Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm nay có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT; trong đó, có gần 918.000 thí sinh đăng ký xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Các trường hiện đã hoàn tất công bố đề án và các phương thức xét tuyển để thí sinh tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề.
Trong 7 khối ngành, khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn (Văn học, Văn hóa học, Việt Nam học, Lịch sử học, Triết học, Tâm lý học, Xã hội học, Nhân học, Báo chí, Quan hệ quốc tế…) là khối ngành luôn nằm trong 3 tốp đầu về chỉ tiêu cũng như lượng thí sinh đăng ký hàng năm.
Nhằm hướng dẫn cho thí sinh trên cả nước hiểu rõ về cách thức tuyển sinh, chương trình đào tạo, cơ hội việc làm của khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn trong năm 2023, ngày 1-6, Báo SGGP sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với nội dung “Thông tin xét tuyển khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn”.
Tham gia chương trình với sự đại diện các trường:
- Th.S Lê Trọng Vinh, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM)
Th.S Lê Trọng Vinh, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) |
- Th.S Trương Quang Trị, Phó trưởng Phòng Công tác sinh viên (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành)
Th.S Trương Quang Trị, Phó trưởng Phòng Công tác sinh viên (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) |
- Th.S Nguyễn Trần Ngọc Phương, Giám đốc Trung tâm Marketing và Phát triển thương hiệu (Trường ĐH Công nghệ TPHCM)
Th.S Nguyễn Trần Ngọc Phương, Giám đốc Trung tâm Marketing và Phát triển thương hiệu (Trường ĐH Công nghệ TPHCM) |
- Th.S Nguyễn A Say, Phó trưởng Khoa Xã hội và truyền thông (Trường ĐH Văn Hiến)
Th.S Nguyễn A Say, Phó trưởng Khoa Xã hội và truyền thông (Trường ĐH Văn Hiến) |
Buổi giao lưu diễn ra lúc 9 giờ ngày 1-6-2023. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi và đặt câu hỏi tại www.sggp.org.vn.
Khách mời
Th.S Lê Trọng Vinh, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM)
Th.S Trương Quang Trị, Phó trưởng Phòng Công tác sinh viên (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành)
Th.S Nguyễn Trần Ngọc Phương, Giám đốc Trung tâm Marketing và Phát triển thương hiệu (Trường ĐH Công nghệ TPHCM)
Th.S Nguyễn A Say, Phó trưởng Khoa Xã hội và truyền thông (Trường ĐH Văn Hiến)
Chào em!
Ngành Việt Nam học đào tạo các kiến thức liên quan đến đất nước và con người Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau như: Văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục…
Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức về tuyến điểm du lịch; kinh tế du lịch; văn hóa du lịch; marketing du lịch; du lịch tôn giáo – tín ngưỡng; phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống – tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế…
Tại Trường ĐH Văn Hiến, sinh viên được học tập trải nghiệm thông qua thực hành thực tế tại doanh nghiệp và được hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp.
Khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Việt Nam học có thể làm một số việc như sau:
Chuyên viên tư vấn về các vấn đề của Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài (địa bàn đầu tư, luật pháp, văn hóa và vùng miền Việt Nam…)
Nhân viên biên – phiên dịch
Hướng dẫn viên du lịch
Chuyên viên nghiên cứu, quản lý văn hóa, truyền thông, tổ chức sự kiện
Giáo viên giảng dạy tại các trung tâm, trường CĐ-ĐH…
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho em.
Thân mến.
Ảnh: CAO THĂNG |
Chào Quý Thương,
Có thể tóm gọn thắc mắc bạn quan tâm như sau:
- Ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống: đào tạo kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ ẩm thực, nhà hàng và các khâu có liên quan đến phục vụ thực khách, phát triển chuỗi cung ứng, nhà hàng ... trong lĩnh vực F&B.
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: đào tạo kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ liên quan tổ chức, khai thác, hướng dẫn du khách tham quan, vui chơi, giải trí tại các điểm, tuyến du lịch, bao gồm điều hành, kinh doanh, tour và quản lý doanh nghiệp du lịch, lữ hành ...
Với quan tâm của Thương, bạn nên chọn học ngành Lữ hành.
Chúc bạn thành công.
Chào Kim Quanh!
Năm 2023, Khoa XH-TT, Trường Đại học Văn Hiến tuyển sinh các ngành sau:
- Văn học
- Xã hội học
- Tâm Lý học
- Quan hệ công chúng
- Truyền thông đa phương tiện
Nếu quan tâm các ngành của Khoa, em có thể tham khảo website của Khoa và Trường nhé: https://ts.vhu.edu.vn/
Cảm ơn em! Thân mến!
Chào Yến!
Với những kỹ năng và kiến thức được đào tạo, sau khi ra trường, sinh viên ngành Quản trị nhân lực có thể tự tin ứng tuyển tại các doanh nghiệp với những vị trí, công việc hấp dẫn như:
- Nhân viên hành chính nhân sự, pháp lý nhân sự. Giảng viên nội bộ, nhân viên quản lý đào tạo nhân sự
- Chuyên viên phụ trách nhân sự các mảng nội dung, tuyển dụng, đào tạo, chính sách, truyền thông
- Đồng thời bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các chức danh Trưởng/Phó phòng nhân sự, Giám đốc điều hành nhân sự tại các công ty, tổ chức...
