Kiên Giang: Không có hệ thống điện vận hành cống, tôm nuôi chết hàng loạt

Do khó khăn, bất cập trong việc vận hành đóng, mở các cống ngăn mặn khiến nhiều nông dân nuôi tôm tại các xã biển thuộc huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) bị thiệt hại do độ mặn tăng cao.

Kiên Giang: Không có hệ thống điện vận hành cống, tôm nuôi chết hàng loạt

Ông Lý Văn Tịnh (ngụ xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) cho biết, thả 20.000 con tôm giống trên diện tích ao nuôi khoảng 2ha. Tuy nhiên năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến độ mặn tăng cao nên khi tôm nuôi được 40 ngày, đạt trọng lượng 50 con/kg thì chết sạch.

Theo ông Nguyễn Văn Til, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Khánh Đông, xã có hơn 81ha nuôi tôm bị thiệt hại do lượng mưa ít khiến độ mặn tăng cao. Đối với diện tích ao nuôi bị thiệt hại, năng suất giảm khoảng 30-70%. Tôm chết chủ yếu do các yếu tố môi trường.

Nguyên nhân tôm chết được nhận định là do mùa mưa kết thúc sớm và đến muộn khiến độ mặn cao. Do điều kiện mặn thích hợp cho việc nuôi tôm từ 15-20‰, do đó khi độ mặn tăng cao, có thời điểm tăng tới 40‰, nông dân bị thiệt hại.

IMG_8080.JPG
Cống ngăn mặn Rạch Ông (xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) gặp khó khăn trong vận hành đóng, mở vì chưa có hệ thống điện đấu nối

Trên địa bàn xã Vân Khánh Đông có 3 cống ngăn mặn, tuy nhiên công tác vận hành đóng mở các cống gặp khó khăn do không có nguồn điện đấu nối.

Ông Nguyễn Thanh Điền, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết, trên địa bàn huyện có 16 cống ngăn mặn, giữ ngọt. Các cống vận hành bằng cách mang máy phát điện đến để vận hành cục bộ. Huyện cũng đã kiến nghị tỉnh có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ.

Cũng theo ông Điền, những ao nuôi thủy sản gần biển có độ mặn cao, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng những vị trí nội đồng lại phù hợp. Nếu đóng cống, phía trong sẽ không có nước để bơm vào.

Tin cùng chuyên mục