Lò đã nóng
ĐB Dương Ngọc Hải (TPHCM) bình luận, báo cáo của Chính phủ nhận xét tham nhũng 2017 giảm và dự báo năm 2018 giảm là chưa toàn diện và sát hợp với về tình hình thực tế; còn phiến diện, chưa làm rõ nguyên nhân và giải pháp xử lý. Đây cũng là quan điểm của ĐB Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Thanh niên xung phong. ĐB Vũ Trọng Kim nhìn nhận, con số thống kê về số người kê khai tài sản (hơn 1,1 triệu), rồi tính tỷ lệ 99% đã kê khai là không có nhiều ý nghĩa. “Lò nóng rồi mà không đưa củi vào thì lò sẽ tắt”, ông Vũ Trọng Kim ví von và chỉ rõ: “Hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản mà chỉ có 3 người không trung thực, dân tin sao được, chúng ta làm hời hợt, qua loa quá. Có 25 người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng trong nội bộ, con số này cũng không ai tin được”. ĐB Vũ Trọng Kim cũng kiến nghị sớm tổ chức những đơn vị chuyên trách chống tham nhũng một cách hiệu quả. Còn theo ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên), nội dung báo cáo của Chính phủ chưa bắt nhịp được tinh thần của Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN, cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân về PCTN. Những nhận định, đánh giá của Chính phủ về tình hình PCTN không sát, nguyên nhân chung chung, giải pháp không mang tính đột phá. Chính phủ nhận định tình hình tham nhũng năm 2017 giảm, nhưng số liệu cho thấy các vụ khởi tố năm 2017 lại tăng so với năm trước…
ĐB Dương Ngọc Hải (TPHCM) bình luận, báo cáo của Chính phủ nhận xét tham nhũng 2017 giảm và dự báo năm 2018 giảm là chưa toàn diện và sát hợp với về tình hình thực tế; còn phiến diện, chưa làm rõ nguyên nhân và giải pháp xử lý. Đây cũng là quan điểm của ĐB Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Thanh niên xung phong. ĐB Vũ Trọng Kim nhìn nhận, con số thống kê về số người kê khai tài sản (hơn 1,1 triệu), rồi tính tỷ lệ 99% đã kê khai là không có nhiều ý nghĩa. “Lò nóng rồi mà không đưa củi vào thì lò sẽ tắt”, ông Vũ Trọng Kim ví von và chỉ rõ: “Hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản mà chỉ có 3 người không trung thực, dân tin sao được, chúng ta làm hời hợt, qua loa quá. Có 25 người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng trong nội bộ, con số này cũng không ai tin được”. ĐB Vũ Trọng Kim cũng kiến nghị sớm tổ chức những đơn vị chuyên trách chống tham nhũng một cách hiệu quả. Còn theo ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên), nội dung báo cáo của Chính phủ chưa bắt nhịp được tinh thần của Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN, cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân về PCTN. Những nhận định, đánh giá của Chính phủ về tình hình PCTN không sát, nguyên nhân chung chung, giải pháp không mang tính đột phá. Chính phủ nhận định tình hình tham nhũng năm 2017 giảm, nhưng số liệu cho thấy các vụ khởi tố năm 2017 lại tăng so với năm trước…
Ông Nguyễn Thái Học yêu cầu làm rõ “một bộ phận cán bộ, công chức nhũng nhiễu là ở đâu, ở cơ quan, đơn vị nào?”.
ĐB Phạm Thị Thanh Thủy (Thanh Hóa) lưu ý thêm, ngoài những vụ án lớn về tham nhũng đang tập trung xử lý, người dân còn rất bất bình về tình trạng tham nhũng vặt tràn lan. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương nhận định, năm 2017 công tác đấu tranh chống tham nhũng đạt nhiều kết quả tích cực. Các vụ án hình sự lớn đang điều tra như vụ Trịnh Xuân Thanh, Hà Văn Thắm đều xảy ra nhiều năm trước, là hậu quả của công tác quản lý giai đoạn trước đó có nhiều bất cập. Bàn về giải pháp, Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh yêu cầu công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. “Nhìn vào sai phạm của PVC - vụ án đang được điều tra, thì thấy rằng các hoạt động như đấu thầu, chỉ định thầu đều có vấn đề. Hay là hoạt động ngân hàng, vụ OceanBank đang xét xử cũng cho thấy lỗ hổng rất lớn trong quản lý. Chúng tôi cũng muốn nói về vấn đề lợi ích nhóm, mấy vụ án đều có chuyện họ cầm nhiều tiền đi chia chỗ nọ, chỗ kia”. Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, công tác PCTN tới đây cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm. Như lĩnh vực ngân hàng, tới đây phải theo sát quá trình giải quyết nợ xấu theo nghị quyết của Quốc hội. Quản lý đất đai, đầu tư các dự án BOT, BT… cũng là những lĩnh vực “nhạy cảm” cần theo dõi sát sao. Cuối phiên họp, giải trình thêm một số vấn đề, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, báo cáo không khẳng định tình hình tham nhũng năm 2017 giảm hơn năm 2016 hay dự báo tình hình tham nhũng năm 2018 giảm hơn năm 2017 mà chỉ nhằm mục đích thể hiện xu hướng của tình hình tham nhũng trước những nỗ lực và các tác động tích cực của công tác PCTN đã đạt được trong kỳ báo cáo. Thực tế từ cuối năm 2016 đến nay, sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong PCTN, nhất là việc kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ trong dư luận, củng cố niềm tin của nhân dân; đồng thời có tác dụng răn đe rõ rệt, vừa cảnh tỉnh, cảnh báo, ngăn chặn tham nhũng vừa khích lệ các nhân tố tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng.