Chúc bạn sớm trở thành nhà quản lý nhân sự giỏi trong tương lai.
Chào Huy!
Học một ngành ra trường có thể làm được nhiều nghề khác nhau, quan trọng là năng lực và khả năng thích ứng của bạn ở mức độ nào. Thí dụ: học Tâm lý học ở HUTECH, bạn có thể làm báo, làm tham vấn tâm lý, là diễn giả truyền cảm hứng, kinh doanh, nhân sự, chăm sóc khách hàng...
Cảm ơn Huy đã đặt câu hỏi cho chương trình.
Chào bạn!
Để trở thành phóng viên, bạn có thể theo học nhiều ngành học khác nhau, trong đó có quan hệ công chúng. Ngành học này trang bị nhiều kiến thức liên quan đến báo chí, truyền thông, sản xuất chương trình, làm sự kiện... nên khá phù hợp với mong muốn của bạn.
Cảm ơn Hằng đã gửi câu hỏi cho chương trình.
Chào em,
Khi theo học ngành truyền thông đa phương tiện tại Đại học Nguyễn Tất Thành, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin. Các kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể viết các ấn phẩm báo chí, biên tập. Kiến thức về thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng các ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.
Ngoài ra, khi theo học tại Đại học Nguyễn Tất Thành sinh viên còn được tiếp cận những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí, kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt định, game, website, đồ họa mô phỏng… để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.
Thân chúc em thành công
Chào Thanh Nga!
Với ngành Quản lý thể dục thể thao, nếu thí sinh chọn xét tuyển bằng các phương thức dùng điểm tổ hợp 3 môn thì có thể sử dụng các tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh). Nếu không, có thể dùng điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-TPHCM hoặc điểm học bạ 3 học kỳ. Từ đó, có thể thấy, việc giỏi hoặc có năng khiếu thể thao chưa phải là yêu cầu bắt buộc trong tiêu chí tuyển chọn người học.
Mục tiêu đào tạo ngành này là sẽ tạo ra đội ngũ kinh doanh, quản lý thể thao, dịch vụ thể thao và phòng tập, tổ chức các sự kiện thể thao chuyên nghiệp ... nên những bạn trẻ phù hợp đều chọn ngành này.
Cảm ơn Thanh Nga đã đặt câu hỏi cho chương trình.
Chào thầy/cô, về học phí, Trường thực hiện thu học phí theo đề án tự chủ được căn cứ theo nghị định81/NĐ-CP. Trong năm 2023, Trường chủ trương ổn định học phí như năm học trước.
Riêng về chương trình chuẩn và chương trình chất lượng cao, ngoài những học phần cơ bản giống nhau giữa hai chương trình, chương trình chất lượng cao còn được trang bị thêm những kiến thức nâng cao về nghiệp vụ báo chí, truyền thông, ngoại ngữ... cũng như quy mô về lớp học đảm bảo được phương pháp giảng dạy tối ưu cùng các điều kiện về cơ sở vật chất đi kèm nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình chất lượng cao của ngành học này.
Tuy nhiên, theo quy định về văn bằng của Bộ GD-ĐT, tên chương trình, chuyên ngành sẽ không được ghi trên văn bằng, những thông tin này sẽ được thể hiện ở phụ lục văn bằng.
>> Phỏng vấn Th.S Lê Trọng Vinh, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Clip: THỤY QUYÊN
Chào em,
Các em lưu ý hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn cho các em về cơ sở đào tạo. Điều quan trọng các em phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định vì chọn trường đại học là một trong những chọn lựa quan trọng trong cuộc đời của các em. Nên các em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Quan tâm đến chương trình đào tạo của trường;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị có đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của sinh viên;
- Đội ngũ giảng viên có trình độ như thạc sĩ, tiến sĩ,…;
- Các chính sách hỗ trợ sinh viên: ký túc xá, học bổng, quyền lợi;
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau tốt nghiệp;
- Tham khảo đánh giá của các sinh viên đã từng theo học tại trường trước đó.
Với các thông tin tư vấn chọn trường đại học trên đây hy vọng sẽ có thể giúp các em vơi bớt phần nào sự lo lắng, băn khoăn của mình và đừng theo bất kỳ sự sắp đặt của ai, vì hiện nay các em có thể dễ dàng tra cứu các thông tin về những cơ sở đào tạo. Hy vọng với nội dung chia sẻ này, các bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được cho mình một ngành học, trường học phù hợp nhất nhé!
Chào Minh Tuấn!
Cảm ơn em đã quan tâm tới những sinh viên này. Đối với những trường hợp sinh viên khuyết tật nặng, sinh viên lớn tuổi..., Trường ĐH Văn Hiến có nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính và luôn tạo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên.
