Kiến nghị ngăn chặn sự cố môi trường ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân

PHAN THẢO
Kiến nghị ngăn chặn sự cố môi trường ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân

>> Dân chặn quốc lộ 1A phản đối ô nhiễm môi trường

>> Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2: Phủ bạt kín để tránh phát tán bụi  

(SGGPO). – Ngày 7-10, tại buổi làm việc với đoàn công tác Trung ương do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu, tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Chính phủ, các bộ ngành sớm giải quyết điểm nóng về môi trường Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp tại Bình Thuận sáng 7-10

Cụ thể, theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng, Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong với 4 Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân và Bến Cảng tổng hợp Vĩnh Tân - giai đoạn 1 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đến nay, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã đi vào hoạt động ổn định; các dự án còn lại đang triển khai xây dựng. Nhưng thời gian qua, trong quá trình thi công và hoạt động, các dự án trên đã gây ô nhiễm môi trường, nhất là từ khi Nhà máy Vĩnh Tân 2 đi vào hoạt động, phát sinh bụi, xỉ than… gây bức xúc lớn cho dân. Mặt khác, những năm gần đây nhất là từ năm 2015, hiện tượng xâm thực bờ biển gần Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân liên tục gây sạt lở bờ biển làm ảnh hưởng đến sản xuất, nuôi trồng thủy sản và đời sống, kinh tế - xã hội của địa phương.

Do nguy cơ tiềm ẩn về sự cố môi trường tại các Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân là rất lớn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan sớm rà soát đánh giá lại tổng thể các tác động đối với môi trường của các dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, để có các biện pháp phòng chống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường một cách căn cơ, bảo đảm an toàn môi trường ở mức cao nhất.

PGS-TS Võ Sỹ Tuấn, Viện Trưởng Viện Hải dương học nêu ý kiến tại cuộc họp

Về vấn đề này, theo PGS-TS Võ Sỹ Tuấn, Viện Trưởng Viện Hải dương học cho biết, Nhà máy Vĩnh Tân đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng cần tiếp tục làm rõ tác động đối với môi trường nước và ô nhiễm biển. “Vừa qua việc di dời san hô ở Vĩnh Hảo là do ảnh hưởng của dự án này. Cần phải thường xuyên giám sát, có quan trắc. Phải có đánh giá tác động môi trường chiến lược toàn vùng, kể cả ở Ninh Thuận, chứ không đơn thuần là báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó”, ông Tuấn nêu.

Theo Viện trưởng Viện Hải dương học, tình hình ô nhiễm môi trường thực tế nặng nề hơn nhiều so với những báo cáo. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây phân hóa xã hội, đơn cử như gây xung đột giữa doanh nghiệp và người dân thể hiện qua các thông điệp người dân chọn cá chứ không chọn thép. “Nguyên nhân là do chưa có sự minh bạch, dân thiếu thông tin trong khi nhiều doanh nghiệp thì quá “gian”, dẫn đến dân mất lòng tin vào chính quyền”, ông Tuấn nêu. Nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường thì rất nguy hiểm, dẫn đến phân hóa trong xã hội, cản trở sự phát triển. Theo đó, phải bảo đảm sự phát triển bền vững, có sự hợp tác giữa chính quyền-doanh nghiệp-người dân trên cơ sở minh bạch mọi thông tin. “Nếu người dân suốt ngày tụ tập đông người, phản đối thì doanh nghiệp cũng không thể làm ăn. Khi làm bất cứ dự án nào thì phải công khai cho dân biết, nói rõ được gì mất gì để có sự đồng thuận của dân”, ông Võ Sỹ Tuấn nêu.

