Sau phần tranh luận giữa các luật sư bào chữa với đại diện Viện kiểm sát, các bị cáo tiếp tục bổ sung thêm lời tự bào chữa và đối đáp với cơ quan tố tụng.
Xin được tại ngoại
Là người đầu tiên tiếp tục tự bào chữa, ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) đã bày tỏ sự tôn trọng đối với đại diện Viện kiểm sát, đồng thời đề nghị HĐXX và đại diện cơ quan tố tụng xem xét thêm một số nội dung. Ông Thăng bày tỏ sự không đồng tình với đại diện Viện kiểm sát khi cáo buộc tội “lợi ích nhóm”. “Việc thủ trưởng bổ nhiệm cán bộ là hết sức bình thường, không thể quy trách nhiệm cứ bổ nhiệm là có lợi ích nhóm. Những anh ngồi đây, từ anh Thực trở xuống, đều do bị cáo bổ nhiệm cả. Đây không thuần túy là lời buộc tội mà còn là lương tâm, trách nhiệm, danh dự của bị cáo và của cả một tập thể lớn với rất nhiều người...”, ông Đinh La Thăng nói.
Về nhận định của Viện kiểm sát rằng nguyên Chủ tịch HĐTV PVN không nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho cấp dưới, ông Đinh La Thăng đã trình bày: “Bản thân bị cáo là người lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn PVN tại thời điểm trước tháng 8-2011.
Bị cáo đã nhận trách nhiệm chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐTV PVN và cũng sẵn sàng nhận trách nhiệm của bị cáo cho tất cả các cán bộ dưới quyền. Chỉ vì mục tiêu đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nên dẫn đến sai phạm chứ không vì động cơ cá nhân, không mục đích vụ lợi. Bị cáo nhận hoàn toàn trách nhiệm trong tất cả những điều này và hoàn toàn không có chuyện đổ lỗi cho cấp dưới...”.
Liên quan tới vấn đề PVN chỉ định thầu cho PVC đối với dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng cho rằng, chủ trương chỉ định thầu không phải do bản thân cao hứng hay nhất thời nghĩ ra mà đã được Chính phủ đồng ý. “PVN được chỉ định cho các đơn vị thành viên được thực hiện các dự án. Các đơn vị thành viên, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, mạnh về mặt nào thì được tập đoàn chỉ định ở lĩnh vực đó. Về xây lắp thì PVC là mạnh nhất...”, ông Thăng lý giải.
Về hợp đồng EPC 33 tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng cho rằng, xuyên suốt trong bản luận tội của Viện kiểm sát cho rằng Chủ tịch HĐTV PVN phải biết và phải chỉ đạo về mọi điều. Trong khi thực tế bị cáo chỉ thực hiện trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của mình mà không được can thiệp vượt quá. Trong khi đó, liên quan tới việc tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và trên 1.312 tỷ đồng cho PVC, ông Đinh La Thăng cho rằng, luôn ý thức được tiền của PVN là tiền của dân, tiền Nhà nước giao cho nên phải có trách nhiệm sử dụng hiệu quả nên cả 3 lần nhận được văn bản đề nghị đều không đồng ý tạm ứng tiền. Cuối cùng, trong phần đối đáp và bổ sung bào chữa của mình, ông Đinh La Thăng đề nghị được HĐXX xem xét lại tội danh và thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng việc cho tại ngoại vì cho rằng hành vi vi phạm của bản thân không gây nguy hiểm cho xã hội.
Cũng bổ sung tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó tổng giám đốc PVN) xin hoàn toàn nhận trách nhiệm về sai phạm đã xảy ra. “Bị cáo đã ân hận về lỗi lầm của mình, trong lỗi lầm này bị cáo không có tư lợi, không tơ hào gì”, bị cáo Khánh bày tỏ. Tiếp tục trình bày, bị cáo Khánh cho biết, bản thân bị bệnh tim mạch, huyết áp cao và còn có mẹ già 80 tuổi nên mong muốn được tại ngoại.
Trong khi đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) trong phần bổ sung ý kiến bào chữa tiếp tục cho rằng việc bản thân bị kết tội tham ô tài sản còn chưa rõ ràng. Hơn nữa, bản thân và gia đình tự nguyện nộp 4 tỷ đồng khắc phục, thể hiện nhận thức trách nhiệm của một người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm.
Tranh tụng căng thẳng
Trước đó, tranh luận lại với đại diện Viện kiểm sát, luật sư Nguyễn Văn Quynh bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho biết, khi nêu quan điểm tranh luận đã đề nghị xem xét thế nào là hành vi quanh co và chối tội. Cũng như việc Viện kiểm sát không đưa ra được chứng cứ nào chứng tỏ bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận để ký hợp đồng EPC số 33. Lời khai của các bị cáo cho thấy các cuộc họp giao ban, bị cáo Thanh đều có chỉ đạo hàng tuần nhưng hồ sơ vụ án lại không thấy một biên bản họp nào của PVC. Theo luật sư, việc đại diện cơ quan tố tụng suy diễn theo kiểu ông là chủ tịch HĐQT thì ông phải biết hết, phải chỉ đạo bị cáo Thuận. “Suy diễn đó thiếu căn cứ, cũng giống như suy diễn đối với bị cáo Đinh La Thăng trong vụ này, ông là Chủ tịch HĐTV PVN, ông phải chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng như vậy không thuyết phục”, luật sư Quynh thẳng thắn. Từ những phân tích của mình, luật sư Quynh đề nghị HĐXX xem xét, tuyên bị cáo Trịnh Xuân Thanh vô tội về hành vi cố ý làm trái. Trong khi đó, luật sư Lê Văn Thiệp đã tranh luận cho rằng trong vụ án, ông Đinh La Thăng và đồng phạm không phải là tội phạm có tổ chức.
Đề cập tới tội tham ô tài sản, luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng, việc cơ quan công tố buộc tội dựa trên lời khai bất lợi, không nhớ chính xác thời gian của một số bị cáo và người liên quan là chưa đủ căn cứ, đặc biệt là việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người với mức án tử hình hoặc chung thân. Do đó, luật sư Phúc đề nghị HĐXX xem xét vấn đề thu thập thêm chứng cứ pháp lý, sử dụng để nghị án và đưa vào bản án.
Trong khi đó, đối đáp lại các ý kiến của luật sư và phần tự bào chữa bổ sung của nhiều bị cáo, ông Đào Thịnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa đã khẳng định, phiên tòa đã thể hiện được sự dân chủ. Viện kiểm sát cơ bản đã trả lời hết các ý kiến luật sư nêu ra. Cơ quan tố tụng đã dẫn chứng việc buộc tội các bị cáo là đúng người, đúng tội. Cùng với đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo cũng được cân nhắc, xem xét để áp dụng.
Xin được tại ngoại
Là người đầu tiên tiếp tục tự bào chữa, ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) đã bày tỏ sự tôn trọng đối với đại diện Viện kiểm sát, đồng thời đề nghị HĐXX và đại diện cơ quan tố tụng xem xét thêm một số nội dung. Ông Thăng bày tỏ sự không đồng tình với đại diện Viện kiểm sát khi cáo buộc tội “lợi ích nhóm”. “Việc thủ trưởng bổ nhiệm cán bộ là hết sức bình thường, không thể quy trách nhiệm cứ bổ nhiệm là có lợi ích nhóm. Những anh ngồi đây, từ anh Thực trở xuống, đều do bị cáo bổ nhiệm cả. Đây không thuần túy là lời buộc tội mà còn là lương tâm, trách nhiệm, danh dự của bị cáo và của cả một tập thể lớn với rất nhiều người...”, ông Đinh La Thăng nói.
Về nhận định của Viện kiểm sát rằng nguyên Chủ tịch HĐTV PVN không nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho cấp dưới, ông Đinh La Thăng đã trình bày: “Bản thân bị cáo là người lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn PVN tại thời điểm trước tháng 8-2011.
Bị cáo đã nhận trách nhiệm chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐTV PVN và cũng sẵn sàng nhận trách nhiệm của bị cáo cho tất cả các cán bộ dưới quyền. Chỉ vì mục tiêu đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nên dẫn đến sai phạm chứ không vì động cơ cá nhân, không mục đích vụ lợi. Bị cáo nhận hoàn toàn trách nhiệm trong tất cả những điều này và hoàn toàn không có chuyện đổ lỗi cho cấp dưới...”.
Liên quan tới vấn đề PVN chỉ định thầu cho PVC đối với dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng cho rằng, chủ trương chỉ định thầu không phải do bản thân cao hứng hay nhất thời nghĩ ra mà đã được Chính phủ đồng ý. “PVN được chỉ định cho các đơn vị thành viên được thực hiện các dự án. Các đơn vị thành viên, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, mạnh về mặt nào thì được tập đoàn chỉ định ở lĩnh vực đó. Về xây lắp thì PVC là mạnh nhất...”, ông Thăng lý giải.