Trong đó, phương pháp truyền tải kiến thức là mục tiêu quan trọng của Nhà trường. Ngay từ thời điểm nhập học, Nhà trường đã cử giảng viên/chuyên viên tư vấn chuyên sâu để đánh giá ngành học phù hợp cho các trường hợp có khiếm khuyết khác nhau để sinh viên xác định chuyên ngành học phù hợp; từ đó các khoa chuyên môn căn cứ vào đặc điểm của sinh viên khuyết tật để xác lập phương pháp giảng dạy/phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu của chương trình đào tạo của ngành.
Thời gian vừa qua, Trường ĐH Văn Hiến đã đào tạo nhiều sinh viên thuộc nhóm này và các em đều hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn, thậm chí đạt được nhiều thành tích tốt.
Hy vọng những thông tin của cô bổ ích đối với em. Chúc em khỏe mạnh và lựa chọn được ngành học phù hợp.
Năm 2023, Trường tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với hai chương trình gồm: chương trình chuẩn (155 chỉ tiêu) và chương trình chất lượng cao (75 chỉ tiêu) với 5 phương thức sau:
- Phương thức 1: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GD-ĐT
- Phương thức 2_Mã 302: Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo Quy định của ĐHQG-HCM
- Phương thức 3_Mã 100: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT 2023
- Phương thức 4_Mã 401: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2023
- Phương thức 5_Mã 500: ưu tiên xét tuyển học sinh là thành viên đội tuyển của tỉnh, thành phố tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài; thí sinh có thành tích trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao.
Để biết rõ thêm thông tin về điều kiện, tổ hợp, hình thức đăng ký..., thí sinh có thể tham khảo tại website hcmussh.edu.vn/tuyensinh.
Chào em!
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với Học viện giáo dục Aomori Tanaka và Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin (Nhật Bản).
Việc ký kết này nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu xúc tiến hoạt động liên kết và giao lưu giữa hai đơn vị, đặc biệt là để triển khai những nội dung được ký kết trong biên bản thỏa thuận trao đổi học thuật giữa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin (trực thuộc Học viện Aomori Tanaka).
Cụ thể là tạo điều kiện cho sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết về ngoại ngữ, văn hóa Nhật trong việc hướng đến đáp ứng nhu cầu cũng như ứng tuyển vào làm việc tại thị trường lao động Nhật Bản sôi động hiện nay. Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên, internship – nhận chứng chỉ quốc tế/bằng kép tại Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin.
Và ngược lại, các bạn sinh viên Nhật Bản phía Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin cũng có thể lựa chọn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là điểm đến cho học kỳ quốc tế của mình. Ngoài ra, hai trường cũng đẩy mạnh chương trình trao đổi giảng viên, đào tạo giảng viên, tổ chức các chương trình tập huấn cải tiến phương pháp giảng dạy chuẩn Nhật Bản, trao đổi học thuật, trao đổi các kết quả và các công bố về nghiên cứu khoa học.
Thân chúc em sức khỏe, hạnh phúc!
Chào anh/chị, ngành Lịch sử tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có các chuyên ngành như: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Khảo cổ học.
Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử qua nhiều môn học chuyên ngành: Biển Đông - những vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Khảo cổ học Chămpa, Chiến lược của các cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, Phương pháp nghiên cứu,…
Cử nhân Lịch sử có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tại các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn ở Trung ương hoặc địa phương; tham gia giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trường nghiệp vụ; chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, biên tập chuyên đề, chuyên viên chuyên trách trong các cơ quan khoa giáo, công tác tuyên văn của lực lượng vũ trang, công an, biên tập hay phóng viên báo chí ở các tòa soạn, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản ở Trung ương và địa phương; Tiếp tục học sau đại học trong và ngoài nước; Làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị;...
Tuy nhiên, để tham gia giảng dạy, các bạn cử nhân cần phải có chứng chỉ liên quan đến nghiệp vụ sư phạm theo quy định.
Chào em, Báo chí và Truyền thông đa phương tiện có những kiến thức chung và riêng sau đây:
Hai ngành đào tạo kiến thức sâu về báo chí và truyền thông như: Cơ sở lý luận báo chí, Tác phẩm và thể loại báo chí, Lịch sử báo chí, Kỹ năng tìm kiếm và thẩm định thông tin, Ngôn ngữ báo chí; nghiệp vụ báo chí cơ bản (Viết tin, Phỏng vấn, Tường thuật, Nhiếp ảnh) và nâng cao (Bình luận, Phóng sự, Biên tập, Thiết kế và Trình bày báo, Ký chân dung, Đồ họa thông tin, Sản xuất tạp chí); nghiệp vụ báo chí đa phương tiện (Sản xuất chương trình phát thanh, Sản xuất chương trình truyền hình, Tin và phóng sự truyền hình, Đối thoại truyền hình, Tổ chức và sản xuất nội dung báo trực tuyến...); cùng các kiến thức và kỹ năng bổ trợ (Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Tổ chức sự kiện...).
Ngoài ra, ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ ưu tiên hướng đến sự phát triển năng lực về hình thành và quản trị ý tưởng truyền thông, thiết kế kế hoạch và hoạt động truyền thông, tổ chức thực hiện và điều hành các kế hoạch và hoạt động sản xuất, phát hành sản phẩm truyền thông.
Ảnh: CAO THĂNG |
Chào Trang!
Tôi nghĩ mỗi người đều có một năng khiếu, sở trường và đam mê khác nhau. Chúng ta nên trân trọng trước lựa chọn của các bạn nếu đó là quyết định đã được phân tích cặn kẽ và thấu đáo, không nên có suy nghĩ học dở tự nhiên thì mới vào xã hội.
Việc chọn các môn học phù hợp để xét tuyển nằm trong chiến lược của mỗi thí sinh, sao cho cơ hội trúng tuyển của mình cao nhất - khi trúng tuyển, các ngành sẽ có chương trình đào tạo với các học phần tương ứng, bám sát theo chuyên môn và chuẩn đầu ra từng ngành.
Thông tin cùng Trang.
Chào em, trong những năm gần đây, xu thế chọn ngành nghề của thí sinh thường hướng đến các ngành mang tính ứng dụng cao, tuy nhiên, những ngành về khoa học cơ bản như Triết học, Lịch sử, Tôn giáo học, Văn học hay Nhân học... không có nghĩa là không có nhu cầu về nguồn nhân lực, do tính ứng dụng mang tính chất liên ngành.
Sinh viên tốt nghiệp các ngành học trên có thể tham gia công tác trong các lĩnh vực như: giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học; công tác tại các cơ quan trong và ngoài nước; các tổ chức chính trị, xã hội; tổ chức chính phủ, phi chính phủ;...
Để khuyến khích sinh viên theo học các ngành trên, Nhà trường đã có nhiều chính sách như học bổng khuyến khích học tập, tài trợ miễn giảm học phí và các chính sách hỗ trợ khác.
Để biết rõ thông tin, các em có thể truy cập vào website hcmussh.edu.vn/tuyensinh để tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề, cũng như các chính sách hỗ trợ.
Chào em,
Thông tin trên là đối với các trường Công lập còn các trường tư (Đại học Nguyễn Tất Thành) thì không có điều này em nhé. Tất cả mức học phí của trường Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ được công khai ngay từ ban đầu trước khi em nhập học và cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình các em theo học. Các chương trình kiểm định thì sẽ có lợi cho người học về chất lượng đào tạo.
Việc đạt kiểm định của các chương trình đào tạo giúp khẳng định chất lượng đào tạo, nghiên cứu và các dịch vụ khác của trường; làm gia tăng cơ hội nghề nghiệp, học tập lên các trình độ cao hơn ở các nước tiên tiến trên thế giới cho người học. Bên cạnh đó, còn giúp thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững với các đối tác trong và ngoài nước.
Thân chúc em sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Chào Kim Dung!
Ngành Đông phương học, Trường Đại học Văn Hiến cung cấp cho sinh viên tri thức, hiểu biết đặc sắc về những nền văn hóa lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Song song với việc học ngôn ngữ, sinh viên được lĩnh hội những nền tảng căn bản về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, văn hóa… của các quốc gia phương Đông. Với định hướng đào tạo ứng dụng, ngoài kiến thức tổng quát của ngành, sinh viên được lựa chọn chuyên ngành, gồm: Nhật Bản học và Hàn Quốc học.
Sinh viên được đào tạo để sử dụng thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ theo chuyên ngành và nắm vững kiến thức nền tảng đặc trưng của từng quốc gia để làm việc trong môi trường đa văn hóa. Lộ trình đào tạo chuẩn là 4 năm với 134 tín chỉ, sinh viên có thể tự chọn lộ trình 3 năm với 9 học kỳ để tốt nghiệp sớm.
Ngành Đông phương học được đào tạo tại nhiều trường đại học, tuy nhiên tại Trường Đại học Văn Hiến có sự khác biệt như sau:
- Đào tạo theo định hướng ứng dụng, học tập trải nghiệm thông qua thực hành thực tế tại doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất hiện đại; giảng viên Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam tâm huyết; cơ hội trao đổi, giao lưu với giảng viên, sinh viên Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Cơ hội tham gia kỳ thực tập quốc tế kéo dài 3, 6 hoặc 12 tháng có lương tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Tham gia CLB, đội nhóm để thỏa sức khai phá các giá trị tiềm ẩn, giúp sinh viên trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình.
- Trên nền tảng triết lý đào tạo “thành Nhân trước thành Danh”, sinh viên ngành Đông phương học được lĩnh hội các giá trị cốt lõi: tinh thần ham học hỏi, tôn trọng sự khác biệt, tính chính trực.
- Cơ hội nhận ưu đãi, học bổng cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Được hỗ trợ tìm nơi làm việc sau khi tốt nghiệp.
