Trong suốt 19 năm qua, đã có gần 1.400 lượt sinh viên ngành y nhận được học bổng Nguyễn Văn Hưởng với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng, tiếp sức vượt qua khó khăn để vươn lên gặt hái những thành tích cao trong học tập. Đến nay, nhiều sinh viên đã ra trường và đang đóng góp một cách tích cực cho ngành y tế.
Thực hiện ước mong chăm sóc sức khỏe người dân
Bác sĩ Sơn Phúc Duy tâm sự: “Gia đình em ở tỉnh Trà Vinh, là người dân tộc Khmer, kinh tế khó khăn, nhà có 9 anh em, nhưng cha mẹ chỉ đủ lo cho mình em vào đại học. Thời sinh viên, 6 triệu đồng học bổng do Quỹ học bỗng Nguyễn Văn Hưởng hỗ trợ đã đến với em như là một giấc mơ, nó lớn lắm! Giờ nhắc lại, trong em vẫn cứ bồi hồi, xúc động. Năm 2015, tốt nghiệp đại học, em về công tác tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, em phải thuê phòng trọ gần bệnh viện để ở. Nói là ở phòng trọ, chứ thật ra hầu hết thời gian em ở bệnh viện. Em yêu nghề y của mình, nghĩ đến các em sinh viên ngành y hoàn cảnh giống mình ngày xưa, em vẫn tâm nguyện khi có được thu nhập đủ sống, sẽ tham gia đóng góp quỹ học bổng này. Bây giờ em chưa giúp được gì cho các bạn sinh viên ngành y, chỉ biết động viên tinh thần, mong các bạn cố gắng học tập để sớm ra trường thực hiện ước mơ chăm sóc sức khỏe người dân”.
Ra trường cùng năm, cùng về công tác ở Bệnh viên Đa khoa Đồng Nai với bác sĩ Sơn Phúc Duy có bác sĩ Lê Trọng Quý và bác sĩ Chu Thị Thương. Cả 3 bác sĩ này đều nhận học bổng toàn phần của gia đình cố bác sĩ Tạ Trung Quấc - bà Năm Quấc là người thực hiện di nguyện của chồng tham gia Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng để góp sức chăm lo cho sinh viên ngành y. Quý và Thương đều làm ở Khoa Sản của bệnh viện. Hoàn cảnh nhà xa như Duy, hai bác sĩ này cũng ở nhà trọ gần bệnh viện. Hôm chúng tôi đến Khoa Sản bệnh viện, chứng kiến công việc hàng ngày của bác sĩ rất tất bật, mới thấu được sự cần mẫn, yêu nghề, trân trọng bệnh nhân của các cựu sinh viên trường y từng nhận học bổng Nguyễn Văn Hưởng.
Thực hiện ước mong chăm sóc sức khỏe người dân
Bác sĩ Sơn Phúc Duy tâm sự: “Gia đình em ở tỉnh Trà Vinh, là người dân tộc Khmer, kinh tế khó khăn, nhà có 9 anh em, nhưng cha mẹ chỉ đủ lo cho mình em vào đại học. Thời sinh viên, 6 triệu đồng học bổng do Quỹ học bỗng Nguyễn Văn Hưởng hỗ trợ đã đến với em như là một giấc mơ, nó lớn lắm! Giờ nhắc lại, trong em vẫn cứ bồi hồi, xúc động. Năm 2015, tốt nghiệp đại học, em về công tác tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, em phải thuê phòng trọ gần bệnh viện để ở. Nói là ở phòng trọ, chứ thật ra hầu hết thời gian em ở bệnh viện. Em yêu nghề y của mình, nghĩ đến các em sinh viên ngành y hoàn cảnh giống mình ngày xưa, em vẫn tâm nguyện khi có được thu nhập đủ sống, sẽ tham gia đóng góp quỹ học bổng này. Bây giờ em chưa giúp được gì cho các bạn sinh viên ngành y, chỉ biết động viên tinh thần, mong các bạn cố gắng học tập để sớm ra trường thực hiện ước mơ chăm sóc sức khỏe người dân”.
Ra trường cùng năm, cùng về công tác ở Bệnh viên Đa khoa Đồng Nai với bác sĩ Sơn Phúc Duy có bác sĩ Lê Trọng Quý và bác sĩ Chu Thị Thương. Cả 3 bác sĩ này đều nhận học bổng toàn phần của gia đình cố bác sĩ Tạ Trung Quấc - bà Năm Quấc là người thực hiện di nguyện của chồng tham gia Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng để góp sức chăm lo cho sinh viên ngành y. Quý và Thương đều làm ở Khoa Sản của bệnh viện. Hoàn cảnh nhà xa như Duy, hai bác sĩ này cũng ở nhà trọ gần bệnh viện. Hôm chúng tôi đến Khoa Sản bệnh viện, chứng kiến công việc hàng ngày của bác sĩ rất tất bật, mới thấu được sự cần mẫn, yêu nghề, trân trọng bệnh nhân của các cựu sinh viên trường y từng nhận học bổng Nguyễn Văn Hưởng.
