Không yêu cầu học sinh trung học thực hiện các nội dung học tập nâng cao

Bộ  GD-ĐT yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kỳ những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.
​ Nhiều học sinh trung học ở vùng dịch đang phải học trực tuyến. Ảnh: VIẾT CHUNG
​ Nhiều học sinh trung học ở vùng dịch đang phải học trực tuyến. Ảnh: VIẾT CHUNG

Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19. Bộ cũng hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học đối với từng môn, từng lớp ở 2 cấp học này.

Bộ GD-ĐT nêu rõ, căn cứ công văn này, cơ sở giáo dục trung học xây dựng, hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm chủ động, linh hoạt ứng phó với các tình huống của dịch Covid-19 tại địa phương. Các nhà trường kịp thời tổ chức dạy học những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình, làm cơ sở để tiếp tục dạy học các nội dung còn lại.

Nhà trường đồng thời kết hợp tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã dạy cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương. Đặc biệt, bộ yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kỳ những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.

Theo đó, nội dung hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2021-2022 được thực hiện theo nguyên tắc: giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại.

Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với lớp học từ lớp 7 đến lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Nội dung yêu cầu học sinh thực hiện mang tính logic, đảm bảo mạch kiến thức và tính logic của kiến thức; đồng thời bảo đảm tính phù hợp trong điều kiện giãn cách các em phải thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua giảng dạy trực tuyến và dạy học trên truyền hình.

Cụ thể, đối với lớp 6 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống Covid-19. Trong đó, những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006, việc dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo Bộ GD-ĐT hướng dẫn. 

Các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục cũng tham khảo phụ lục II, III để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. Các phụ lục đã thể hiện rõ những nội dung giáo viên cần làm, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện như: học sinh tự học, học sinh tự đọc, học sinh tự thực hiện…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi nội dung giao lưu cùng các khách mời. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chọn ngành đam mê, phù hợp sở trường

Từ nay đến ngày làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, học sinh (học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đã tốt nghiệp những năm trước) không nên quá lo lắng. Với đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh để hiểu rõ quy định xét tuyển của từng trường, từng ngành và quan trọng nhất vẫn là nên xác định ngành, nghề mình có đam mê và yêu thích...

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Để giúp thí sinh trên cả nước chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025” với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND Huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa ký văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên, sau bài Xót xa khu nội trú cho học sinh, giáo viên bỏ hoang, trở thành ruộng mía, phản ánh Khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công trong nhiều năm qua. UBND huyện Sông Hinh cũng ghi nhận và cảm ơn Báo SGGP đã phản ánh vụ việc.

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.