Cụ thể, về vấn đề BOT, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các bộ và địa phương liên quan tiếp tục rà soát tất cả các dự án BOT giao thông đường bộ, có biện pháp giải quyết tối ưu, chặt chẽ, không để lặp lại tình trạng như trạm thu Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Phó Thủ tướng cho rằng, nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu là do hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP) nói chung, hợp đồng BOT nói riêng còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng theo hình thức BOT còn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm, hiệu quả chưa cao; quy hoạch trạm thu phí chưa khoa học...
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm điểm, xử lý các cá nhân để xảy ra vụ việc 213 container hàng hóa quá cảnh nhưng không xuất cảnh. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan khẩn trương tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân liên quan, kể cả người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra vụ việc; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1-2-2018. Trước đó, Tổng cục Hải quan phát hiện vào giữa năm 2015 có 213 container của 56 doanh nghiệp vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái - TPHCM (cửa khẩu nơi đi) để trung chuyển bằng đường bộ, sau đó xuất đi Campuchia (cửa khẩu nơi đến). Tuy nhiên, số container trên đã được doanh nghiệp vận chuyển khỏi cảng Cát Lái nhưng không được đưa đến cửa khẩu xuất theo quy định.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã có kết luận về xử lý vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng, sử dụng các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô (Hà Nội). Theo quy định của pháp luật về đất đai thì mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng, thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc UBND TP Hà Nội ra quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mương thoát nước Phan Kế Bính (thời hạn 20 năm), mương thoát nước Nghĩa Đô (thời hạn 50 năm) cho doanh nghiệp với hình thức sử dụng riêng, trong đó mương thoát nước Phan Kế Bính đã được quy hoạch sử dụng để mở rộng đường Phan Kế Bính là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và quy hoạch.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm điểm, xử lý các cá nhân để xảy ra vụ việc 213 container hàng hóa quá cảnh nhưng không xuất cảnh. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan khẩn trương tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân liên quan, kể cả người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra vụ việc; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1-2-2018. Trước đó, Tổng cục Hải quan phát hiện vào giữa năm 2015 có 213 container của 56 doanh nghiệp vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái - TPHCM (cửa khẩu nơi đi) để trung chuyển bằng đường bộ, sau đó xuất đi Campuchia (cửa khẩu nơi đến). Tuy nhiên, số container trên đã được doanh nghiệp vận chuyển khỏi cảng Cát Lái nhưng không được đưa đến cửa khẩu xuất theo quy định.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã có kết luận về xử lý vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng, sử dụng các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô (Hà Nội). Theo quy định của pháp luật về đất đai thì mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng, thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc UBND TP Hà Nội ra quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mương thoát nước Phan Kế Bính (thời hạn 20 năm), mương thoát nước Nghĩa Đô (thời hạn 50 năm) cho doanh nghiệp với hình thức sử dụng riêng, trong đó mương thoát nước Phan Kế Bính đã được quy hoạch sử dụng để mở rộng đường Phan Kế Bính là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và quy hoạch.
Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẩn trương kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm nói trên theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng trước ngày 1-4-2018.