Nếu em muốn cho quản lý nhân sự hay tư vấn cho công ty nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapre, Thái Lan, Malaysia... thì chọn học ngành Đông phương học em sẽ có lợi thế khi biết ngoại ngữ và am hiểu văn hoá, xã hội các quốc gia này; có thể làm biên phiên dịch, trợ lý đối ngoại cho các công ty liên quan. Tuy nhiên, em cần học thêm các khoá học ngắn hạn về quản lý nhân sự để bổ sung kỹ năng, có như vậy em mới làm việc được.
Mong em có những thông tin cụ thể và chúc em tìm được cho mình những ngành học phù hợp.
Thân mến!
>> Phỏng vấn Th.S Nguyễn A Say, Phó trưởng Khoa Xã hội và truyền thông (Trường ĐH Văn Hiến). Clip: THỤY QUYÊN
Chào em, trong những năm gần đây, xu thế chọn ngành nghề của thí sinh thường hướng đến các ngành mang tính ứng dụng cao, tuy nhiên, những ngành về khoa học cơ bản như Triết học, Lịch sử, Tôn giáo học, Văn học hay Nhân học... không có nghĩa là không có nhu cầu về nguồn nhân lực, do tính ứng dụng mang tính chất liên ngành.
Sinh viên tốt nghiệp các ngành học trên có thể tham gia công tác trong các lĩnh vực như: giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học; công tác tại các cơ quan trong và ngoài nước; các tổ chức chính trị, xã hội; tổ chức chính phủ, phi chính phủ;...
Để khuyến khích sinh viên theo học các ngành trên, Nhà trường đã có nhiều chính sách như học bổng khuyến khích học tập, tài trợ miễn giảm học phí và các chính sách hỗ trợ khác.
Để biết rõ thông tin, các em có thể truy cập vào website hcmussh.edu.vn/tuyensinh để tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề, cũng như các chính sách hỗ trợ.
Chào em ,
Vừa qua, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã công bố chính sách học bổng năm 2023, theo đó, nhiều giá trị học bổng đã được Nhà trường dành cho tân sinh viên khi theo học tại Trường. Khi trúng tuyển và nhập học theo bất kỳ một phương thức nào tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, tất cả thí sinh đều có cơ hội nhận ngay những gói học bổng giá trị cùng nhiều “combo” quà tặng hấp dẫn trong mùa tuyển sinh 2023. Các gói học bổng bao gồm:
Học bổng khuyến học
- Học bổng trị giá 5.000.000 đồng dành cho các ngành Y khoa, Dược học, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô và học bổng trị giá lên đến 7.000.000 đồng/ suất tặng 2.000 sinh viên đại học chính quy nhập học đầu tiên của khóa 2023 trước ngày 30-9-2023 cho sinh viên các ngành còn lại
- Tặng voucher khóa học ngoại ngữ trị giá 5.000.000 đồng tại Trung tâm Ngoại ngữ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nếu nhập học trước ngày 30-9-2023
Học bổng tiếp sức tới trường
- Giảm 40% học phí toàn khóa học đối với sinh viên trúng tuyển ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, Việt Nam học
- Giảm 30% học phí toàn khóa học đối với sinh viên trúng tuyển ngành Quản lý bệnh viện
- Giảm 20% học phí toàn khóa học đối với sinh viên trúng tuyển ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Vật lý y khoa, Quan hệ quốc tế, Kỹ thuật y sinh, Thiết kế nội thất.
Học bổng nữ sinh: Giảm 20% học phí năm học đầu tiên: nữ sinh trúng tuyển vào các ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc.
Học bổng tài năng: giảm 50% học phí năm học đầu tiên đối với – Sinh viên đoạt giải cao các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và các cuộc thi nghệ thuât Quốc gia.
Học bổng nâng bước thủ khoa
- Giảm 100% học phí năm học đầu tiên đối với sinh viên trúng tuyển là thủ khoa đầu vào của toàn trường với mức điểm xét đạt trên 26/30 điểm;
- Giảm 100% học phí năm học đầu tiên đối với sinh viên trúng tuyển là thủ khoa đầu vào của mỗi khoa với mức điểm xét đạt trên 25/30 điểm.
- Ngoài các gói học bổng trên, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn có nhiều suất học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong suốt khóa học…Thân chúc em sức khỏe, hạnh phúc.
Chào em, đối tượng và điều kiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được quy định tại mục 1.8 trong đề án tuyển sinh, các em vui lòng tham khảo và thực hiện đăng ký xét tuyển tại cổng tuyển sinh tuyensinhdh.hcmussh.edu.vn.
Chào em,
Quy định đối với tuyển sinh hệ liên thông Đại học Nguyễn Tất Thành tuyển sinh theo quy định chung của Bộ Giáo dục, thông tin cụ thể theo thông báo tuyển sinh liên thông hàng năm.
Bạn có thể tham khảo thông tin cụ thể tại Website:
https://ntt.edu.vn/truong-dh-nguyen-tat-thanh-tuyen-sinh-lien-thong-dai-hoc-chinh-quy-nam-2023/
Mến chúc bạn thành công.
Chào em!
