Kiến nghị giải pháp hoàn thành cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ năm 2022

Ngày 22-3, ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và các ngành chức năng về giải pháp triển khai dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, nhằm đảm bảo thông toàn tuyến cao tốc TPHCM - Cần Thơ vào năm 2021, hoàn thành năm 2022.
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 đang lựa chọn nhà thầu thi công
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 đang lựa chọn nhà thầu thi công

Cụ thể, tuyến cao tốc TPHCM - Cần Thơ bao gồm 4 dự án thành phần là: Dự án TPHCM - Trung Lương đang vận hành khai thác; dự án Trung Lương - Mỹ Thuận đang triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), hoàn thành trong năm 2021; dự án cầu Mỹ Thuận 2, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, đang lựa chọn nhà thầu thi công; dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ, đầu tư theo hình thức PPP, chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

Đây là dự án được Bộ GTVT phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 vào tháng 8-2017, với chiều dài 23km, có điểm đầu kết nối với dự án cầu Mỹ Thuận 2. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT tổ chức sơ tuyển nhà đầu tư vào năm 2018, nhưng không thực hiện được và đã hủy kết quả sơ tuyển; đến nay chưa ban hành lại hồ sơ mời nhà đầu tư.

Như vậy, việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ qua các bước sơ tuyển, đấu thầu nhà đầu tư, đàm phán ký kết hợp đồng dự án, hợp đồng tín dụng, hoàn thiện thủ tục giải ngân vốn ngân sách nhà nước, giải phóng mặt bằng… Tổng thời gian mất tối thiểu 41 tháng. Ngoài ra, việc thu xếp vốn sẽ khó khăn khi ngân hàng cho vay hợp vốn thực hiện các bước thẩm định, hợp vốn, đàm phán ký hợp đồng, giải ngân… (mất tối thiểu 12 tháng), tương tự như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Ông Trần Hoàng Tựu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, cho biết: “Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ phần lớn đi qua địa phận của Vĩnh Long, đến nay tỉnh đã thành lập xong Ban giải phóng mặt bằng, Hội đồng đền bù… và đã tổ chức họp 2 lần nhằm sẵn sàng thực hiện dự án.

Tuy nhiên, đến thời điểm này Bộ GTVT chưa bàn giao cấm mốc, thiết kế, các tim, tuyến… nên địa phương chưa thể xúc tiến công tác giải phóng mặt bằng được. Gần đây, theo thông tin từ Bộ GTVT thì dự kiến tháng 4-2020 sẽ xong phần bản vẽ, có thể khởi công trong năm 2020 nhằm nỗ lực hoàn thành cùng lúc với cầu Mỹ Thuận 2…”.

Theo ông Nguyễn Tấn Đông, để sớm triển khai tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, chúng tôi đề xuất phương án xem xét điều chỉnh, mở rộng phạm vi dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; bổ sung đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào. Giao cho các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp thực hiện giải phóng mặt bằng trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh mình. Đối với cơ cấu vốn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, khi vốn ngân sách nhà nước tham gia khoảng 2.400 tỷ đồng, thì phần còn lại sẽ do doanh nghiệp dự án làm đầu mối, cùng các đối tác khác huy động vốn đáp ứng tiến độ thực hiện dự án.

Có thể nói, việc điều chỉnh, bổ sung như đề xuất trên sẽ có ưu điểm về thủ tục triển khai không phức tạp và rút ngắn thời gian triển khai còn khoảng 34 tháng (so với trình tự thông thường là 41 tháng), đảm bảo thông toàn tuyến từ TPHCM đến Cần Thơ trong năm 2021, hoàn thành trong năm 2022.

Chưa kể, tận dụng được mô hình quản trị điều hành, phối hợp hiệu quả tại dự án Trung Lương - Mỹ Thuận giữa UBND tỉnh Tiền Giang với doanh nghiệp dự án về các thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng và triển khai thi công; đồng thời phát huy năng lực các nhà thầu để thực hiện nhanh dự án. Đặc biệt, sẽ tăng tính khả thi khi rút ngắn thời gian thu phí hoàn vốn của toàn dự án từ 14 năm 8 tháng, xuống còn 12 năm 6 tháng.

