Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Trưng bày triển lãm TP ở số 92 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1. Vậy người dân đã góp ý gì cho phương án trên và ngành chức năng sẽ tiếp thu những góp ý ấy ra sao? Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm Thông tin (thuộc Sở QH-KT TPHCM) về vấn đề này.
PHÓNG VIÊN: Thưa ông, tính đến thời điểm này (ngày 26-4) đã có bao nhiêu ý kiến đóng góp cho phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 công trình xây dựng mở rộng và nâng cấp trụ sở HĐND và UBND TPHCM? Những góp ý ấy tập trung vào nội dung nào?
Ông Huỳnh Xuân Thụ: Đã có 53 phiếu góp ý cho phương án. Trong đó có khoảng 65% ý kiến đánh giá đây là phương án thiết kế tốt và khá tốt. Những ý kiến còn lại cơ bản là góp ý thêm một số vấn đề để làm rõ hơn ý tưởng của phương án thiết kế. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến đề nghị xây mới trung tâm hành chính của TPHCM tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Quan điểm của Sở QH-KT TPHCM trước những góp ý này thế nào? Đặc biệt, với đề xuất nên dời trung tâm hành chính của TPHCM sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm?
Trước hết, Sở QH-KT TPHCM rất cảm ơn và trân trọng các ý kiến đóng góp mang tính tâm huyết của người dân TP, nhất là của các chuyên gia. Sở sẽ nghiêm túc nghiên cứu các góp ý và tổng hợp báo cáo UBND TPHCM quyết định. Đối với đề xuất xây mới trung tâm hành chính tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Sở QH-KT TPHCM xin được trao đổi thêm một số nội dung như sau:
Từ nhiều năm trước đây, việc xây dựng trụ sở hành chánh của TP đã được các chuyên gia và nhà quản lý của TP thảo luận nhiều lần và thống nhất vẫn quy hoạch tại khu vực trung tâm hiện hữu của TP. Trụ sở hiện hữu không chỉ là nơi làm việc của HĐND và UBND TP trong mà còn mang nhiều ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa, gắn liền với các bước thăng trầm của TP hơn 300 năm đấu tranh và xây dựng, là niềm tự hào của người dân TP. Trong khu vực đô thị mới Thủ Thiêm, đồ án quy hoạch được duyệt đã không bố trí trụ sở hành chính cấp TP mà dành diện tích đất để bố trí các không gian công cộng đẹp nhất, xây dựng các công trình mang tính phúc lợi xã hội cho người dân như công viên hồ trung tâm, công viên rừng ngập mặn, nhà bảo tàng, trung tâm hội nghị, triển lãm, nhà hát giao hưởng, trung tâm thông tin quy hoạch, nhà thi đấu thể thao đa năng, sân vận động, cung thiếu nhi, bệnh viện, công viên nước, viện nghiên cứu châu thổ… TPHCM cũng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không xây dựng trụ sở hành chính tập trung mang tính phô trương và lãng phí.
TP đang chú trọng triển khai các bước đi xây dựng “đô thị thông minh”, “chính quyền điện tử” nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để liên thông giữa các sở, ban ngành. Do đó, không nhất thiết phải xây dựng mô hình trụ sở hành chính tập trung, vẫn duy trì các cơ quan chính quyền phân tán như hiện nay là phù hợp. Tập trung tiết kiệm để dành ngân sách xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, trường học và bệnh viện cho người dân TP.
Nhưng xây dựng một nơi làm việc với HĐND, UBND TPHCM và (dự kiến) với 8 sở ngành khác, liệu có gây quá tải về giao thông cho khu vực?
Tòa nhà trụ sở HĐND và UBND TPHCM sau khi cải tạo và xây dựng xong sẽ cơ bản bố trí các cơ quan, ban ngành hiện nay đang làm việc tại đây và bố trí thêm một vài cơ quan khác. Chủ yếu là các sở ngành có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho UBND TP và quản lý các mảng công việc ít giao dịch trực tiếp với người dân như Sở Nội vụ, Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải… Bên cạnh việc bố trí diện tích làm việc thêm cho các sở ngành, một phần quan trọng trong tổ hợp công trình mới sẽ là không gian công cộng phục vụ các sự kiện quan trọng về đối nội và đối ngoại của HĐND, UBND TP. Vì không gia tăng nhiều về số lượng người làm việc cũng như lượng khách đến giao dịch các dịch vụ hành chính công không nhiều nên không lo việc gia tăng áp lực giao thông trong khu vực.
