm nhấn phù hợp. Khu đô thị mới Thủ Thiêm là khu kinh tế - tài chính quan trọng có thể phát triển theo hướng hiện đại nhưng vẫn phải nằm trong sự hài hòa với cảnh quan sông Sài Gòn để tạo nên sự mềm mại của một đô thị sông nước. Tuy nhiên, bất cứ đô thị nào cũng phải lấy người dân đô thị làm mục tiêu phục vụ, như UNESCO đã xây dựng bộ tiêu chí về thành phố sống tốt gồm việc làm, di chuyển (5-10 phút đi bộ từ nơi ở đến các điểm công cộng có trạm xe buýt, bệnh viện, chợ…), giải trí, di sản và dân số. Theo KTS Nguyễn Mạnh Dũng, đây là yếu tố nên tham khảo hoặc đưa vào làm cơ sở để xây dựng các thiết kế đô thị.
Hiện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn như viện, trường xây dựng thiết kế đô thị cho các trục đường, ô phố cũng như các khu đô thị mới sắp hình thành để tạo điểm nhấn cho bộ mặt đô thị thành phố. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng các công trình cao tầng đã tạo ra những điểm nhấn độc đáo cho thành phố, vì thế dường như đang hình thành một làn sóng “đua” về tầng cao.
Theo PGS-TS-KTS Nguyễn Khởi, ở góc độ tổ chức không gian thì những công trình cao tầng như Bitexco, One Tower… có thể là điểm nhấn. Còn ở góc độ văn hóa - xã hội thì điểm nhấn chính là những nơi thu hút đông đảo người dân, nhất là trong những dịp lễ tết; đó là những công trình mang “hồn nơi chốn” mà ai đi xa cũng nhớ về, đó là những công trình tiêu biểu mà khách thập phương sẽ nghĩ đến khi nhắc tới một vùng đất. Đối với một đô thị có bề dày lịch sử phát triển như TPHCM, điểm nhấn phải là những công trình mang giá trị văn hóa - xã hội như trụ sở UBND TPHCM, đường Nguyễn Huệ, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP... chứ không phải giá trị về không gian, những tòa nhà cao tầng vì nó giống như đường viền của một khuôn mặt, chủ yếu để xác định vị trí. Trong tương lai, trước yêu cầu phát triển và mở rộng đô thị, các đô thị lớn như TPHCM có xu thế tạo nên nhiều điểm nhấn ở nhiều khu vực chứ không chỉ tập trung ở khu vực trung tâm hiện hữu ở thành phố. Mỗi khu vực với chức năng riêng sẽ hình thành những điểm nhấn riêng; tùy vào vị trí, tính chất của đô thị sẽ phát triển theo hướng kế tục, chuyển tải hay tiếp tục. Chẳng hạn, đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) vì nằm đối trọng với khu trung tâm hiện hữu (quận 1) đầy bản sắc văn hóa nên có thể phải thiết kế theo hướng chuyển tải và hài hòa với khu đô thị hiện hữu, còn ở khu Tây Bắc có thể phát triển đô thị theo hướng hiện đại… Tựu trung lại, thiết kế công trình điểm nhấn là một bài toán lớn và rất khó giải vì phải xem xét tổng quan nhiều yếu tố và tính cả đến chuyện tương lai.
Khơi dậy không gian văn hóa sông nước
Tuy nhiên, dù phát triển theo hình thái, mục tiêu như thế nào cũng phải bám vào văn hóa sông nước - đó là đặc trưng lớn nhất của thành phố, “Trong quá trình phát triển kinh tế, một thời gian dài không gian văn hóa sông nước đã bị phai mờ. Những năm gần đây, đặc trưng đó mới được khơi dậy, đánh giá đúng vị trí của nó, những công trình cải tạo kênh rạch, chỉnh trang cảnh quan ven kênh… đã phần nào nói lên điều đó. Tới đây còn có các tuyến buýt đường sông; theo đó, không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn khơi dậy không gian văn hóa sông nước”, PGS-TS-KTS Nguyễn Khởi nhận xét.