Trước đó, tại buổi kiểm tra tiến độ tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GTVT sớm kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ phương án thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cùng sớm khởi công cầu Mỹ Thuận 2...

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Một góc TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: HIẾU GIANG

Khánh Hòa yêu cầu TP Nha Trang cấp phép xây dựng

Ngày 4-4, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản khẩn gửi UBND TP Nha Trang yêu cầu giải quyết việc cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Quy chế quản lý kiến trúc TP Nha Trang vẫn chưa được phê duyệt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và cuộc sống của người dân.

Đốn hạ cây dầu cổ thụ trên đường Hùng Vương, quận 10

Đốn hạ cây dầu cổ thụ trên đường Hùng Vương, quận 10

Trưa 3-4, Công ty TNHH MTV Cây xanh TPHCM thực hiện đốn hạ cây dầu cổ thụ (đánh số 6) trên đường Hùng Vương (thuộc phường 1, quận 10, TPHCM). Theo ghi nhận của PV SGGP, cây dầu có đường kính gốc và thân to khoảng hai người ôm, cao hơn 40m; thân và cành lá đang xanh tươi bình thường nhưng thân cây bị cong. Khoảng 2 tháng trước, cây dầu này đã bị cắt hạ hai nhánh lớn nhất.

Cây đang xanh tốt, vì sao lại đốn?

Cây đang xanh tốt, vì sao lại đốn?

Khoảng 12 giờ trưa 3-4, các công nhân Công ty TNHH MTV Cây xanh TPHCM đang cắt trụi cành, sau đó đốn hạ một cây dầu (đánh số 6) trên đường Hùng Vương thuộc phường 1, quận 10, TPHCM.

Cần cơ chế thu hồi vốn cho Quỹ Nhà ở quốc gia

Cần cơ chế thu hồi vốn cho Quỹ Nhà ở quốc gia

Để hoàn thành mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng, các cơ quan quản lý cần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Nhà ở quốc gia và thu hút doanh nghiệp đầu tư hợp lý hơn.

Nạo vét bùn đất, làm sạch sông Tô Lịch

Làm việc xuyên đêm, “hồi sinh” sông Tô Lịch

Thực hiện kế hoạch thoát nước năm 2025 và góp phần cải tạo sông Tô Lịch, những ngày này, nhiều công nhân, cán bộ của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang nỗ lực, khẩn trương nạo vét bùn đất để khơi thông dòng chảy lòng sông Tô Lịch.

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Sau khi đăng bài “Làm mới vỉa hè, "bức tử" cây xanh”, Báo SGGP đã nhận được phản ánh của người dân ở phường 13, quận 5, TPHCM về việc đơn vị thi công cải tạo Công viên Thăng Long đã đốn hạ nhiều cây xanh.

Dự án 39-39B Bến Vân Đồn (quận 4, TPHCM) là một trong những dự án được gỡ vướng theo Nghị quyết 170. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Kiến nghị cách xác định tiền sử dụng đất theo Nghị quyết 170

Góp ý dự thảo nghị định hướng dẫn Nghị quyết 170/2024/QH15 của Quốc hội, doanh nghiệp đề xuất sửa đổi nội dung đối với trường hợp tiền sử dụng đất xác định lại nhỏ hơn tiền sử dụng đất đã tạm nộp, không hoàn trả khoản tiền chênh lệch.

Đốn hạ 17 cây lim xẹt do thi công vỉa hè

Đốn hạ 17 cây lim xẹt do thi công vỉa hè

Liên quan việc đốn hạ 17 cây lim xẹt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn trước Công viên Tao Đàn quận 1), chiều 24-3, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Giao thông Công chánh (GTCC) cho biết, việc thi công đào vỉa hè đã làm đứt rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng bám đất của cây. Nền đất bị hư hỏng làm mất kết cấu dẫn đến tình trạng cây bị nghiêng, cùng với đó một số cây bị sâu bệnh, mục gốc, tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ vào mùa mưa, gây nguy hiểm cho người đi đường.