Năm 2020, TPHCM sẽ trình Quốc hội về đề án Chính quyền đô thị TP, trong đó có đề án Khu Đô thị sáng tạo phía Đông, dự kiến có thể bắt tay triển khai từ năm 2021. Hiện TP đang tìm kiếm một chiến lược phát triển để chuyển đổi khu vực phía Đông TP thành Khu ĐTST tương tác cao, khi liên tục tổ chức các hội thảo quốc tế, trao đổi ý kiến chuyên gia, cuộc thi quốc tế, nhằm tìm kiếm những ý tưởng để quy hoạch không gian đô thị có tích hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Khu ĐTST với dân số gần 1 triệu người sẽ làm hạt nhân để TP triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vì thế, cần kết nối Khu ĐTST tương tác cao phía Đông TP với phần còn lại của TP, kết nối TPHCM với khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, |
Các đơn vị dự thi đã đề xuất rất nhiều ý tưởng hay, sáng tạo, giải quyết được các vấn đề bức xúc của TPHCM hiện nay và trong tương lai. Có thể kể đến ý tưởng xây dựng viễn cảnh sống động và sáng tạo để giải quyết ngập lụt của TP trong tương lai; hoặc sự nổi bật trong xây dựng các nguyên tắc chỉnh trang, nâng cao chất lượng sống khu dân cư hiện hữu và chiến lược cải thiện giao thông; hay sự gợi mở về chiến lược khi sử dụng khu cảng Cát Lái trong tương lai...
Các khu vực đã được đầu tư xây dựng cần tiếp tục hoàn thiện, gồm Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Công nghệ cao, Khu Đại học Quốc gia TPHCM, tuyến metro số 1. Đồng thời, khi xây dựng các trung tâm sáng tạo trên nền tảng sẵn có của khu vực, TP sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển đô thị trên những đô thị sẵn có. Trong đó, TP sẽ tập trung các không gian công cộng và khuyến khích kinh tế khởi nghiệp sáng tạo.
TP cũng sẽ thực hiện các dự án chuyển đổi giao thông dựa trên các hành lang giao thông công cộng chính, kết nối nhanh cấp vùng, phát triển các hành lang vận tải logistics riêng biệt, giao thông nhẹ điểm cuối và sử dụng các giải pháp dựa trên năng lượng tái tạo, không phát thải CO2.
Để hiện thực hóa các ý tưởng, TP sẽ tập trung thực hiện chương trình toàn diện trên nhiều nhóm vấn đề để bảo đảm thành công về phát triển kinh tế và quy hoạch đô thị. Các nhóm công việc bao gồm về quản lý, nghiên cứu giáo dục đào tạo, xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp.
Trong đó, UBND TP sẽ thành lập bộ phận chuyên trách, xây dựng các quy định để đảm bảo sự linh hoạt khi ra quyết định hỗ trợ phát triển công nghệ cao và kinh tế tri thức. Bộ phận chuyên trách này cũng có nhiệm vụ xây dựng các công cụ thu hút sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu và tạo cơ hội kinh doanh.
Trong thời gian tới, TPHCM sẽ cụ thể hóa các ý tưởng thành bộ khung pháp lý về quy hoạch. Đồng thời rà soát cơ sở pháp lý và xây dựng các quy định mới, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hình thành khu ĐTST phía Đông, tạo tiền đề cho việc ra đời TP phía Đông trong tương lai.
ĐTST tương tác cao là cách tiếp cận mới chú trọng về sự phát triển kinh tế kết hợp với quy hoạch đô thị được lãnh đạo TPHCM lựa chọn, như là một chiến lược phát triển cho khu vực phía Đông TP. ĐTST là cấu trúc giúp mọi người sinh sống ở trong đó có thể làm việc tốt hơn, sáng tạo hơn và là động lực phát triển kinh tế của khu vực.
Ngày 23-11-2019, UBND TPHCM đã trao giải nhất về ý tưởng quy hoạch Khu ĐTST phía Đông cho Công ty Sasaki Associates, Inc., (Mỹ). Để triển khai đồ án, đơn vị đoạt giải đề xuất thành lập cơ quan quản lý phát triển ĐTST dưới mô hình công ty chịu trách nhiệm phát triển dự án. Đơn vị này nhấn mạnh đến mô hình 3 “nhà” với sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và Nhà nước, xây dựng nên các khu ĐTST.
Song, nhóm thứ tư là cộng đồng dân cư ngày càng quan trọng đối với sự phát triển về đổi mới sáng tạo. Ở khu ĐTST này, nền kinh tế sáng tạo sẽ là động lực chính để phát triển đô thị trong tương lai. Việc tận dụng hiệu quả các tổ chức giáo dục đại học và công nghiệp cũng là khía cạnh quan trọng để phát triển nền kinh tế sáng tạo.