Để hiểu rõ về đề án tuyển sinh của Trường cũng như các mốc thời gian, các em có thể tham khảo tại Đề án tuyển sinh trình độ Đại học chính quy năm 2023 của Trường tại website hcmussh.edu.vn/tuyensinh.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc đăng ký xét tuyển đúng thời gian, đúng quy định, các em cần tìm hiểu kỹ các phương thức tuyển sinh của Trường, các mốc thời gian đăng ký trên cổng thông tin đăng ký xét tuyển của Trường.
Sau khi Nhà trường công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển, các em phải chú ý việc đăng ký xét tuyển trên cổng thông tin chung của Bộ GD-ĐT theo thời gian quy định. Trong đó, việc xác định thứ tự ưu tiên của nguyện vọng là quan trọng nhất.
Chào Trọng Duy!
Ngành Tâm lý học có nhiều hướng chuyên sâu: Tham vấn tâm lý, Trị liệu tâm lý, Tâm lý giáo dục, Tâm lý hành vi, Tâm lý học tội phạm... Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học trình độ đại học, người học sẽ nhận bằng Cử nhân Tâm lý, để "hành nghề" ở các hướng chuyên sâu, chắc chắn sẽ phải trải qua thêm nhiều khóa học tập, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuyên sâu để đủ chuẩn làm các công việc đặc thù như là trị liệu, can thiệp mà Duy đang thắc mắc.
Cần nói rõ thêm, chuyên gia tư vấn, tham vấn tâm lý không phải là bác sĩ tâm lý, nếu các hội chứng tâm lý khi thăm khám và cần chữa trị, can thiệp bằng thuốc và y học... sẽ có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tương ứng thực hiện các công việc này.
Cảm ơn Duy đã đặt câu hỏi cho chương trình.
Chào thầy/cô, đối với trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, đang triển khai chương trình đào tạo song ngành với 5 ngành học gồm: Ngôn ngữ Anh, Báo chí, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Tâm lý học và Quan hệ quốc tế.
Đối tượng được phép theo học là sinh viên các ngành của Trường và các trường thành viên của ĐHQG-HCM, sinh viên theo hoc chương trình này sẽ đươc tổ chức đào tạo theo chương trình đào tạo riêng trên nguyên tắc công nhận và chuyển đổi tín chỉ đối với khối kiến thức đại cương cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi theo học chương trình này. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ được công nhận và cấp 2 bằng cử nhân.
Chào Giang Bắc!
Hiểu rõ những khó khăn của sinh viên trong quá trình theo học tại trường, cũng như kịp thời hỗ trợ, đồng hành cùng các em vượt qua khó khăn, hiện Trường Đại học Văn Hiến có rất nhiều chính sách để hỗ trợ sinh viên thuộc trường hợp này, các em có thể làm đơn xem xét đính kèm với minh chứng và nộp về trường. Nhà trường sẽ có chính sách cụ thể cho từng trường hợp cụ thể.
Hiện tại, nhà trường có chương trình “Kết nối niềm tin” hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và có kết quả học tập trung bình - khá trở lên được vay học phí với lãi suất 0%. Thời hạn hoàn trả cho mỗi lần vay là 12 tháng kể từ ngày được giải ngân. Chương trình do Quỹ Trái tim Hùng Hậu tiếp nhận và phê duyệt thực hiện.
Các thông tin về học bổng và chính sách hỗ trợ của Trường Đại học Văn Hiến, em có thể tham khảo ở link sau: Chính sách học bổng – Đại học Văn Hiến (vhu.edu.vn)
Hy vọng những thông tin của cô sẽ giúp em an tâm vững bước trên con đường tích lũy tri thức của mình.
Thân mến!
Chào em!
Hiện nay, các chương trình đào tạo tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hầu như các bạn sẽ có cơ hội đi thực tập tại nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.
Cụ thể, sinh viên các ngành Điều dưỡng, Nhà hàng, Quản trị khách sạn... sẽ có cơ hội đi thực tập và lao động tại Nhật Bản và tại cơ sở đào tạo của nhà trường còn có Trung tâm xuất khẩu lao động sẽ hỗ trợ em giấy tờ thủ tục để sang nước ngoài thực tập nhé. Và báo cho em thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đặt phân hiệu vệ tinh tại Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin, Nhật Bản.
Ngày 10-4-2023, đại diện Ban lãnh đạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đến thăm, làm việc, tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với Học viện giáo dục Aomori Tanaka và Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin (Nhật Bản).
Thỏa thuận này được ký kết chính là nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu xúc tiến hoạt động liên kết và giao lưu giữa hai đơn vị, đặc biệt là để triển khai những nội dung được ký kết trong biên bản thỏa thuận trao đổi học thuật giữa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin (trực thuộc Học viện Aomori Tanaka).
Cụ thể là tạo điều kiện cho sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết về ngoại ngữ, văn hóa Nhật trong việc hướng đến đáp ứng nhu cầu cũng như ứng tuyển vào làm việc tại thị trường lao động Nhật Bản sôi động hiện nay.
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên, internship – nhận chứng chỉ quốc tế/bằng kép tại Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin.
