Kiến nghị không nhất thiết tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội

Một số đoàn đại biểu quốc hội (ĐBQH) kiến nghị nên xem xét lại hình thức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cho phù hợp thực tế, hoặc không nên quy định cứng phải tiếp xúc cử tri sau kỳ họp. Một số đoàn ĐBQH kiến nghị nghiên cứu chỉ tiến hành tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, không tiếp xúc sau kỳ họp.

Sáng nay 12-7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành phiên họp thứ 24. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, UBTVQH đã cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27-9-2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG

10 năm, tổ chức 27.071 cuộc tiếp xúc cử tri

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, từ năm 2013 đến năm 2022, đã có 27.071 cuộc tiếp xúc cử tri, với nhiều hình thức khác nhau, được tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp xúc cử tri. Công tác tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH từ khi thực hiện Nghị quyết số 525 đã có nhiều đổi mới linh hoạt, hiệu quả về hình thức và nội dung; bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công khai.

Qua tiếp xúc cử tri, nhiều vấn đề, nguyện vọng mà cử tri gửi gắm đã được các ĐBQH đưa ra bàn thảo công khai, chất vấn trực tiếp các thành viên Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sau đó đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời được cử tri cả nước đánh giá rất cao. Nhiều nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cũng đã được Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong thực tiễn cuộc sống. Từ năm 2013 đến năm 2022 đã có 650 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau được các cơ quan có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của cử tri...

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG

Tuy vậy, ông Dương Thanh Bình nêu rõ, việc triển khai hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH, Đoàn ĐBQH mới chủ yếu tập trung dưới hình thức tiếp xúc cử tri định kỳ, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, chưa quan tâm đúng mức đến các hoạt động tiếp xúc chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng...

“Hoạt động tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội thường ít hơn trước kỳ họp. Nội dung tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội còn chưa mang tính thời sự, đơn thuần chỉ là báo cáo về kết quả kỳ họp. Bên cạnh đó, những nội dung diễn ra tại kỳ họp Quốc hội đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin thường xuyên, đầy đủ và chi tiết trong thời gian diễn ra kỳ họp, nên phần lớn các kết quả kỳ họp mà Đoàn ĐBQH báo cáo với cử tri, cử tri đều đã biết khá rõ, dễ gây nhàm chán”, Trưởng Ban Dân nguyện phân tích.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG

Vì vậy, một số đoàn ĐBQH kiến nghị nên xem xét lại hình thức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cho phù hợp thực tế, hoặc không nên quy định cứng phải tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, một số đoàn ĐBQH kiến nghị nghiên cứu chỉ tiến hành tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, không tiếp xúc sau kỳ họp.

Khắc phục tình trạng "đại cử tri"

Đáng lưu ý, tại một số địa phương, vẫn còn tình trạng nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH chưa thực sự thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, các giới, các ngành.

Cử tri tham dự vẫn chủ yếu là người cao tuổi; cán bộ hưu trí; cán bộ cấp huyện, cấp xã, thôn, ấp; những người có khiếu nại về chế độ, chính sách. Vì vậy, tình trạng “đại cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp”, “cử tri đại diện”, “đại biểu cử tri” còn phổ biến…

Nghị quyết số 525 cũng chưa quy định hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến; nhiều địa phương địa bàn rộng, khó khăn trong việc đi lại, tiếp cận với cử tri, hạn chế trong việc đầu tư xây dựng hệ thống trực tuyến do nguồn ngân sách, nguồn lực chưa đảm bảo.

Góp ý về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhận xét, số lượng và chất lượng tổ chức tiếp xúc cử tri còn rất khác biệt giữa các địa phương, có nơi vài chục, có nơi lên đến hàng ngàn cuộc trong 10 năm qua.

“Liệu có phải do tiêu chí thống kê khác nhau hay không? Thực tiễn tiếp xúc cử tri cũng rất khác nhau, có tỉnh đi theo nhóm khắp các huyện. ĐB vị trí công tác thấp có khi chỉ ngồi nghe suốt lượt”, ông nói. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, cần nghiên cứu để quy định hình thức tổ chức phù hợp, thực chất nhất.

“Ở đây cũng mới thống kê tiếp xúc cử tri của ĐBQH, chưa xem xét việc tiếp xúc cử tri của HĐND, cũng rất sinh động và hiệu quả. Nên đánh giá, đưa vào để xây dựng một nghị quyết chung về tiếp xúc cử tri”, Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định phát biểu.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo đêm 7 và ngày 8-4-2025, thời tiết cả nước có mưa nhẹ ở nhiều nơi (Ảnh minh họa)

Cảnh báo mưa dông, mưa đá tại Tây Bắc bộ trong đêm 7 và ngày 8-4

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong đêm 7 và ngày 8-4, nhiều khu vực trên cả nước sẽ xuất hiện mưa rào rải rác. Đáng chú ý, khu vực Tây Bắc bộ được cảnh báo có thể xảy ra mưa dông kèm theo hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đừng ngộ nhận sức ảnh hưởng cá nhân như một loại “miễn trừ trách nhiệm pháp lý”

