Trong đó, đã triển khai bảo tồn 27 nguồn gien thực vật và 8 nguồn gien động vật. Các nguồn gien thực vật được triển khai tập trung vào nhóm có giá trị kinh tế cao, gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương, có giá trị dược liệu và đặc trưng địa phương như: thu hải đường, lan bầu rượu, mật nhân, hà thủ ô, kim thất, dây gấm, ngọc nữ biển, khóm Tắc Cậu, tiêu Phú Quốc… Đối với các nguồn gien động vật được triển khai tập trung vào nhóm thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá trê suối Phú Quốc, cá bớp, cá ngựa, cá chạch lấu…
Đến nay, các nguồn gien đã thực hiện xong nội dung xây dựng các quy trình kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng. Đây là cơ sở để triển khai bảo tồn các nguồn gien trong giai đoạn tiếp theo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Riêng nguồn gien chó lưng xoáy Phú Quốc, một trong số những nguồn gien quý hiếm, bản địa của tỉnh Kiên Giang đã được Bộ KH-CN phê duyệt triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia về bảo tồn nguồn gien này.