Đồng quan điểm, KTS Nguyễn Mạnh Dũng cho rằng chạy theo việc xây dựng cao ốc ồ ạt dường như không phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của một nước đang phát triển như Việt Nam, cũng không hài hòa với đặc điểm tự nhiên của TPHCM. “Các nước trên thế giới đã xây dựng những tòa nhà “chọc trời” đến hàng trăm tầng, liệu có ai nhớ đến TPHCM vì những tòa nhà mấy chục tầng? Vả lại, thế giới hiện nay cũng đã thay đổi tư duy chạy đua phát triển tầng cao; chuyển sang phát triển các đô thị thấp tầng, hài hòa với thiên nhiên và rất văn minh”, KTS Nguyễn Mạnh Dũng nhận định.
Tùy từng khu đô thị với chức năng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà xây dựng thiết kế đô thị với những điểm nhấn phù hợp. Khu đô thị mới Thủ Thiêm là khu kinh tế - tài chính quan trọng có thể phát triển theo hướng hiện đại nhưng vẫn phải nằm trong sự hài hòa với cảnh quan sông Sài Gòn để tạo nên sự mềm mại của một đô thị sông nước. Tuy nhiên, bất cứ đô thị nào cũng phải lấy người dân đô thị làm mục tiêu phục vụ, như UNESCO đã xây dựng bộ tiêu chí về thành phố sống tốt gồm việc làm, di chuyển (5-10 phút đi bộ từ nơi ở đến các điểm công cộng có trạm xe buýt, bệnh viện, chợ…), giải trí, di sản và dân số. Theo KTS Nguyễn Mạnh Dũng, đây là yếu tố nên tham khảo hoặc đưa vào làm cơ sở để xây dựng các thiết kế đô thị.
Đừng chạy theo tầng cao
Làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc mới đây, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tỏ ra băn khoăn với kiến trúc của thành phố: “Kiến trúc của TPHCM thời gian qua xuất hiện nhiều công trình xu hướng chắp vá, lai tạp, lại thêm cơ sở hạ tầng xuống cấp… nên không thống nhất trong tổng thể đô thị. Sắp tới, sẽ có nhiều khu đô thị mới hình thành như khu đô thị Thủ Thiêm, cảng Hiệp Phước, Bình Quới - Thanh Đa, Khu Tây Bắc Củ Chi... Do đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phải là đơn vị thẩm định, ngăn chặn những kiến trúc lai tạp, nhếch nhác; đồng thời thiết kế những công trình có điểm nhấn, đặc trưng cho thành phố. Chẳng hạn Khu đô thị mới Thủ Thiêm có chức năng đô thị tài chính - thương mại, thế thì tổng thể hình thức kiến trúc khu này sẽ như thế nào? Rồi đối với từng dự án cụ thể ra sao, nhà đầu tư xây theo kiến trúc Ai Cập trong đó có được không?”. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh với các sở ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thiết kế đô thị đừng chạy theo mục tiêu tầng cao mà cần chú ý đến chức năng, mục tiêu phát triển của khu vực đó.
Làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc mới đây, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tỏ ra băn khoăn với kiến trúc của thành phố: “Kiến trúc của TPHCM thời gian qua xuất hiện nhiều công trình xu hướng chắp vá, lai tạp, lại thêm cơ sở hạ tầng xuống cấp… nên không thống nhất trong tổng thể đô thị. Sắp tới, sẽ có nhiều khu đô thị mới hình thành như khu đô thị Thủ Thiêm, cảng Hiệp Phước, Bình Quới - Thanh Đa, Khu Tây Bắc Củ Chi... Do đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phải là đơn vị thẩm định, ngăn chặn những kiến trúc lai tạp, nhếch nhác; đồng thời thiết kế những công trình có điểm nhấn, đặc trưng cho thành phố. Chẳng hạn Khu đô thị mới Thủ Thiêm có chức năng đô thị tài chính - thương mại, thế thì tổng thể hình thức kiến trúc khu này sẽ như thế nào? Rồi đối với từng dự án cụ thể ra sao, nhà đầu tư xây theo kiến trúc Ai Cập trong đó có được không?”. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh với các sở ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thiết kế đô thị đừng chạy theo mục tiêu tầng cao mà cần chú ý đến chức năng, mục tiêu phát triển của khu vực đó.