Và ngược lại, các bạn sinh viên Nhật Bản phía Trường ĐH Aomori Chuo Gakuin cũng có thể lựa chọn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là điểm đến cho học kỳ quốc tế của mình. Ngoài ra, hai trường cũng đẩy mạnh chương trình trao đổi giảng viên, đào tạo giảng viên, tổ chức các chương trình tập huấn cải tiến phương pháp giảng dạy chuẩn Nhật Bản, trao đổi học thuật, trao đổi các kết quả và các công bố về nghiên cứu khoa học.
Em có thể tham khảo thông tin này tại Web:
https://giaoducthoidai.vn/truong-dh-nguyen-tat-thanh-dat-phan-hieu-ve-tinh-tai-nhat-ban-post634100.html
Hoặc website:
https://ntt.edu.vn/truong-dh-nguyen-tat-thanh-dat-phan-hieu-ve-tinh-tai-truong-dh-aomori-chuo-gakuin-nhat-ban/
Thân chúc em thành công.
Chào em, Báo chí và Truyền thông đa phương tiện có những kiến thức chung và riêng sau đây:
Hai ngành đào tạo kiến thức sâu về báo chí và truyền thông như: Cơ sở lý luận báo chí, Tác phẩm và thể loại báo chí, Lịch sử báo chí, Kỹ năng tìm kiếm và thẩm định thông tin, Ngôn ngữ báo chí; nghiệp vụ báo chí cơ bản (Viết tin, Phỏng vấn, Tường thuật, Nhiếp ảnh) và nâng cao (Bình luận, Phóng sự, Biên tập, Thiết kế và Trình bày báo, Ký chân dung, Đồ họa thông tin, Sản xuất tạp chí); nghiệp vụ báo chí đa phương tiện (Sản xuất chương trình phát thanh, Sản xuất chương trình truyền hình, Tin và phóng sự truyền hình, Đối thoại truyền hình, Tổ chức và sản xuất nội dung báo trực tuyến...); cùng các kiến thức và kỹ năng bổ trợ (Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Tổ chức sự kiện...).
Ngoài ra, ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ ưu tiên hướng đến sự phát triển năng lực về hình thành và quản trị ý tưởng truyền thông, thiết kế kế hoạch và hoạt động truyền thông, tổ chức thực hiện và điều hành các kế hoạch và hoạt động sản xuất, phát hành sản phẩm truyền thông.
Chào em,
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành không đào tạo ngành Văn học em nhé . Hiện nay trường Đại học Nguyễn Tất Thành đang đào tạo 51 chuyên ngành . Em có thể tham khảo cụ thể tại Website của Đại học Nguyễn Tất Thành nhé:
https://ntt.edu.vn/linh-vuc-dao-tao/
Thân chúc em sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Khách mời đang trả lời thắc mắc của bạn đọc. Ảnh: CAO THĂNG |
Chào Mai Hương!
Học phí tại HUTECH được thu theo từng học kỳ (mỗi năm học có 3 học kỳ), phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ đó. Theo đó, học phí các ngành bình quân khoảng 16-18 triệu đồng/học kỳ (riêng ngành Dược học khoảng 18-20 triệu đồng/học kỳ).
Ngoài học phí, nhà trường còn có chính sách học bổng từ 25% học phí cho con của giáo viên các trường THPT/ các sở GD-ĐT, 30% học phí toàn khóa học từ doanh nghiệp trao tặng cho sinh viên các ngành Công nghệ dệt, may; Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Quản lý tài nguyên và môi trường, kỹ thuật xây dựng, Quản lý xây dựng. Những bạn học sinh có thành tích tốt trong học tập, đạt giải cao trong các Hội thi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... cũng có thể nhận học bổng trị giá 50%, 100% học phí.
Ngoài ra, 2.000 tân sinh viên xác nhận nhập học sớm nhất tại trường cũng sẽ nhận thêm học bổng "Tự hào Sinh viên HUTECH", trị giá 5 triệu đồng/suất. Do đó, bạn có thể tham khảo thêm thông tin này để chuẩn bị lộ trình xét tuyển phù hợp nhé.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chương trình!
Chào em, ngành Tâm lý học đào tạo các kiến thức chuyên môn về tư vấn tâm lý, tâm lý trị liệu, về hành vi và khoa học liên quan đến con người và ứng dụng để xử lý các vấn đề, tình huống về tâm lý con người, về quản trị nhân sự.
Ngoài ra, cử nhân ngành Tâm lý học còn được trang bị và củng cố các kỹ năng sống, kỹ năng xây dựng và vận dụng các bài trắc nghiệm, quan trắc về tâm lý con người, kỹ năng nghiên cứu, tư vấn và giảng dạy về tâm lý học, làm việc trong các ngành nghề như: nhân sự, marketing... Sinh viên ngành Tâm lý học có thể chọn chuyên ngành Tâm lý học Tham vấn - Trị liệu hoặc Tâm lý học Tổ chức - Nhân sự.