Bác sĩ Lê Trọng Quý chia sẻ: “Nhà em ở Định Quán (tỉnh Đồng Nai), lên TPHCM học, lúc đầu gặp nhiều khó khăn, chuyện cơm áo gạo tiền luôn là nỗi lo thường trực. Lo tập trung việc học thì không có tiền, lo làm thêm kiếm tiền thì ảnh hưởng học tập. Đang đối mặt với bao trăn trở, gian nan thì nhận được sự hỗ trợ của Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng. 6 triệu đồng (suất học bổng/năm) đối với gia đình em là rất lớn, giải quyết được bao nhiêu vấn đề cần kíp. Đêm đầu tiên nhận thông báo được nhận học bổng, em không sao chợp mắt được”.
Bệ đỡ cho sinh viên nghèo ngành y
Nhắc đến sự tiếp sức của Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng, bác sĩ Chu Thị Thương xúc động kể về bà Năm Quấc: “Trong 6 năm em được nhận học bổng toàn phần, năm nào bà Năm cũng họp mặt với các sinh viên trước lễ trao giải tại nhà bà. Lần nào bà cũng tận tình nhắc nhở động viên các sinh viên như với con cháu trong nhà. Bà chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng sống xa nhà, dặn sinh viên chủ động trong học tập, biết trân quý đồng tiền cha mẹ nuôi ăn học”.
Bệ đỡ cho sinh viên nghèo ngành y
Nhắc đến sự tiếp sức của Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng, bác sĩ Chu Thị Thương xúc động kể về bà Năm Quấc: “Trong 6 năm em được nhận học bổng toàn phần, năm nào bà Năm cũng họp mặt với các sinh viên trước lễ trao giải tại nhà bà. Lần nào bà cũng tận tình nhắc nhở động viên các sinh viên như với con cháu trong nhà. Bà chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng sống xa nhà, dặn sinh viên chủ động trong học tập, biết trân quý đồng tiền cha mẹ nuôi ăn học”.
Nhìn lại tính hiệu quả và ý nghĩa xã hội của chương trình học bổng Nguyễn Văn Hưởng, bác sĩ Lê Trọng Quý và bác sĩ Chu Thị Thương đều có chung nhận xét: Học bổng đã giúp ích rất nhiều cho những sinh viên nghèo bước chân vào trường y. Học đại học đã khó, học ngành y càng khó hơn, bởi chi phí rất lớn. Ngoài nỗi lo tiền trường, còn biết bao nhiêu thứ lo như sách vở, tài liệu chuyên môn, sách tham khảo, dụng cụ thực hành… 6 triệu đồng học bổng/năm đã giúp nhiều sinh viên bớt lo gánh nặng ăn học.
Khác với các bác sĩ mới ra trường đang công tác ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bác sĩ Trần Ninh Bảo Thy - nữ sinh viên từng nhận học bổng Nguyễn Văn Hưởng lần đầu tiên, cách nay đã 19 năm - hiện là Trưởng khoa Sản, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cần Giờ (TPHCM), vẫn nhớ như in kỷ niệm về Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng.
Khác với các bác sĩ mới ra trường đang công tác ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bác sĩ Trần Ninh Bảo Thy - nữ sinh viên từng nhận học bổng Nguyễn Văn Hưởng lần đầu tiên, cách nay đã 19 năm - hiện là Trưởng khoa Sản, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cần Giờ (TPHCM), vẫn nhớ như in kỷ niệm về Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng.
Bác sĩ Bảo Thy chia sẻ: “Tôi sống ở Cần Giờ từ nhỏ. Nhờ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng tiếp sức mà tôi đã có thêm điều kiện học hành đàng hoàng, tập trung trang bị vững chuyên môn. Và cũng nhờ đó mà tôi có được sự tự tin, trở về phục vụ ngay chính nơi mình chôn nhau cắt rốn. Tôi vẫn tâm nguyện sẽ đồng hành cùng Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng để chia sẻ phần nào những khó khăn của các sinh viên đàn em đang học ở trường. Để không phụ lòng xã hội quan tâm, chăm lo cho mình trong quãng đời đi học ở trường y, tôi cũng dặn lòng hãy làm tốt nhất công việc chuyên môn của mình; sống, làm việc, yêu thương bệnh nhân như chính người thân của mình; luôn thực hiện tốt đạo đức thầy thuốc để xứng đáng với mong mỏi của xã hội”.