Có ý kiến cho rằng, phá bỏ trụ sở của Sở Thông tin - Truyền thông ở góc đường đường Lý Tự Trọng - Đồng Khởi là “vô cùng đáng tiếc” bởi đây vốn là tòa nhà dinh Thượng Thơ được người Pháp xây dựng 128 năm trước. Ngay cả trụ sở của Sở Giao thông Vận tải (vốn là trụ sở Bộ Quốc phòng của chế độ Sài Gòn) cũng không nên phá bỏ vì những công trình này đã tạo ra “điểm vàng” về kiến trúc tương đối ổn định. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Việc bảo tồn các công trình kiến trúc, đô thị có giá trị luôn được UBND TP hết sức quan tâm, nhiều công trình đã được gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại. Hiện nay, các cơ quan chuyên môn như Sở QH-KT, Sở Văn hóa - Thể thao, Viện Nghiên cứu phát triển đã lập danh sách hàng ngàn công trình kiến trúc để khảo sát, đánh giá một cách khoa học, khách quan nhằm thẩm định các giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, xây dựng, điêu khắc… trình UBND TP ban hành quyết định công nhận công trình di sản.
Hai công trình kiến trúc cũ trong khu vực khuôn viên nêu trên cũng đã được xem xét, nghiên cứu kỹ trước khi có quyết định dỡ bỏ. Đồng thời, đối với công trình kiến trúc xây dựng bổ sung, TP cũng hết sức quan tâm, tổ chức thi tuyển chọn thiết kế quốc tế sao cho thiết kế mới vừa bảo đảm hài hòa trong tổng thể không gian, kiến trúc và cảnh quan khu vực trung tâm TP vừa tạo được một tác phẩm kiến trúc hiện đại, thân thiện môi trường và có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và xây dựng đương đại, trở thành niềm tự hào của người dân TP.
Bao giờ công trình mở rộng và nâng cấp trụ sở HĐND và UBND TPHCM được triển khai và nguồn kinh phí nào để thực hiện? Và liệu có nên làm vào lúc kinh tế TP khó khăn như hiện nay?
Trụ sở HĐND, UBND TPHCM và các sở ngành trong khu vực đã xuống cấp, quá tải nên TPHCM mới quyết định triển khai dự án này. Vì tính cấp bách đó nên dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong thời gian từ nay đến năm 2020. Về nguồn kinh phí, cơ bản được lấy từ việc bán đấu giá trụ sở của một số sở ngành sẽ chuyển đến làm việc trong trụ sở HĐND, UBND TPHCM mới.
PHÓNG VIÊN: Thưa ông, tính đến thời điểm này (ngày 26-4) đã có bao nhiêu ý kiến đóng góp cho phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 công trình xây dựng mở rộng và nâng cấp trụ sở HĐND và UBND TPHCM? Những góp ý ấy tập trung vào nội dung nào?
Ông Huỳnh Xuân Thụ: Đã có 53 phiếu góp ý cho phương án. Trong đó có khoảng 65% ý kiến đánh giá đây là phương án thiết kế tốt và khá tốt. Những ý kiến còn lại cơ bản là góp ý thêm một số vấn đề để làm rõ hơn ý tưởng của phương án thiết kế. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến đề nghị xây mới trung tâm hành chính của TPHCM tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Quan điểm của Sở QH-KT TPHCM trước những góp ý này thế nào? Đặc biệt, với đề xuất nên dời trung tâm hành chính của TPHCM sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm?
Trước hết, Sở QH-KT TPHCM rất cảm ơn và trân trọng các ý kiến đóng góp mang tính tâm huyết của người dân TP, nhất là của các chuyên gia. Sở sẽ nghiêm túc nghiên cứu các góp ý và tổng hợp báo cáo UBND TPHCM quyết định. Đối với đề xuất xây mới trung tâm hành chính tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Sở QH-KT TPHCM xin được trao đổi thêm một số nội dung như sau:
Từ nhiều năm trước đây, việc xây dựng trụ sở hành chánh của TP đã được các chuyên gia và nhà quản lý của TP thảo luận nhiều lần và thống nhất vẫn quy hoạch tại khu vực trung tâm hiện hữu của TP. Trụ sở hiện hữu không chỉ là nơi làm việc của HĐND và UBND TP trong mà còn mang nhiều ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa, gắn liền với các bước thăng trầm của TP hơn 300 năm đấu tranh và xây dựng, là niềm tự hào của người dân TP. Trong khu vực đô thị mới Thủ Thiêm, đồ án quy hoạch được duyệt đã không bố trí trụ sở hành chính cấp TP mà dành diện tích đất để bố trí các không gian công cộng đẹp nhất, xây dựng các công trình mang tính phúc lợi xã hội cho người dân như công viên hồ trung tâm, công viên rừng ngập mặn, nhà bảo tàng, trung tâm hội nghị, triển lãm, nhà hát giao hưởng, trung tâm thông tin quy hoạch, nhà thi đấu thể thao đa năng, sân vận động, cung thiếu nhi, bệnh viện, công viên nước, viện nghiên cứu châu thổ… TPHCM cũng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không xây dựng trụ sở hành chính tập trung mang tính phô trương và lãng phí.
