Khởi sắc liên kết sản xuất trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên: Chưa tương xứng tiềm năng

Dù đã có nhiều mô hình liên kết sản xuất giữa cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) tại khu vực Tây Nguyên nhưng những hạn chế về trình độ canh tác, nhận định, đánh giá thị trường hay phong tục tập quán khiến các chuỗi liên kết còn thiếu và yếu, giá trị mang lại chưa tương xứng với tiềm năng.

Người dân trồng khoai lang tại Đắk Nông liên tục gặp khó trong tiêu thụ vì thiếu liên kết, thông tin thị trường. Ảnh: MAI CƯỜNG
Người dân trồng khoai lang tại Đắk Nông liên tục gặp khó trong tiêu thụ vì thiếu liên kết, thông tin thị trường. Ảnh: MAI CƯỜNG

Quy mô nhỏ lẻ

Tại Lâm Đồng, đi sâu vào vùng đồng bào DTTS, dù bà con đã có những nỗ lực trong việc đưa nông sản địa phương vươn ra khỏi vùng đất của mình nhưng cũng còn hết sức khó khăn. Gần 10 năm nay, chị Ka Đ’Rờng (thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên) miệt mài “thuần dưỡng” cây trà dây (một loại cây quý của đồng bào Mạ, S’Tiêng) từ rừng nguyên sinh Cát Tiên về trồng trong vườn nhà, từ đó chị mở ra hướng sản xuất cây dược liệu cho vùng núi sâu này.

Với mức giá bán 300.000 đồng/kg tại các khu tuyến điểm du lịch tại Vườn quốc gia Cát Tiên và một bộ phận khách tại các tỉnh phía Nam nhưng chị Ka Đ’Rờng chưa thể mở rộng diện tích hơn 5 sào (5.000m2) hiện có của gia đình. Để có nguồn trà đủ cung cấp cho khách hàng, chị phải kết hợp thu hái trong rừng sâu. “Nhiều người trong vùng cũng thử liên kết với gia đình tôi để làm nhưng sau đó đều bỏ cuộc vì lo sản phẩm làm ra không có thương hiệu, khó bán. Tuy nhiên, hiện nay tôi đã đăng ký tên, nhãn hiệu và đăng ký sản phẩm OCOP của huyện”, chị Ka Đ’Rờng tâm sự.

Sự nghi ngại trong việc xây dựng thương hiệu, khả năng thành công trong liên kết giữa cộng đồng DTTS là lực cản lớn với bất cứ ai muốn dấn thân. Với anh Bon Don Ha Uck (xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) cũng không ngoại lệ. Để có được chuỗi liên kết cà phê sạch “UCK coffee”, 5 năm qua, anh đã hướng dẫn bà con trong cộng đồng của mình làm cà phê “tử tế” từ cách chăm sóc, thu hái, sơ chế sản phẩm.

Chị Mi Len, thành viên liên kết sản xuất cà phê UCK coffee, chia sẻ: “Thời gian đầu, thấy Ha Uck làm cà phê mọi người cũng nghi ngờ lắm. Sau này, thấy sự kiên trì, quyết tâm của anh, luôn tiếp cận, học hỏi các chuyên gia trong và ngoài nước, tiếp cận thị trường, giờ đây các nông hộ rất tin tưởng”. Tuy nhiên, mô hình vẫn dừng lại ở mức cộng đồng nhỏ trong cư dân bản địa tại Ka Đơn.

Nông hội điều hữu cơ tại UBND xã Ia Khai, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hiện có 30 hộ tham gia với diện tích liên kết là 120ha. Ở mô hình này, điều sẽ được các hộ chăm sóc theo hướng hữu cơ. Cách sản xuất này sẽ tốn nhiều chi phí, đổi lại chất lượng điều cao. Tuy nhiên, do không có đơn vị thu mua điều hữu cơ và tổ hợp tác hoạt động cầm chừng, nên bắt buộc người dân phải bán bằng giá như loại điều bình thường dù chất lượng cao hơn.

Trong khi đó, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum), cho biết, trên địa bàn, hiện chỉ có trên 50 tổ liên kết cộng đồng, chưa nhiều so với quy mô 28.000 dân của huyện. Quy mô liên kết chưa lớn, chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh về kỹ thuật, vốn để làm đầu tàu liên kết, dẫn dắt người dân cùng tham gia chuỗi sản xuất.