Đô thị sáng tạo là cấu trúc giúp mọi người sinh sống ở trong đó có thể làm việc tốt hơn, sáng tạo hơn và là động lực phát triển kinh tế của khu vực. TP đã chọn ý tưởng quy hoạch quận 2, 9 và Thủ Đức thành khu ĐTST phía Đông có chức năng trọng điểm về tài chính, khoa học, giáo dục… Vì thế, TPHCM phải xin cơ chế đặc khu kinh tế để thu hút đầu tư và nhân tài cho khu ĐTST. Nhân dịp Xuân Canh Tý, thay mặt chính quyền TPHCM, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến toàn thể Nhân dân TP, cộng đồng doanh nhân và gia đình năm mới an khang, thịnh vượng. Đồng chí Nguyễn Thành Phong, |
Theo đề xuất của Công ty Sasaki, các quận 2, 9 và Thủ Đức cần được tổ chức thống nhất thành một cơ quan hành chính duy nhất, theo mô hình chính quyền đô thị để điều phối phát triển. Từ đề xuất này, TP đã chọn ý tưởng quy hoạch quận 2, 9 và Thủ Đức thành khu ĐTST phía Đông có chức năng trọng điểm về tài chính, khoa học, giáo dục… Vì thế, TPHCM phải xin cơ chế đặc khu kinh tế để thu hút đầu tư và nhân tài cho khu ĐTST.
Cũng theo Công ty Sasaki, trong phát triển kinh tế, TPHCM cần ưu tiên các nhóm ngành nghề hiện có và phát triển chiến lược các nhóm để hỗ trợ. Cụ thể, hợp tác với các công ty sản xuất phần cứng Bosh, Intel, Samsung, phát triển ngân hàng điện tử fintech để tận dụng sáng tạo công nghệ trong các hoạt động và dịch vụ tài chính và công nghệ phần mềm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, khi xây dựng ĐTST cần lưu ý đặt con người và xã hội vào trung tâm. Theo đó, đòi hỏi những hình thức tham gia của cộng đồng và cá nhân trong việc quyết định liên quan đến công dân trong tương lai. Chính việc tham gia kiến tạo cộng đồng thông minh nơi họ sinh sống, người dân sẽ được trau dồi nhiều hơn và tiếp tục cống hiến, định hình cộng đồng sáng tạo.
Bên cạnh đó, nhiều ý tưởng hay, sáng tạo cũng đang được các nhà khoa học đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của TP hiện nay và trong tương lai. Chẳng hạn, ý tưởng về tầm nhìn với 5 mục tiêu chiến lược TP cần duy trì, như phát triển công nghiệp đi liền với tiến bộ xã hội; xây dựng 4 điểm đến tương tác, tăng trưởng dựa trên liên kết, nguồn dự trữ sinh thái, nguồn nhân lực tri thức cao; xây dựng một viễn cảnh sống động và sáng tạo để giải quyết bài toán ngập lụt của TP trong tương lai; xây dựng các nguyên tắc chỉnh trang, nâng cao chất lượng sống khu dân cư hiện hữu và chiến lược cải thiện giao thông; gợi mở những suy nghĩ về chiến lược sử dụng khu cảng Cát Lái trong tương lai.
6 chức năng Khu ĐTST TPHCM1. Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm: hạ tầng giao thông sẽ ưu tiên người đi bộ và tàu điện ngầm kết nối tất cả khu vực quan trọng. Lối đi ở bờ sông và sân các nhà thờ kết nối đường phố, thông suốt cho các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, mua sắm. 2. Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc: hình thành khu sản xuất đồ thể thao, các trung tâm sáng tạo, chăm sóc sức khỏe và kiến tạo một không gian rộng lớn xung quanh sân vận động để hội tụ. 3. Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn: xây nhà ga tàu điện ngầm ở phía Bắc của khu vực kết nối với tất cả khu trung tâm khác. 4. Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TPHCM): tập trung tri thức cho việc nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các công ty nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm nghiên cứu. 5. Khu công nghệ sinh thái Tam Đa quận 9: tập trung mảng công nghệ sinh thái, mang đến nhiều cơ hội sáng tạo và thực hành. Những khu vườn mưa, khu trường đại học, các trục chính phát triển và khu vực ven biển ngập mặn tạo môi trường phù hợp cho đổi mới nông nghiệp cũng như du lịch sinh thái. 6. Khu đô thị tương lai Trường Thọ: được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở có nhiều chức năng đa dạng. Tại đây cũng sử dụng vành đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực khác nhau, dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách, ưu tiên người đi bộ. |
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM