Báo cáo với Thủ tướng, đồng chí Trần Ngọc Thuận, Bí thư kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, VRG là tập đoàn kinh tế nông nghiệp quy mô lớn với 415.000ha tại nhiều tỉnh thành, kể cả ở Lào và Campuchia với số vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng.
Trải qua nhiều bước thăng trầm, những năm qua dù giá mủ cao su giảm khá mạnh nhưng nhờ quản trị tốt nên lợi nhuận vẫn tăng, từ 2.600 tỷ đồng năm 2016 lên 3.600 tỷ đồng năm 2017, thu nhập bình quận 6,5 triệu đồng/lao động/tháng. Nhiệm vụ chính của VRG là trồng và phát triển cây cao su trong nước hơn 300.000ha và 115.000ha ở Campuchia và Lào. Ngoài việc sản xuất kinh doanh đảm bảo lợi nhuận còn làm công tác an ninh quốc phòng và hỗ trợ việc làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong số gần 90.000 lao động ngành cao su có khoảng 30.000 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ thứ hai là phát triển ngành chế biến từ gỗ cao su thanh lý và gỗ nhân tạo MDF (hiện chiếm 50% thị phần cả nước). Công nghiệp chế biến thành phẩm từ mủ cao su, bước đầu có những sản phẩm như găng tay, dây côroa, chỉ phun, keo dán… Mới đây đã nghiên cứu và sản xuất thành công vỏ xe, sẽ liên kết với những đơn vị có nhu cầu để mở rộng sản xuất. VRG còn liên kết các nhà đầu tư trong nước phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trồng mía, chuối, dưa lưới…
Hiện nay, việc cổ phần hóa VRG diễn ra đúng tiến độ và sẽ IPO thời gian tới với những tín hiệu tích cực, đang xem xét nhà đầu tư chiến lược. Bước sang năm 2018, VRG quyết tâm tiếp tục đoàn kết, vượt khó khăn, thực hiện nhiệm vụ năm 2018 với tăng trưởng tốt hơn, tạo việc làm và ổn định địa bàn đứng chân cây cao su. VRG có chương trình phát triển làng công nhân với các thiết chế văn hóa đầy đủ nhằm mang đến nhiều phúc lợi hơn nữa cho công nhân. Mong muốn của VRG là có sự thấu hiểu và chỉ đạo kịp thời cũng như có cơ chế đặc thù cho vùng sâu vùng xa, gắn an ninh quốc phòng với đồng bào các dân tộc.
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ngành cao su có truyền thống lâu đời, một trong những ngành hình thành giai cấp công nhân Việt Nam. Điều được đánh giá cao là trải qua nhiều bước thăng trầm, giá mủ cao su giảm nhưng tập đoàn vẫn có bước phát triển tốt, hiệu quả nhờ biết phát huy truyền thống, duy trì sự đoàn kết, vượt qua khó khăn. Đời sống công nhân tuy chưa cao nhưng ổn định. Thủ tướng nhấn mạnh, VRG cần nâng cao chất lượng, đổi mới quản lý, giao quyền, chịu trách nhiệm. Quá trình cổ phần hóa và tái cơ cấu đòi hỏi sự quản lý tốt, công khai minh bạch, không để thất thoát vốn. Ngoài ra cần đi sâu hơn nữa về công nghiệp chế biến với lộ trình và bước đi có tính toán chặt chẽ. Cần chăm lo, đảm bảo tốt đời sống công nhân, nhất là lao động nữ.
Hiện nay, việc cổ phần hóa VRG diễn ra đúng tiến độ và sẽ IPO thời gian tới với những tín hiệu tích cực, đang xem xét nhà đầu tư chiến lược. Bước sang năm 2018, VRG quyết tâm tiếp tục đoàn kết, vượt khó khăn, thực hiện nhiệm vụ năm 2018 với tăng trưởng tốt hơn, tạo việc làm và ổn định địa bàn đứng chân cây cao su. VRG có chương trình phát triển làng công nhân với các thiết chế văn hóa đầy đủ nhằm mang đến nhiều phúc lợi hơn nữa cho công nhân. Mong muốn của VRG là có sự thấu hiểu và chỉ đạo kịp thời cũng như có cơ chế đặc thù cho vùng sâu vùng xa, gắn an ninh quốc phòng với đồng bào các dân tộc.
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ngành cao su có truyền thống lâu đời, một trong những ngành hình thành giai cấp công nhân Việt Nam. Điều được đánh giá cao là trải qua nhiều bước thăng trầm, giá mủ cao su giảm nhưng tập đoàn vẫn có bước phát triển tốt, hiệu quả nhờ biết phát huy truyền thống, duy trì sự đoàn kết, vượt qua khó khăn. Đời sống công nhân tuy chưa cao nhưng ổn định. Thủ tướng nhấn mạnh, VRG cần nâng cao chất lượng, đổi mới quản lý, giao quyền, chịu trách nhiệm. Quá trình cổ phần hóa và tái cơ cấu đòi hỏi sự quản lý tốt, công khai minh bạch, không để thất thoát vốn. Ngoài ra cần đi sâu hơn nữa về công nghiệp chế biến với lộ trình và bước đi có tính toán chặt chẽ. Cần chăm lo, đảm bảo tốt đời sống công nhân, nhất là lao động nữ.