Đồng Nai là địa phương chăn nuôi heo lớn nhất cả nước, nằm sát TPHCM và đã phát hiện bệnh dịch tả heo châu Phi. Đến nay, nhờ kiểm soát chặt chẽ, TPHCM chưa phát hiện thịt heo nhiễm dịch bệnh bán trên thị trường. Song, theo cơ quan chức năng, thời gian qua người dân không được thông tin đầy đủ, chính xác nên hiểu chưa đúng về bệnh dịch, gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến sức mua thịt heo.
Khách mời
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Sở NN-PTNN TPHCM: Chi cục thú y vùng 6
Sở Công thương TPHCM : Cục Quản lý thị trường TPHCM
Sở Y tế TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM
Sở TN-MT TPHCM, Công an TPHCM. Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM
Doanh Nghiệp
Sau khi lan nhanh theo hướng từ các tỉnh miền Bắc vào Nam, hiện nay dịch tả heo đang có nguy cơ bùng phát mạnh ở ĐBSCL, Bộ NN-PTNT có nhận định gì về diễn biến của dịch tả này?
Siêu thị đã có sự phối hợp tìm giải pháp như thế nào với các doanh nghiệp thu mua heo từ các tỉnh để kiểm soát việc trà trộn đàn heo từ các vùng nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi?
Khác với dịch cúm gia cầm (có thể lây nhiễm qua người), dịch tả heo châu Phi thì không. Tuy nhiên, việc giá thịt heo trên thị trường sụt giảm, người tiêu dùng có phần dè chừng. Phải chăng việc truyền thông từ các bộ ngành trong thời gian qua chưa được rõ ràng để người dân có thể hiểu đúng về dịch bệnh này?
Các lò mổ lậu là nơi có nguy cơ cao gây lây lan dịch bệnh. Vậy việc kiểm soát các lò mổ lậu trên địa bàn TPHCM hiện nay như thế nào?
Hiện nay, siêu thị chỉ kiểm tra bằng mắt thường, thông qua giấy tờ, siêu thị có cách nào kiểm tra được bệnh dịch tả heo châu Phi? Trong quá trình vận chuyển, thịt heo nhiễm bệnh bị tráo thì làm sao siêu thị biết được?
Hiện nay, siêu thị chỉ kiểm tra bằng mắt thường. Thông qua giấy tờ, siêu thị có cách nào kiểm tra được bệnh dịch tả heo châu Phi? Trong quá trình vận chuyển, thịt heo nhiễm bệnh bị tráo thì làm sao siêu thị biết được?
Thịt heo ở các siêu thị không chỉ được kiểm tra bằng mắt thường về độ tươi sạch, ngon mắt mà còn có hệ thống giấy tờ chứng minh nguồn gốc, kiểm dịch và hệ thống nhận diện truy xuất nguồn gốc điện tử.
Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên và đột xuất bởi các cơ quan chức năng, nếu vi phạm bị xử phạt nặng.
Thành phố kiểm soát nguồn heo từ lúc đưa vào giết mổ tập trung, thịt heo đưa vào hệ thống phân phối bảo đảm khép kín.
Thực tế vẫn còn một số heo giết mổ lậu thường bán trôi nổi, và đang được các cơ quan chức năng tập trung giải quyết.
Thời gian qua, các cơ quan truyền thông đã tuyên truyền dịch tả heo châu Phi không gây bệnh cho người nhưng vẫn có nhiều người dân hạn chế sử dụng thịt heo. Vậy phải làm gì để người tiêu dùng không quay lưng với thịt heo? Phải chăng chỉ tuyên truyền không là chưa đủ?
Trong trường hợp TPHCM xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi, các trang trại heo giống đang làm gì để phòng chống dịch?
Ông Đỗ Cao Bằng, Tổng Giám đốc GreenFeed Việt Nam trả lời báo chí tại buổi giao lưu
Các trang trại này sử dụng thang đánh giá 1000 điểm của PIC Hoa Kỳ để chọn địa điểm xây dựng trại, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học theo 3 vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng giám sát và chương trình phòng trị theo điều kiện dịch tễ giúp các trại heo của GreenFeed phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. 100% heo xuất trại đều có kiểm dịch của thú y và test mẫu huyết thanh định kỳ cho kết quả không nhiễm ASF cho đến nay.