“Kết quả tích cực trên các mặt công tác phòng, chống tham nhũng chính là những dấu hiệu, chỉ báo về xu hướng giảm của tình hình tham nhũng trong thời gian tới”, vị Phó Tổng Thanh tra nhận định.
Tuy nhiên, ông Đặng Công Huẩn cũng thừa nhận, việc chuẩn bị báo cáo PCTN năm 2017 chưa thực sự làm toát lên được những thay đổi nổi bật như vậy. Ông Đặng Công Huẩn cảm ơn các đại biểu đã góp ý, tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện báo cáo, tham mưu giúp Chính phủ hoàn thiện báo cáo PCTN năm 2017 trình Quốc hội.
Sẽ thay đổi cách thức kê khai tài sản Trình bày về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi tại phiên họp toàn thể Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chiều 6-9, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết, dự thảo đã thiết kế một chương riêng với nhiều quy định mới, nhằm hướng tới việc kiểm soát được tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và một số người có chức vụ, quyền hạn khác. Điểm đáng lưu ý là dự thảo lần này đã bỏ quy định về kê khai hàng năm và thay vào đó là kê khai lần đầu và kê khai bổ sung. Kê khai lần đầu được thực hiện với tất cả người có nghĩa vụ kê khai ngay sau khi Luật sửa đổi có hiệu lực. Kê khai bổ sung đối với người đã kê khai lần đầu được dự kiến bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khi có biến động về tài sản hoặc thu nhập có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc; còn bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành quy trình bổ nhiệm. Dự thảo cũng mở rộng căn cứ xác minh tài sản, thu nhập so với quy định hiện hành. Cụ thể là: khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai không trung thực, không minh bạch hoặc khi có dấu hiệu tăng, giảm bất thường về tài sản, thu nhập, chi tiêu mà không giải trình hợp lý; khi có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập; quy định việc xác minh bắt buộc đối với những người dự kiến bầu, bổ nhiệm, phân công giữ chức vụ và hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,9 trở lên và các vị trí khác (do Chính phủ quy định) nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính…
Sẽ thay đổi cách thức kê khai tài sản Trình bày về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi tại phiên họp toàn thể Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chiều 6-9, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết, dự thảo đã thiết kế một chương riêng với nhiều quy định mới, nhằm hướng tới việc kiểm soát được tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và một số người có chức vụ, quyền hạn khác. Điểm đáng lưu ý là dự thảo lần này đã bỏ quy định về kê khai hàng năm và thay vào đó là kê khai lần đầu và kê khai bổ sung. Kê khai lần đầu được thực hiện với tất cả người có nghĩa vụ kê khai ngay sau khi Luật sửa đổi có hiệu lực. Kê khai bổ sung đối với người đã kê khai lần đầu được dự kiến bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khi có biến động về tài sản hoặc thu nhập có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc; còn bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành quy trình bổ nhiệm. Dự thảo cũng mở rộng căn cứ xác minh tài sản, thu nhập so với quy định hiện hành. Cụ thể là: khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai không trung thực, không minh bạch hoặc khi có dấu hiệu tăng, giảm bất thường về tài sản, thu nhập, chi tiêu mà không giải trình hợp lý; khi có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập; quy định việc xác minh bắt buộc đối với những người dự kiến bầu, bổ nhiệm, phân công giữ chức vụ và hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,9 trở lên và các vị trí khác (do Chính phủ quy định) nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính…
Nhóm nghiên cứu về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) của Ủy ban Tư pháp đồng tình về sự cần thiết phải sửa đổi luật 2005, song lưu ý rằng dự thảo chưa có quy định về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý.
Về đơn vị chuyên trách chống tham nhũng, dự thảo luật vẫn giữ nguyên như luật hiện hành, trong khi một trong những nguyên nhân yếu kém trong công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng xuất phát từ việc luật hiện hành giao cho nhiều đơn vị có chức năng chống tham nhũng nhưng lại không giao cụ thể trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị dẫn đến khó khăn trong việc xác định trách nhiệm và giám sát hoạt động của các đơn vị này. Do đó, cần có sự tổng kết, đánh giá, xác định cụ thể về mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị chuyên trách chống tham nhũng.