Thiếu gắn kết

Về xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) những ngày này có thể thấy những ruộng khoai lang trải dài qua nhiều triền đồi. Dù đã đến kỳ thu hoạch nhưng người dân ở đây đang gặp khó vì giá khoai lang quá thấp, thương lái không mặn mà thu mua. Mới thu hoạch xong vườn khoai 1ha, anh Điểu Sang (xã Đắk Búk So) buồn rầu cho hay, năm nay giá khoai rớt thê thảm nên nhiều gia đình đã lỗ nặng vì đầu tư cho mặt hàng nông sản này. “Năm ngoái, thấy khoai lang giá cao từ 12.000-15.000 đồng/kg nhiều người trúng đậm nên gia đình tôi phá rẫy mì để trồng khoai.

Nhưng đến nay, khi vào vụ thu hoạch thì khoai bất ngờ giảm giá còn 4.000-6.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí đầu tư tôi lỗ hơn 20 triệu đồng”, anh Sang cho hay. Ông Nguyễn Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Đắk Búk So, cho biết: “Giá khoai hiện nay rớt mạnh khiến nhiều nông dân trồng khoai không có lời, thậm chí một số gia đình thua lỗ nặng do chi phí đầu tư quá nhiều. Hiện nay, người dân trên địa bàn chủ yếu trồng khoai lang theo hình thức tự phát, chưa có công ty liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nên giá khoai chủ yếu phụ thuộc vào thương lái, thị trường tiêu thụ không ổn định”.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, những năm qua, cây khoai lang của tỉnh phát triển không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là thị trường khoai lang trong nước phụ thuộc chính vào Trung Quốc. Người dân bán cho thương lái và chủ yếu xuất khẩu sang nước bạn bằng đường tiểu ngạch. Khi thị trường Trung Quốc ngưng tiêu thụ thì giá khoai lang trong nước xuống thấp, nông dân bị thiệt hại.

Còn ông Trần Văn Thắng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xanh sầu riêng, bơ Krông Pắc (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk), cho biết, HTX đã liên kết sản xuất với hơn 162ha sầu riêng trên địa bàn, trong đó có nhiều buôn là đồng bào DTTS. Khó khăn lớn nhất hiện nay là người dân vẫn chưa dần thay đổi phương thức sản xuất, vẫn còn sử dụng phân bón, thuốc hóa học không theo liều lượng, ảnh hưởng đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm. Do đó, ngành chức năng cần phải tuyên truyền, định hướng cho người dân về phương thức sản xuất theo hướng bền vững để có thị trường tiêu thụ ổn định.

Th.S Lê Thị Hạnh Phúc, Giảng viên tổ Nông lâm, Trường Cao đẳng Đắk Lắk, cho rằng, thời gian qua, việc liên kết sản xuất, tạo các chuỗi sản phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Dù vậy, không ít HTX, doanh nghiệp điêu đứng vì người dân không tuân thủ theo hợp đồng sản xuất. Đơn cử như niên vụ sầu riêng vừa qua, nhiều doanh nghiệp, HTX bị gãy nguồn hàng cung ứng cho đối tác vì bị người dân bẻ cọc hợp đồng.

TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Bộ NN-PTNT), đánh giá: “Hiện nay, đa số nông dân, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS chưa tạo được chuỗi liên kết trong sản xuất nên không có thị trường tiêu thụ ổn định. Người dân chạy theo hiệu ứng đám đông, thấy mặt hàng nông sản nào có giá trị là đổ xô trồng theo, nên xảy ra tình trạng được mùa mất giá. Do đó, để có thị trường tiêu thụ ổn định, khẳng định được thương hiệu nông sản, nhà nước - nhà đầu tư - nhà nông phải cùng bắt tay để tạo ra chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm mới mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp”.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng gặp… sầu

Xuất khẩu sầu riêng gặp… sầu

Sau thời hoàng kim với giá tăng chóng mặt, hiện xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang đối mặt với giai đoạn khó khăn chưa từng có, khi sản lượng xuất sang Trung Quốc sụt giảm tới 80% và giá giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2025.