Thịt G được sản xuất từ nhà máy giết mổ, chế biến công nghệ thịt mát châu Âu. Nhà máy áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt. Các sản phẩm thịt có kiểm dịch chặt chẽ và thử mẫu hàng ngày bởi Chi cục thú y. Nhờ đó, chúng tôi đảm bảo nguồn heo của thịt sạch G an toàn không dịch bệnh, kể cả trong tình trạng dịch lan rộng đến khu vực Đồng Nai.
Với thịt sạch G của GreenFeed, người tiêu dùng có thể truy xuất tường tận nguồn gốc xuất xứ, bao gồm thông tin về nguồn gốc cám, giống heo (giống PIC của Mỹ), trại nuôi, lần cuối tiêm vắc xin, nơi giết mổ, ngày sản xuất đóng gói. Người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR trên sản phẩm là biết được tất cả những thông tin này, có thể yên tâm sử dụng sản phẩm cho bữa ăn gia đình.
Tôi có một cơ sở chế biến thực phẩm mỗi ngày sử dụng khoảng 200 kg thịt heo nạc nguyên liệu. Thời gian qua, cơ sở tôi đã chuyển sang sử dụng thịt đông lạnh từ các nước không có bệnh dịch tả heo châu Phi. Nay vì muốn ủng hộ chăn nuôi trong nước nên tôi muốn chuyển sang dùng thịt heo nội nhưng rất lo lắng mua phải thịt heo trong giai đoạn ủ bệnh. Xin cơ quan chức năng cho biết những đơn vị mua sỉ như chúng tôi có thể mua thịt heo an toàn với bệnh ở đâu? Cơ quan thú y chức năng có xác nhận cho chúng tôi về lô hàng an toàn với bệnh để chúng tôi cung cấp cho các khách hàng không? Xin cảm ơn!
Tôi đến một số cửa hàng thực phẩm tươi sống thấy có dán tờ giấy xét nghiệm thịt heo âm tính với bệnh dịch tả heo châu Phi nhưng không rõ mẫu xét nghiệm và thịt heo đang bán lẻ ở đây có liên quan gì với nhau không? Xin cơ quan chức năng chỉ vài “chiêu” để xác định cửa hàng bán đúng loại thịt đã được xét nghiệm là an toàn với bệnh dịch tả heo châu Phi?
Sức ép dịch tả heo châu Phi ngày càng tăng cao xung quanh TPHCM, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ lây nhiễm. TPHCM đã chuẩn bị gì cho tình huống xấu nhất này?
Những trại nuôi heo lớn bị nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi sau bao lâu có thể tái đàn lại?
Thịt heo ngoài bán ở siêu thị, chợ truyền thống, còn có bán tại các chợ tự phát nhỏ lẻ. Cơ quan chức năng có kiểm soát hết không?
Hiện tại có nhiều điểm kinh doanh thực phẩm tươi sống, hàng hóa… thông báo ngưng kinh doanh thịt heo, các món ăn từ thịt heo vì lý do bệnh dịch tả heo châu Phi khiến người tiêu dùng thêm lo lắng. Xin cho biết trường hợp này, các điểm kinh doanh trên có vi phạm gì không? Cơ quan chức năng khuyến cáo gì cho họ?
Xin cho hỏi TPHCM có những giải pháp nào để loại thịt heo nhiễm bệnh lưu hành trên thị trường để người dân không mua phải?
Hỏi Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM: Xin cho biết dấu hiệu nhận biết thịt heo bị mắc bệnh dịch tả heo châu Phi? Nhiều bà nội trợ truyền tai nhau rằng, heo đang có dịch, tạm thời ngưng ăn thịt heo cho an toàn, Ban QLATTP có lời khuyên gì cho người dân?