Về hợp đồng EPC 33 tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng cho rằng, xuyên suốt trong bản luận tội của Viện kiểm sát cho rằng Chủ tịch HĐTV PVN phải biết và phải chỉ đạo về mọi điều. Trong khi thực tế bị cáo chỉ thực hiện trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của mình mà không được can thiệp vượt quá. Trong khi đó, liên quan tới việc tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và trên 1.312 tỷ đồng cho PVC, ông Đinh La Thăng cho rằng, luôn ý thức được tiền của PVN là tiền của dân, tiền Nhà nước giao cho nên phải có trách nhiệm sử dụng hiệu quả nên cả 3 lần nhận được văn bản đề nghị đều không đồng ý tạm ứng tiền. Cuối cùng, trong phần đối đáp và bổ sung bào chữa của mình, ông Đinh La Thăng đề nghị được HĐXX xem xét lại tội danh và thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng việc cho tại ngoại vì cho rằng hành vi vi phạm của bản thân không gây nguy hiểm cho xã hội.
Cũng bổ sung tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó tổng giám đốc PVN) xin hoàn toàn nhận trách nhiệm về sai phạm đã xảy ra. “Bị cáo đã ân hận về lỗi lầm của mình, trong lỗi lầm này bị cáo không có tư lợi, không tơ hào gì”, bị cáo Khánh bày tỏ. Tiếp tục trình bày, bị cáo Khánh cho biết, bản thân bị bệnh tim mạch, huyết áp cao và còn có mẹ già 80 tuổi nên mong muốn được tại ngoại.
Trong khi đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) trong phần bổ sung ý kiến bào chữa tiếp tục cho rằng việc bản thân bị kết tội tham ô tài sản còn chưa rõ ràng. Hơn nữa, bản thân và gia đình tự nguyện nộp 4 tỷ đồng khắc phục, thể hiện nhận thức trách nhiệm của một người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm.
Tranh tụng căng thẳng
Trước đó, tranh luận lại với đại diện Viện kiểm sát, luật sư Nguyễn Văn Quynh bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho biết, khi nêu quan điểm tranh luận đã đề nghị xem xét thế nào là hành vi quanh co và chối tội. Cũng như việc Viện kiểm sát không đưa ra được chứng cứ nào chứng tỏ bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận để ký hợp đồng EPC số 33. Lời khai của các bị cáo cho thấy các cuộc họp giao ban, bị cáo Thanh đều có chỉ đạo hàng tuần nhưng hồ sơ vụ án lại không thấy một biên bản họp nào của PVC. Theo luật sư, việc đại diện cơ quan tố tụng suy diễn theo kiểu ông là chủ tịch HĐQT thì ông phải biết hết, phải chỉ đạo bị cáo Thuận. “Suy diễn đó thiếu căn cứ, cũng giống như suy diễn đối với bị cáo Đinh La Thăng trong vụ này, ông là Chủ tịch HĐTV PVN, ông phải chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng như vậy không thuyết phục”, luật sư Quynh thẳng thắn. Từ những phân tích của mình, luật sư Quynh đề nghị HĐXX xem xét, tuyên bị cáo Trịnh Xuân Thanh vô tội về hành vi cố ý làm trái. Trong khi đó, luật sư Lê Văn Thiệp đã tranh luận cho rằng trong vụ án, ông Đinh La Thăng và đồng phạm không phải là tội phạm có tổ chức.
Đề cập tới tội tham ô tài sản, luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng, việc cơ quan công tố buộc tội dựa trên lời khai bất lợi, không nhớ chính xác thời gian của một số bị cáo và người liên quan là chưa đủ căn cứ, đặc biệt là việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người với mức án tử hình hoặc chung thân. Do đó, luật sư Phúc đề nghị HĐXX xem xét vấn đề thu thập thêm chứng cứ pháp lý, sử dụng để nghị án và đưa vào bản án.
Trong khi đó, đối đáp lại các ý kiến của luật sư và phần tự bào chữa bổ sung của nhiều bị cáo, ông Đào Thịnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa đã khẳng định, phiên tòa đã thể hiện được sự dân chủ. Viện kiểm sát cơ bản đã trả lời hết các ý kiến luật sư nêu ra. Cơ quan tố tụng đã dẫn chứng việc buộc tội các bị cáo là đúng người, đúng tội. Cùng với đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo cũng được cân nhắc, xem xét để áp dụng.