Sau 5 năm thực thi, EVFTA đã góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Ảnh minh họa

Khuyến nghị tối ưu hóa lợi ích từ EVFTA

Chiều ngày 24-2, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố báo cáo “Việt Nam sau 5 năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA): Kết quả, yêu cầu và định hướng cải cách”.

Nhộn nhịp khách tàu biển quốc tế đến Việt Nam

Nhộn nhịp khách tàu biển quốc tế đến Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, hàng chục ngàn khách du lịch hành trình trên tàu biển cấp tập đến Việt Nam vui chơi, trải nghiệm. Số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, gần 45.000 lượt khách tàu biển quốc tế đã đến nước ta trong tháng 1-2025 và dự báo con số này tiếp tục tăng mạnh trong mùa cao điểm du lịch năm nay.

Thu hoạch lúa chất lượng cao tại tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CAO PHONG

Định hình lại thương hiệu gạo Việt

Từ vị trí dẫn đầu thế giới, kể từ đầu năm 2025, giá gạo Việt Nam đã lao dốc xuống mức thấp nhất, trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu tăng mạnh. Diễn biến này phản ánh rõ sức cạnh tranh yếu của gạo Việt và sự bấp bênh của thị trường.

“Vị đắng” cam sành

“Vị đắng” cam sành

Cây cam sành có một thời gian đã hiện thực hóa được giấc mộng làm giàu của một số nông dân tại ĐBSCL. Thế nhưng giờ đây, khi nhắc đến cam sành nhiều nông dân chỉ biết ngao ngán đầy chua xót.

Mở rộng đầu tư phải đồng thời với gia tăng hiệu quả

Mở rộng đầu tư phải đồng thời với gia tăng hiệu quả

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng tới 2 con số trong những năm sau. Đây là mục tiêu rất thách thức, theo phân tích của TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Tuy nhiên, “rất thách thức” không phải là không thể.

Ngành nông sản thích ứng nhanh với rào cản mới

Ngành nông sản thích ứng nhanh với rào cản mới

Ngay từ đầu năm 2025, ngành nông sản, thực phẩm Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, nhờ phản ứng nhanh với các rào cản kỹ thuật trên thị trường xuất khẩu, cùng sự vào cuộc khẩn trương từ cơ quan chức năng, đã giúp các doanh nghiệp trong ngành lương thực, thực phẩm và nông sản Việt Nam đứng vững.

Thêm một ngân hàng cho người trẻ vay mua nhà với lãi suất từ 3,99%

Thêm một ngân hàng cho người trẻ vay mua nhà với lãi suất từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo, định hướng của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ có thể mua được nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, thời gian vay lên đến 35 năm nhằm giúp khách hàng sớm chạm tay vào giấc mơ “an cư, lạc nghiệp”.

Giá gạo bán lẻ giảm mạnh, người tiêu dùng bớt lo

Giá gạo bán lẻ giảm mạnh, người tiêu dùng bớt lo

Sau nhiều tháng duy trì ở mức cao bất chấp giá xuất khẩu giảm, ngày 21-2, giá gạo trong nước đã bắt đầu hạ nhiệt, đặc biệt là tại Hà Nội và TPHCM. Theo ghi nhận, một số loại gạo đã giảm tới 20.000 đồng/bao (10kg), mức giảm rõ rệt nhất kể từ đầu năm 2025.

Địa ốc

Phối cảnh một khu nhà ở xã hội tại quận Long Biên (Hà Nội)

Thị trường bất động sản: Nhiều vướng mắc pháp lý cần tháo gỡ

Tại Diễn đàn Bất động sản (BĐS) mùa xuân thường niên lần thứ V do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức ngày 19-2 tại Hà Nội, các chuyên gia dự báo thị trường BĐS năm 2025 sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn đang ở phía trước, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng chung tay tháo gỡ.

Đầu tư

Hoàn thành đường băng thứ 2 sân bay Phù Cát trong 10 tháng

Hoàn thành đường băng thứ 2 sân bay Phù Cát trong 10 tháng

Ngày 23-2, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có kết luận về kiểm tra hiện trường dự án đầu tư, xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ ở khu bay thuộc giai đoạn 1 dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.