TP đang chú trọng triển khai các bước đi xây dựng “đô thị thông minh”, “chính quyền điện tử” nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để liên thông giữa các sở, ban ngành. Do đó, không nhất thiết phải xây dựng mô hình trụ sở hành chính tập trung, vẫn duy trì các cơ quan chính quyền phân tán như hiện nay là phù hợp. Tập trung tiết kiệm để dành ngân sách xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, trường học và bệnh viện cho người dân TP.
Nhưng xây dựng một nơi làm việc với HĐND, UBND TPHCM và (dự kiến) với 8 sở ngành khác, liệu có gây quá tải về giao thông cho khu vực?
Tòa nhà trụ sở HĐND và UBND TPHCM sau khi cải tạo và xây dựng xong sẽ cơ bản bố trí các cơ quan, ban ngành hiện nay đang làm việc tại đây và bố trí thêm một vài cơ quan khác. Chủ yếu là các sở ngành có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho UBND TP và quản lý các mảng công việc ít giao dịch trực tiếp với người dân như Sở Nội vụ, Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải… Bên cạnh việc bố trí diện tích làm việc thêm cho các sở ngành, một phần quan trọng trong tổ hợp công trình mới sẽ là không gian công cộng phục vụ các sự kiện quan trọng về đối nội và đối ngoại của HĐND, UBND TP. Vì không gia tăng nhiều về số lượng người làm việc cũng như lượng khách đến giao dịch các dịch vụ hành chính công không nhiều nên không lo việc gia tăng áp lực giao thông trong khu vực.
Có ý kiến cho rằng, phá bỏ trụ sở của Sở Thông tin - Truyền thông ở góc đường đường Lý Tự Trọng - Đồng Khởi là “vô cùng đáng tiếc” bởi đây vốn là tòa nhà dinh Thượng Thơ được người Pháp xây dựng 128 năm trước. Ngay cả trụ sở của Sở Giao thông Vận tải (vốn là trụ sở Bộ Quốc phòng của chế độ Sài Gòn) cũng không nên phá bỏ vì những công trình này đã tạo ra “điểm vàng” về kiến trúc tương đối ổn định. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Việc bảo tồn các công trình kiến trúc, đô thị có giá trị luôn được UBND TP hết sức quan tâm, nhiều công trình đã được gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại. Hiện nay, các cơ quan chuyên môn như Sở QH-KT, Sở Văn hóa - Thể thao, Viện Nghiên cứu phát triển đã lập danh sách hàng ngàn công trình kiến trúc để khảo sát, đánh giá một cách khoa học, khách quan nhằm thẩm định các giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, xây dựng, điêu khắc… trình UBND TP ban hành quyết định công nhận công trình di sản.
Hai công trình kiến trúc cũ trong khu vực khuôn viên nêu trên cũng đã được xem xét, nghiên cứu kỹ trước khi có quyết định dỡ bỏ. Đồng thời, đối với công trình kiến trúc xây dựng bổ sung, TP cũng hết sức quan tâm, tổ chức thi tuyển chọn thiết kế quốc tế sao cho thiết kế mới vừa bảo đảm hài hòa trong tổng thể không gian, kiến trúc và cảnh quan khu vực trung tâm TP vừa tạo được một tác phẩm kiến trúc hiện đại, thân thiện môi trường và có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và xây dựng đương đại, trở thành niềm tự hào của người dân TP.
Bao giờ công trình mở rộng và nâng cấp trụ sở HĐND và UBND TPHCM được triển khai và nguồn kinh phí nào để thực hiện? Và liệu có nên làm vào lúc kinh tế TP khó khăn như hiện nay?
Trụ sở HĐND, UBND TPHCM và các sở ngành trong khu vực đã xuống cấp, quá tải nên TPHCM mới quyết định triển khai dự án này. Vì tính cấp bách đó nên dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong thời gian từ nay đến năm 2020. Về nguồn kinh phí, cơ bản được lấy từ việc bán đấu giá trụ sở của một số sở ngành sẽ chuyển đến làm việc trong trụ sở HĐND, UBND TPHCM mới.