Hiện nay, việc phòng chống dịch tả heo vẫn trong tình cảnh bị động, xin đại diện của ngành nông nghiệp, thú y cho biết, cần có thời gian bao lâu để có thể chủ động phòng chống như dịch cúm gia cầm (mất khá nhiều năm sau khi sử dụng vaccine đề tiêm chủng)
Trước tình hình dịch tả heo châu Phi hoành hành như hiện nay, hệ thống bán lẻ Saigon Co.op làm sao để đảm bảo nguồn cung, giám sát chất lượng?
Hiện nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng TPHCM vẫn kiểm soát tốt. Trong hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op vẫn đang kiểm soát chặt chẽ, vẫn chưa vi phạm gì .
Saigon Co.op đã triển khai một số giải pháp để đảm bảo kiểm soát tốt sản phẩm phân phối trong hệ thống:
1. Công tác truyền thông nội bộ: Triển khai văn bản số 251/TB-LH về tăng cường kiểm soát kinh doanh, vận chuyển lợn và sản phẩm từ heo để phòng chống dịch tả heo châu Phi, trong đó quán triệt một số đặc điểm nhận dạng về bệnh dịch, các diễn biến và chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tăng cường kiểm soát theo quy chuẩn quy định của Saigon Co.op và thực hiện báo cáo, cập nhật tình hình thường xuyên liên tục.
2. Công tác giám sát và kiểm soát chất lượng: Tập trung kiểm soát hàng hóa đầu vào, các hồ sơ pháp lý, truy xuất nguồn gốc. Thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên tầm soát chất lượng các nhóm chỉ tiêu theo quy định.
3. Tại điểm bán: Thực hiện niêm yết các thông tin pháp lý về đảm bảo điều kiện kinh doanh, chứng nhận sản phẩm, tại quầy kinh doanh của các nhà cung cấp.
4. Các giải pháp dự phòng:
- Chuẩn bị các nguồn hàng thay thế gồm tăng lượng sản phẩm gia cầm và thủy hải sản, Saigon Co.op đã chủ động làm việc với nhà cung cấp để có kế hoạch dự trữ nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Saigon Co.op trong trường hợp gia tăng.
- Bên cạnh đó, hệ thống Saigon Co.op cũng có kế hoạch chuẩn bị hệ thống kho lạnh dự phòng sẵn sàng đáp ứng bảo quản, dự trữ sản phẩm lạnh và phân phối đến đến các điểm bán để đảm bảo ổn định nguồn hàng và chất lượng.
Thực tế đến thời điểm này, tình hình kinh doanh thịt heo trong hệ thống vẫn ổn định, thậm chí có một số nơi, lượng kinh doanh thịt heo tăng trưởng do khách hàng yên tâm mua sắm trong hệ thống phân phối Siagon Co.op, nơi đảm bảo tốt về quản lý chất lượng và ATTP.
Các doanh nghiệp thu mua heo từ các tỉnh có giải pháp gì để kiểm soát việc trà trộn đàn heo từ các vùng nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi?
Hiện nay chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi heo chẳng may bị nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi thế nào? Trường hợp người dân không khai báo dịch mà cố tình giấu dịch, bán chạy heo thì bị xử lý ra sao?
Hiện nay, thịt heo được chợ đầu mối kiểm soát rất chặt vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng người tiêu dùng lo sợ không dám mua mà chuyển qua kênh siêu thị, nhà nước có cách nào để tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu đúng về bệnh dịch tả heo châu Phi?
Hiện nay, người tiêu dùng đổ vào siêu thị mua thì có thể cung cầu sẽ thiếu, siêu thị sẽ bổ sung nguồn hàng ở đâu? Trong trường hợp thiếu thịt nóng, siêu thị sẽ có cách nào? Dự báo cung cầu?
Nếu xảy ra dịch trên diện rộng ở miền Nam và cả TPHCM thì thị trường thịt heo sẽ diễn biến như thế nào? Ngành chăn nuôi thành phố có kế hoạch gì để tái đàn không?
TPHCM nhập nguồn heo từ nhiều tỉnh. Việc chỉ lấy mẫu tại các cửa ngõ liệu có đảm bảo 100% kiểm soát được dịch bệnh?
Nếu như các gia đình nhỏ lẻ tự mổ heo bán, liệu rằng cơ quan chức năng có kiểm soát được vấn đề này hay không?