Như vậy, tỷ lệ chọi ở mức 1 chọi 7, có nghĩa là căng thẳng, khó khăn không thua kém việc vào đại học. Báo chí tốn nhiều giấy mực, vì đây là trường duy nhất tại TPHCM được xét cho phép tuyển sinh vào lớp 6 theo hình thức thi tuyển - điều trái với Luật Giáo dục.
Đã có thi tuyển thì phải có luyện thi; có luyện thi thì phải học thêm. Và thực tế cuộc đua học thêm đã diễn ra quyết liệt đến độ gay gắt, hồi hộp. Một phụ huynh than: “Dù chỉ còn một bài khảo sát chất lượng bằng tiếng Anh để phân loại học sinh nhưng không chỉ con mệt, mẹ mệt, mà cả gia đình cũng mệt vì lo lắng”. Thậm chí, có phụ huynh còn phải xin nghỉ phép cả tuần lễ để lo chuyện đưa đón, ăn uống cho con học luyện thi với một thời khóa biểu ken dày, vừa tại trung tâm, vừa tại nhà giáo viên. Lịch học chật kín cả một tuần lễ, sáng lẫn chiều, là chuyện phổ biến đối với các thí sinh nhí đang mơ ước chiếc vé vào cổng trường này.
Đây là một cuộc thi tuyển các học sinh tốp đầu, theo kiểu “hớt váng”, nên độ nóng kỳ thi và tỷ lệ chọi cao là điều không khó hiểu. Chưa bàn đến việc có nên tổ chức thi tuyển vào lớp 6 như vậy không, nhưng vấn đề là các phụ huynh nên cân nhắc và đánh giá đúng khả năng, niềm đam mê của con mình khi quyết định đăng ký cho con tham gia kỳ thi này. Tôi không có ý phủ nhận những thành tích của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa những năm qua trong việc đào tạo ra các học sinh giỏi, nhưng nay nhiều trường ở nhiều quận - huyện cũng đã đạt được thành tích đào tạo rất tốt. Do vậy, không nhất thiết phải cho con vào học trường điểm.
Tôi lấy một ví dụ, trước kỳ thi vào lớp 10 năm nay, một anh đồng nghiệp của tôi có con học lớp 9 tại một trường điểm khá danh giá của một quận trung tâm, đã mời thầy kèm cả 2 môn Toán và Văn, rồi còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm lớn mà học phí mỗi khóa (3 tháng) ngót nghét chục triệu đồng. Niềm vui mà anh ấy lúc nào cũng tự hào là tên con mình luôn nằm trong tốp đầu của lớp. Nhưng kết quả số điểm con anh ấy đạt được trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua không như mong muốn. Trong khi ấy, một chị đồng nghiệp có con học lớp 9 tại Trường THCS Minh Đức (quận 1) - ngôi trường “hơi hẻo” về đẳng cấp so với nhiều trường khác, tiếng Anh thì chồng chị tự kèm cho cháu, vậy mà kết quả thi vừa qua, cháu được 41 điểm, và nghe nói, cháu không phải là học sinh duy nhất của trường đạt điểm thi cao như vậy. Cứ đầu năm xem danh sách các thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 các ngôi trường nổi tiếng của TPHCM như Trường THPT Lê Hồng Phong hay Phổ thông Năng khiếu, sẽ thấy số học sinh lớp 9 trúng tuyển vào đây vốn xuất thân từ rất nhiều trường THCS, không chỉ ở các quận trung tâm, mà cả ở các quận ven như Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức…
Ai cũng mong con mình được vào học trường tốt, đó là mong muốn chính đáng, nhưng cũng không nên quên rằng chất lượng giáo dục đang có xu hướng được nâng cao, đồng đều; khoảng cách nội thành và ngoại thành, trường điểm và trường thường đang được rút ngắn.
Đã có thi tuyển thì phải có luyện thi; có luyện thi thì phải học thêm. Và thực tế cuộc đua học thêm đã diễn ra quyết liệt đến độ gay gắt, hồi hộp. Một phụ huynh than: “Dù chỉ còn một bài khảo sát chất lượng bằng tiếng Anh để phân loại học sinh nhưng không chỉ con mệt, mẹ mệt, mà cả gia đình cũng mệt vì lo lắng”. Thậm chí, có phụ huynh còn phải xin nghỉ phép cả tuần lễ để lo chuyện đưa đón, ăn uống cho con học luyện thi với một thời khóa biểu ken dày, vừa tại trung tâm, vừa tại nhà giáo viên. Lịch học chật kín cả một tuần lễ, sáng lẫn chiều, là chuyện phổ biến đối với các thí sinh nhí đang mơ ước chiếc vé vào cổng trường này.
Đây là một cuộc thi tuyển các học sinh tốp đầu, theo kiểu “hớt váng”, nên độ nóng kỳ thi và tỷ lệ chọi cao là điều không khó hiểu. Chưa bàn đến việc có nên tổ chức thi tuyển vào lớp 6 như vậy không, nhưng vấn đề là các phụ huynh nên cân nhắc và đánh giá đúng khả năng, niềm đam mê của con mình khi quyết định đăng ký cho con tham gia kỳ thi này. Tôi không có ý phủ nhận những thành tích của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa những năm qua trong việc đào tạo ra các học sinh giỏi, nhưng nay nhiều trường ở nhiều quận - huyện cũng đã đạt được thành tích đào tạo rất tốt. Do vậy, không nhất thiết phải cho con vào học trường điểm.
Tôi lấy một ví dụ, trước kỳ thi vào lớp 10 năm nay, một anh đồng nghiệp của tôi có con học lớp 9 tại một trường điểm khá danh giá của một quận trung tâm, đã mời thầy kèm cả 2 môn Toán và Văn, rồi còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm lớn mà học phí mỗi khóa (3 tháng) ngót nghét chục triệu đồng. Niềm vui mà anh ấy lúc nào cũng tự hào là tên con mình luôn nằm trong tốp đầu của lớp. Nhưng kết quả số điểm con anh ấy đạt được trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua không như mong muốn. Trong khi ấy, một chị đồng nghiệp có con học lớp 9 tại Trường THCS Minh Đức (quận 1) - ngôi trường “hơi hẻo” về đẳng cấp so với nhiều trường khác, tiếng Anh thì chồng chị tự kèm cho cháu, vậy mà kết quả thi vừa qua, cháu được 41 điểm, và nghe nói, cháu không phải là học sinh duy nhất của trường đạt điểm thi cao như vậy. Cứ đầu năm xem danh sách các thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 các ngôi trường nổi tiếng của TPHCM như Trường THPT Lê Hồng Phong hay Phổ thông Năng khiếu, sẽ thấy số học sinh lớp 9 trúng tuyển vào đây vốn xuất thân từ rất nhiều trường THCS, không chỉ ở các quận trung tâm, mà cả ở các quận ven như Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức…
Ai cũng mong con mình được vào học trường tốt, đó là mong muốn chính đáng, nhưng cũng không nên quên rằng chất lượng giáo dục đang có xu hướng được nâng cao, đồng đều; khoảng cách nội thành và ngoại thành, trường điểm và trường thường đang được rút ngắn.