Đã có quá nhiều người bệnh thành nạn nhân, báo chí đã liên tục lên tiếng, đây là hạt sạn tồn tại dai dẳng trong hoạt động y tế TPHCM.
Trước tiên, phải nói ngành y tế chưa làm tròn trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý các phòng khám Trung Quốc sai phạm. Hầu hết các phòng khám này đều không công bố giá cả dịch vụ là đã sai quy định của ngành. Giá cả chỉ được nhân viên phòng khám báo cho bệnh nhân khi họ đã lên giường phẫu thuật, nghĩa là đã “nằm trên thớt” và không có đường lùi. Sau khi khám, siêu âm, xét nghiệm, lẽ ra phải có kết luận bệnh và tư vấn cho bệnh nhân, nhưng quy trình này hoàn toàn không được các phòng khám Trung Quốc thực hiện. Không thể cho rằng khó xử lý vì không có bằng chứng, thực tế Báo SGGP và nhiều báo khác đã từng đăng nhiều bài phản ánh tình trạng này; báo chí và nhiều nạn nhân của phòng khám Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ngành y tế để vạch mặt những kẻ làm tiền người bệnh.
Mới đây, khi Sở Y tế TPHCM làm việc với các phòng khám Trung Quốc, Thanh tra Y tế cho biết sẽ xem xét lại các danh mục kỹ thuật, nhất là các dịch vụ liên quan đến các bệnh nhạy cảm, thường xảy ra vi phạm tại các phòng khám, nếu cần thiết sẽ không duyệt cho các phòng khám thực hiện. Rõ ràng, thanh tra có không ít quyền lực để chế tài các sai phạm, vấn đề là cần phải quyết liệt thực thi, xử lý. Có một thực trạng rất hiển nhiên là việc bác sĩ cho thuê bằng, phụ trách chuyên môn các phòng khám Trung Quốc đều là các bác sĩ Việt Nam nhưng không làm việc mà để mặc phòng khám muốn làm gì thì làm. Dư luận kêu gọi lương tâm và trách nhiệm của người bác sĩ - điều đó là cần thiết, nhưng không thể thiếu các biện pháp kiểm tra, giám sát và chế tài. Trong việc này, trách nhiệm cũng thuộc về Thanh tra Y tế. Phanh phui được nạn cho thuê bằng, áp dụng biện pháp buộc tạm ngưng hoạt động khi phát hiện sai phạm, có như vậy mới khiến các chủ đầu tư phòng khám “tâm phục, khẩu phục”.
Nhiều nạn nhân cho biết họ đến các phòng khám này để khám điều trị bệnh khi lên mạng hay đọc các quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Hãy gõ thử một từ khóa về tên một phòng khám Trung Quốc, các ô cửa sổ sẽ dai dẳng hiện ra, dù bạn đã nhiều lần đóng lại. Nếu lỡ chat với các “tư vấn viên” của phòng khám, bạn sẽ như con mồi, bị đeo bám đủ kiểu. Các bài viết PR cho một số phòng khám cũng dẫn dắt người bệnh vào bẫy, đa số là người hạn chế hiểu biết về kiến thức y học. “Hãy là người tiêu dùng thông minh” - lời căn dặn ấy cũng nên áp dụng trong trường hợp này.
Trước tiên, phải nói ngành y tế chưa làm tròn trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý các phòng khám Trung Quốc sai phạm. Hầu hết các phòng khám này đều không công bố giá cả dịch vụ là đã sai quy định của ngành. Giá cả chỉ được nhân viên phòng khám báo cho bệnh nhân khi họ đã lên giường phẫu thuật, nghĩa là đã “nằm trên thớt” và không có đường lùi. Sau khi khám, siêu âm, xét nghiệm, lẽ ra phải có kết luận bệnh và tư vấn cho bệnh nhân, nhưng quy trình này hoàn toàn không được các phòng khám Trung Quốc thực hiện. Không thể cho rằng khó xử lý vì không có bằng chứng, thực tế Báo SGGP và nhiều báo khác đã từng đăng nhiều bài phản ánh tình trạng này; báo chí và nhiều nạn nhân của phòng khám Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ngành y tế để vạch mặt những kẻ làm tiền người bệnh.
Mới đây, khi Sở Y tế TPHCM làm việc với các phòng khám Trung Quốc, Thanh tra Y tế cho biết sẽ xem xét lại các danh mục kỹ thuật, nhất là các dịch vụ liên quan đến các bệnh nhạy cảm, thường xảy ra vi phạm tại các phòng khám, nếu cần thiết sẽ không duyệt cho các phòng khám thực hiện. Rõ ràng, thanh tra có không ít quyền lực để chế tài các sai phạm, vấn đề là cần phải quyết liệt thực thi, xử lý. Có một thực trạng rất hiển nhiên là việc bác sĩ cho thuê bằng, phụ trách chuyên môn các phòng khám Trung Quốc đều là các bác sĩ Việt Nam nhưng không làm việc mà để mặc phòng khám muốn làm gì thì làm. Dư luận kêu gọi lương tâm và trách nhiệm của người bác sĩ - điều đó là cần thiết, nhưng không thể thiếu các biện pháp kiểm tra, giám sát và chế tài. Trong việc này, trách nhiệm cũng thuộc về Thanh tra Y tế. Phanh phui được nạn cho thuê bằng, áp dụng biện pháp buộc tạm ngưng hoạt động khi phát hiện sai phạm, có như vậy mới khiến các chủ đầu tư phòng khám “tâm phục, khẩu phục”.
Nhiều nạn nhân cho biết họ đến các phòng khám này để khám điều trị bệnh khi lên mạng hay đọc các quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Hãy gõ thử một từ khóa về tên một phòng khám Trung Quốc, các ô cửa sổ sẽ dai dẳng hiện ra, dù bạn đã nhiều lần đóng lại. Nếu lỡ chat với các “tư vấn viên” của phòng khám, bạn sẽ như con mồi, bị đeo bám đủ kiểu. Các bài viết PR cho một số phòng khám cũng dẫn dắt người bệnh vào bẫy, đa số là người hạn chế hiểu biết về kiến thức y học. “Hãy là người tiêu dùng thông minh” - lời căn dặn ấy cũng nên áp dụng trong trường hợp này.