Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phổ thông mới

Thủ tướng Chính phủ khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa (SGK) theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới và sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt SGK để các cơ sở GDPT lựa chọn sử dụng trong nhà trường.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT.

Thủ tướng cho rằng, việc ban hành chương trình GDPT mới chưa bảo đảm theo lộ trình; việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên (GV), cơ sở vật chất của các địa phương chưa được quan tâm đúng mức...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT theo các Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, phê duyệt, ban hành chương trình GDPT mới và tổ chức việc biên soạn một bộ SGK đủ các môn học ở các lớp học phù hợp với chương trình GDPT mới đảm bảo yêu cầu giảm tải, khoa học, thiết thực, khả thi. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK theo chương trình GDPT mới. Tổ chức thẩm định, phê duyệt SGK để các cơ sở GDPT lựa chọn sử dụng trong nhà trường.

Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV và chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông; rà soát, đánh giá năng lực của GV và cán bộ quản lý GD theo chuẩn; phát triển các khóa, tài liệu bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý GD để thực hiện chương trình GDPT mới; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý GV và cán bộ quản lý GD trong cả nước. Bên cạnh đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo GV; xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm; đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý GD để thực hiện chương trình, SGK GDPT mới; chỉ đạo các cơ sở đào tạo GV chủ động phối hợp với các địa phương để đào tạo, bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý GD.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành chỉ đạo ngành GD tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT phù hợp với điều kiện của địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu GV ở từng môn học, lớp học, cấp học; chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ và phối hợp với các cơ sở đào tạo GV tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GV để thực hiện chương trình, SGK GDPT mới…

Các địa phương cần bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích nguồn vồn từ các chương trình, đề án, dự án; huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện chương trình, SGK GDPT mới.

Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường truyền thông tạo đồng thuận xã hội.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

hoang minh nhất
Cần có một cuộc thị viết sách giáo khoa cho mọi trình độ từ mẫu giáo cho tới đại học, nhà nuoc thành lập các hội đồng thi chọn là ít tốn kém nhất, lâu nay mấy ông GSTS biên soạn mà có ông nào giảng dạy đâu do đó chất luong rất thấp

Tin cùng chuyên mục

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

Ngày 29-3, hơn 6.000 học sinh, giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã tham gia Ngày hội giáo dục STEM với chủ đề "Vui học - sáng tạo cùng AI" do Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức tại hai trường Tiểu học An Khánh và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP Thủ Đức).

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Một trong những nội dung mới của Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Để thực hiện mục tiêu đó, trường học phải chuyển mình.

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Chiều 27-3, thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng học sâu trong sáng tác nhạc tự động định hướng bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử" của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TPHCM) đã được Bộ GD-ĐT chọn đại diện Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế - ISEF 2025 tại Mỹ vào giữa tháng 5-2025.