Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết phiên giao dịch hôm nay 15-7, tổng giá trị bán ròng trên sàn HOSE của nhà đầu tư nước ngoài gần 60.460 tỷ đồng, tương đương hơn 2,3 tỷ USD. Con số này vượt kỷ lục bán ròng trước đó vào năm 2021 ở mức 58.000 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch ngày 15-7 chịu áp lực lớn từ khối ngoại vì lực “xả hàng” mạnh. VN-Index đã mất mốc 1.280 điểm sau phiên giảm thứ 5 liên tục. Trong nội bộ các nhóm ngành đều có sự phân hóa.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có VPB giảm 1,05%, TPB giảm 1,67%, NAB giảm 1,1%; VCB, BID, ACB, TCB, BVB giảm gần 1%. Ngược lại, HDB tăng 1,04%, MSB tăng 1,04%; MBB, CTG, LPB tăng gần 1%.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán lại nghiêng về sắc đỏ: VND giảm 1,52%; HCM, FTS, VDS, SSI, BVS giảm gần 1%...
Nhóm xây dựng - bất động sản cũng phân hóa mạnh: BCM tăng 3,38%, HDG tăng 3,18%, NLG tăng 1,86%, DPG tăng 2,05%, IJC tăng 1,91%; BCG, TCH giảm gần 1%. Ngược lại, VRE giảm 2,93%, VHM giảm 1,3%, NTL giảm 1,42%, DXG giảm 1,72%, HDC giảm 1,49%; KDH, DIG, VIC, NVL, CTD, SZC giảm gần 1%.
Nhóm sản xuất cũng có sự phân hóa nhưng các cổ phiếu tăng với biên độ lớn hơn: LBM, IMP tăng trần; GEX tăng 2,17%, BSR tăng 2,54%, VGT tăng 2,3%, AAA tăng 2,48%, SBT tăng 2,43%, DRC giảm 1,96%. Ngược lại, TCM giảm 2,65%, HSG giảm 1,41%, DCM giảm 1,01%, ANV giảm 1,25%; HPG, MSN, DGC, VNM, BAF giảm gần 1%.
Ngoài ra, nhóm công nghệ thông tin, bán lẻ cũng giảm điểm: CMG giảm 2,66%, CTR giảm 1,09%. VGI giảm 1,01%; FRT giảm 1,42%; MWG và DGW giảm gần 1%...
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,93 điểm (0,07%) còn 1.279,82 điểm với 262 mã giảm, 167 mã tăng và 86 mã đứng giá. Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng giảm 0,18 điểm (0,35%) còn 244,84 điểm với 86 mã giảm, 79 mã giảm và 49 mã đứng giá. Thanh khoản tiếp tục sụt giảm, tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE chưa đến 14.300 tỷ đồng, giảm khoảng 1.000 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước.
Top các cổ phiếu khối ngoại bán ròng mạnh trên sàn HOSE hôm nay đều là những cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó nhiều cổ phiếu ngân hàng: HDB bị bán ròng hơn 406 tỷ đồng, STB hơn 326 tỷ đồng, VCB hơn 96 tỷ đồng, MSN hơn 82 tỷ đồng, BID hơn 76 tỷ đồng, VPB gần 69 tỷ đồng, TCB hơn 44 tỷ đồng…