Đừng ngộ nhận sức ảnh hưởng cá nhân như một loại “miễn trừ trách nhiệm pháp lý”

Sự nổi tiếng trên mạng xã hội có thể đến rất nhanh, nhưng cũng có thể ra đi trong chớp mắt. Đặc biệt, khi danh vọng không đi cùng hiểu biết pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, cái giá phải trả có thể là… vòng lao lý. Vụ việc Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlog) và Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) - hai nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trên YouTube và TikTok - vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam đã làm chấn động dư luận, nhất là cộng đồng mạng.

Cải cách hành chính từ cán bộ xã mới

Cải cách hành chính từ cán bộ xã mới

Việc chuyển đổi sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp xã, không tổ chức cấp huyện) là bước ngoặt trong cải cách hành chính. Khi chính quyền cấp huyện “hoàn thành sứ mệnh lịch sử” (dự kiến từ ngày 1-7), nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ “cơ bản chuyển giao về cấp xã”.

Làm mới vỉa hè: Thi công cẩu thả, phải chặt hàng chục cây xanh

Làm mới vỉa hè: Thi công cẩu thả, phải chặt hàng chục cây xanh

Như Báo SGGP liên tục có tin, bài phản ánh, thời gian qua, trong quá trình triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp vỉa hè trên địa bàn TPHCM đã xảy ra tình trạng xâm hại cây xanh, nhiều cây bị đốn hạ. Phải chăng các đơn vị thi công đã phớt lờ quy định về bảo vệ cây xanh, hay còn thiếu sự cương quyết của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng?

Kiểm soát livestream quảng cáo hàng hóa

Kiểm soát livestream quảng cáo hàng hóa

Vài năm gần đây, livestream (phát sóng trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội) bán hàng hoặc quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đã trở thành một nghề của nhiều KOLs (người có sức ảnh hưởng), KOC (người tiêu dùng có ảnh hưởng) và các nghệ sĩ. Tuy nhiên, việc KOLs và nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng của sản phẩm tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Người dân trở lại TPHCM sau kỳ nghỉ lễ, cửa ngõ kẹt xe kéo dài

Người dân trở lại TPHCM sau kỳ nghỉ lễ, cửa ngõ kẹt xe kéo dài

Chiều tối ngày 7-4, kết thúc kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lượng phương tiện đổ dồn về thành phố tăng đột biến khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ rơi vào tình trạng kẹt xe nghiêm trọng, đặc biệt là các khu vực cửa ngõ phía Đông và phía Tây TPHCM.

UBND phường Mũi Né làm việc với người đàn ông có hành vi chôn rác xuống bãi biển

Người bị khách nước ngoài "tố" chôn rác xuống bãi biển Mũi Né khai gì?

Chiều 7-4, ông Bùi Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND phường Mũi Né, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), cho biết cơ quan chức năng đã xác minh được danh tính người đàn ông xuất hiện trong clip do một du khách nước ngoài ghi lại hành vi chôn rác thải ngay trên bãi biển Mũi Né. Theo đó, người này khai nhận đã thực hiện hành vi vi phạm khi được chủ cơ sở du lịch thuê dọn rác tại khu vực bãi biển Mũi Né.

Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng

Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng

Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).

Lực lượng chức năng bóc gỡ quảng cáo bẩn

Hàng ngàn người dân thành phố chung tay vì mỹ quan đô thị

Những năm qua, TPHCM phải đối mặt với vấn nạn tín dụng đen, tình trạng quảng cáo bẩn tràn lan, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Công an TPHCM cùng các đơn vị đã làm nhiều cách để triệt phá tình trạng này, trả lại mỹ quan đô thị của thành phố.

Xuyên đêm triển khai trận địa pháo lễ

Xuyên đêm triển khai trận địa pháo lễ

Khuya 6-4, Lữ đoàn 96 (Binh chủng Pháo binh) đã đưa 15 khẩu pháo đến Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) để triển khai trận địa pháo lễ, phục vụ cho Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).

Buồn vui metro... cuối tuần

Buồn vui metro... cuối tuần

Cùng một quãng đường khởi hành từ nhà ga Bến Thành (quận 1) đến Ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức), nếu di chuyển bằng xe bus hoặc xe máy chỉ mất khoảng 30 phút, trong khi metro lại lấy mất của tôi đến 2 giờ đồng hồ.

Thành phố rạng rỡ tên Người

Thành phố rạng rỡ tên Người

Những ngày này của 50 năm trước, các cánh quân giải phóng thần tốc tiến về Sài Gòn cùng hợp lực với các mũi tiến công và lực lượng nổi dậy tại chỗ làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm, đất nước thống nhất, thành phố nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước, có vinh dự lớn được mang tên Người.