Cũng tại buổi làm việc của đoàn công tác tại Bình Thuận, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, thời gian vừa qua thanh long không còn là cây giúp người dân Bình Thuận xoá đói giảm nghèo nữa vì “vướng” phải những trở ngại như bệnh đốm nâu... Ngoài ra, diện tích thanh long tại đây đã vượt quá quy hoạch. Do vậy, Bình Thuận không nên mở rộng diện tích trồng thanh long nữa mà cần tăng cường nâng cao năng suất chất lượng, rà soát, áp dụng các mô hình canh tác thân thiện hơn. Cùng với đó tìm đầu ra cho sản phẩm chủ lực này, người nông dân cần liên kết lại, xây dựng hợp tác xã kiểu mới để tiêu thụ thanh long. 

Theo Thứ trưởng, Bộ NN-PTNT đã thành lập một tổ công tác thường trực tại Bình Thuận. Trong thời gian tới, trước thời điểm Quốc hội khai mạc, Bộ sẽ tiến hành sơ kết riêng về cây thanh long tại Bình Thuận. “Nếu không quyết liệt làm sớm thì Việt Nam sẽ mất cây thanh long”, Thứ trưởng nói.

PHAN THẢO

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo cùng nhân viên Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn nhặt rác làm sạch môi trường

TP Vũng Tàu: Cùng người dân xã đảo Long Sơn gom rác thải

Sáng 21-9, tại xã Long Sơn, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP), chủ đầu tư dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam phối hợp với với UBND TP Vũng Tàu tổ chức sự kiện “Ngày Quốc tế làm sạch bờ biển 2024” tại xã Long Sơn với hơn 140 tình nguyện viên là cán bộ, nhân viên LSP, người dân và học sinh trên xã đảo.

Đồng Nai: Khen thưởng 9 tập thể, 26 cá nhân xuất sắc trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đồng Nai: Khen thưởng 9 tập thể, 26 cá nhân xuất sắc trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 27-3, tại TP Biên Hoà, Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định 75/2013/QĐ-TTg ngày 6-12-2023 và Quyết định 35/2017/QĐ-TTg ngày 25-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Khai thác quặng bô-xít ảnh hưởng cuộc sống người dân

Khai thác quặng bô-xít ảnh hưởng cuộc sống người dân

Theo phản ánh của người dân ở khu vực thôn 7, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), nguồn nước sinh hoạt ở đây đang bị ô nhiễm nặng. Tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bắt đầu từ năm 2021 khi hàng chục thiết bị máy móc của Công ty Nhôm Lâm Đồng được huy động đến khu vực thôn để đào xới, múc đất phục vụ khai thác quặng bô-xít.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành

Khai trừ khỏi Đảng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ở Đồng Nai và Thanh Hóa

Bộ Chính trị quyết định báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai. Ban Bí thư quyết định khai trừ Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Học bạ điện tử, yếu tố quan trọng của giáo dục thời đại số hóa

Học bạ điện tử, yếu tố quan trọng của giáo dục thời đại số hóa

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục chứng kiến quá trình số hóa diễn ra mạnh mẽ ở mọi mặt, bao gồm cả việc quản lý hồ sơ học tập của người học. Nắm bắt xu thế đó, Tập đoàn VNPT đã nhanh chóng triển khai bổ sung giải pháp học bạ điện tử lên Hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0. Qua đó thúc đẩy cải cách hành chính, tăng tính công khai minh bạch trong việc đánh giá, xếp loại học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị bổ sung thêm thông tin của doanh nghiệp

Tránh tạo tâm lý chờ đợi giá đền bù cao hơn khi sửa Luật Đất đai ​

Cần tránh “tô hồng” việc sửa Luật Đất đai, quá nhấn mạnh thông tin người dân được hưởng giá đền bù cao hơn, dẫn đến người dân có tâm lý chờ đợi mong ngóng; còn cán bộ công chức sợ tránh nhiệm nên không dám quyết đáp. Trong khi đó, doanh nghiệp kêu là nhiều dự án không giải phóng được mặt bằng, khó triển khai.

 


Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo về tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri

Đề nghị tăng cường quản lý hóa chất, ngăn ngừa hiểm họa ma túy trong thực phẩm

Chiều 15-12, trong khuôn khổ phiên họp thứ 18, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đã trình bày báo cáo về tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội trong tháng 10 và tháng 11 năm 2022.