Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong buổi làm việc với Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt trong cuối tháng 4-2018 vừa qua.
Thủ tướng nêu rõ, lập đặc khu thì phải tốt hơn, thuận lợi hơn cho cuộc sống của người dân bản địa, kể cả trước và sau khi Luật có hiệu lực. Ba đặc khu kinh tế gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ giới hạn tại ba tỉnh này mà là của cả nước. Do đó, ba tỉnh cần nghiêm khắc chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, quản lý rừng, quản lý môi trường. Phải bảo đảm trật tự xã hội, không để “cò đất”, xã hội đen mua bán đất lộng hành trên địa bàn.
Đại diện tỉnh Quảng Ninh cho biết, năm 2017, tỉnh đã rà soát tất cả các dự án trên địa bàn Vân Đồn và thu hồi 9 dự án nhỏ, lẻ với khoảng 352ha không triển khai. Tỉnh nghiêm cấm việc chuyển đổi đất rừng, nuôi trồng thủy sản trong thời điểm này. Thời gian qua, xuất hiện một số cò đất đến Vân Đồn để tạo “bong bóng” nhà đất. Tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, khống chế vấn đề này. Tại Vân Đồn, gần như toàn bộ quy hoạch chi tiết 1/500 đã dừng lại để chờ quy hoạch chung báo cáo Thủ tướng phê duyệt trên tinh thần là khu hành chính-kinh tế đặc biệt. Tỉnh đã hoàn thiện đề án về đặc khu Vân Đồn, đang trình Hội đồng thẩm định.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, đất đai là vấn đề nóng tại Phú Quốc, nhất là về tình trạng xây dựng trái phép, mua bán đất trái phép. Từ tháng 10-2017 đến nay, tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm. Tình hình này có xu hướng chững lại chứ chưa chấm dứt hẳn.
Còn theo đại diện tỉnh Khánh Hòa, tình hình đất đai ở Bắc Vân Phong cũng diễn biến phức tạp. Kể từ tháng 12-2017, tỉnh không cấp thêm giấy phép xây dựng dự án mới mà chỉ thực hiện quản lý chặt các dự án đã có. Địa phương cũng thành lập tổ liên ngành.
Được biết, trong tháng 5-2018, Quốc hội sẽ thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo định hướng là đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Thủ tướng nêu rõ, lập đặc khu thì phải tốt hơn, thuận lợi hơn cho cuộc sống của người dân bản địa, kể cả trước và sau khi Luật có hiệu lực. Ba đặc khu kinh tế gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ giới hạn tại ba tỉnh này mà là của cả nước. Do đó, ba tỉnh cần nghiêm khắc chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, quản lý rừng, quản lý môi trường. Phải bảo đảm trật tự xã hội, không để “cò đất”, xã hội đen mua bán đất lộng hành trên địa bàn.
Đại diện tỉnh Quảng Ninh cho biết, năm 2017, tỉnh đã rà soát tất cả các dự án trên địa bàn Vân Đồn và thu hồi 9 dự án nhỏ, lẻ với khoảng 352ha không triển khai. Tỉnh nghiêm cấm việc chuyển đổi đất rừng, nuôi trồng thủy sản trong thời điểm này. Thời gian qua, xuất hiện một số cò đất đến Vân Đồn để tạo “bong bóng” nhà đất. Tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, khống chế vấn đề này. Tại Vân Đồn, gần như toàn bộ quy hoạch chi tiết 1/500 đã dừng lại để chờ quy hoạch chung báo cáo Thủ tướng phê duyệt trên tinh thần là khu hành chính-kinh tế đặc biệt. Tỉnh đã hoàn thiện đề án về đặc khu Vân Đồn, đang trình Hội đồng thẩm định.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, đất đai là vấn đề nóng tại Phú Quốc, nhất là về tình trạng xây dựng trái phép, mua bán đất trái phép. Từ tháng 10-2017 đến nay, tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm. Tình hình này có xu hướng chững lại chứ chưa chấm dứt hẳn.
Còn theo đại diện tỉnh Khánh Hòa, tình hình đất đai ở Bắc Vân Phong cũng diễn biến phức tạp. Kể từ tháng 12-2017, tỉnh không cấp thêm giấy phép xây dựng dự án mới mà chỉ thực hiện quản lý chặt các dự án đã có. Địa phương cũng thành lập tổ liên ngành.
Được biết, trong tháng 5-2018, Quốc hội sẽ thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo định hướng là đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.