Không mở rộng chế độ cảnh vệ với Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, lãnh đạo tỉnh

Dự án Luật Cảnh vệ vừa được Quốc hội thông qua chiều nay, 20-6, với một nội dung quan trọng là cán bộ cảnh vệ phải tuyệt đối giữ bí mật công tác; nghiêm cấm việc làm lộ thông tin, bí mật liên quan đến đối tượng cảnh vệ.
Cán bộ cảnh vệ phải tuyệt đối giữ bí mật công tác
Cán bộ cảnh vệ phải tuyệt đối giữ bí mật công tác

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung của dự thảo luật trước khi Quốc hội thực hiện biểu quyết, Chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt nhắc lại ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng cảnh vệ là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vì cho rằng, Chánh án là người đứng đầu cơ quan tư pháp, được Quốc hội bầu, đồng thời bảo đảm tương xứng với vị trí quan trọng của cơ quan lập pháp và hành pháp.

Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng cảnh vệ là một số lãnh đạo chủ chốt cấp bộ, ngành, cấp tỉnh được áp dụng biện pháp cảnh vệ.

Tuy nhiên, theo ông Võ Trọng Việt, việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng cảnh vệ cần xem xét trên các nội dung, tiêu chí cụ thể, đó phải là người có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh chính trị, lợi ích quốc gia, dân tộc, cần có chế độ bảo vệ đặc biệt.

Ngoài ra, cần phân biệt rõ giữa “hoạt động cảnh vệ” với “hoạt động bảo vệ” để phát huy hiệu quả và phù hợp với tính chất hoạt động của từng lĩnh vực công tác, tránh chồng chéo, tăng biên chế, tổ chức. Hơn nữa, nếu bổ sung các chức danh cần có chế độ bảo vệ đặc biệt này thì cũng cần bổ sung các chức vụ khác tương đương…

Trong trường hợp thật sự cần thiết, Chính phủ sẽ trình UB Thường vụ Quốc hội bổ sung đối tượng cảnh vệ (theo quy định tại khoản 5 Điều 10).

Do đó, 18 nhóm các chức danh được áp dụng chế độ cảnh vệ được giữ nguyên như dự thảo Luật.

Về nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ, luật có một điều khoản quy định nghiêm cấm cán bộ cảnh vệ làm lộ thông tin, bí mật liên quan đến đối tượng cảnh vệ, công tác cảnh vệ.

Tin cùng chuyên mục