Về ngành Tâm lý học giáo dục được trang bị các kiến thức cơ bản về tâm lý, các kỹ năng về tham vấn tâm lý... Cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục có thể trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý học đường tại các trường phổ thông, chuyên viên tham vấn tâm lý tại các trung tâm tư vấn, công ty về chăm sóc sức khỏe tinh thần, bệnh viện,... hoặc tham gia giảng dạy tại các trường phổ thông trung học, cao đẳng, đại học.
Để trở thành một chuyên gia tâm lý thật sự, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến tố chất và kỹ năng riêng của mỗi cá nhân. Để hiểu rõ hơn về ngành học này cũng như xác định mình có phù hợp với ngành học này hay không, em có thể tham khảo thêm thông tin về ngành học tại website hcmussh.edu.vn/tuyensinh hoặc điện thoại đến tổng đài 1900 3033 để được tư vấn.
Chào Thanh Thúy!
Chương trình đào tạo ngành tâm lý học, Trường Đại học Văn Hiến sẽ cung cấp kiến thức về bản chất tâm lý của con người, các yếu tố tác động làm hình thành, phát triển tâm lý người, các quy luật phát triển tâm lý người; cơ chế hoạt động của bộ máy giải phẫu sinh lý làm cơ sở cho tâm lý người. Học cách tham vấn, trị liệu tâm lý cho thân chủ; học cách vận dụng các kiến thức tâm lý học vào công tác quản trị nhân sự.
Chương trình đào tạo ngành tâm lý học, Trường Đại học Văn Hiến bám sát theo định hướng đào tạo mang tính ứng dụng. Trường Đại học Văn Hiến thường xuyên tổ chức cho sinh viên tâm lý học đi trải nghiệm, thực hành, thực tập thực tế nghề nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm quản trị nhân sự để quan sát, học hỏi, nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia và có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Nhà trường còn xây dựng và đưa vào sử dụng phòng Thực hành tâm lý - đây là nơi cho sinh viên giả định tình huống tham vấn/tư vấn tâm lý cũng như thực hành nghề nghiệp tại trường.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia nhiều lớp kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng hay giao lưu cùng các chuyên gia tư vấn tâm lý…, từ đó giúp sinh viên có thêm kiến thức và tự tin hòa nhập vào thị trường nghề nghiệp sau khi ra trường.
Jason Chow, sinh viên ngành Tâm lý học tại Đại học University College London nói: "Ai cũng có lựa chọn nghề nghiệp riêng mình. Nếu theo học ngành tâm lý học, bạn có thể sẽ tránh được rất nhiều khuôn mẫu định kiến; thay vào đó là vô số lựa chọn – có người muốn nghiên cứu bệnh tự kỷ, người lại lựa chọn làm bác sĩ, người khác lại chọn làm cho ngân hàng đầu tư. Tâm lý học là một lựa chọn hoàn hảo, phù hợp với những con người và tính cách khác nhau, giúp bạn đến được với rất nhiều lĩnh vực ngành nghề đa dạng".
Sau khi tốt nghiệp bạn có thể đảm nhận các công việc như:
Nhà tâm lý học đường:
Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công việc chính là tham gia vào việc giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống từ đó có thể chuyên tâm vào việc học tập đạt thành tích tốt.
Nhà trị liệu tâm lý:
Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý. Công việc của bạn có thể là làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như là những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.
Chuyên viên tham vấn:
Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ… Công việc của bạn là gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết.
Nhà tâm lý học:
Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông… Công việc của nhà tâm lý học cũng rất đa dạng, họ có thể làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước.
Nhà tư vấn tuyển dụng:
Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện... Công việc của bạn là giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
Chào em ,
Đấng sinh thành luôn hy vọng con của mình có một công việc ổn định, thu nhập cao và nhiều khi họ đã thay con quyết định luôn cả nghề nghiệp tương lai. Bởi vì, bố mẹ là người đi trước, từng trải nên sẽ có nhiều sự hiểu biết hơn. Nhưng vô tình họ quên đi cảm nhận và không biết rằng con mình có thật sự yêu thích và phù hợp với điều đó hay không? Bên cạnh đó, một số gia đình lại mong muốn con mình có thể viết tiếp ước mơ hoặc nối nghiệp của bố mẹ để thành đạt hơn, tiếp quản và kế thừa sự nghiệp.
Nếu sự kỳ vọng ấy quá sức và các bạn học sinh phải gồng mình thực hiện thì sẽ tạo nên những áp lực, stress. Ví dụ cụ thể, có nhiều trường hợp, một số bạn nghe theo ý kiến gia đình nhưng trong quá trình học lâu dài, họ mất dần hứng thú, kết quả học tập sa sút và có thể bỏ ngang ngành học khiến mọi việc vừa dở dang vừa lãng phí tiền bạc, thời gian lẫn công sức.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn quan điểm của bố mẹ. Vì đó là những điều được đúc kết từ kinh nghiệm, góc nhìn của người đi trước. Đôi khi, đó lại là những lời khuyên bổ ích giúp bạn xem xét kỹ lưỡng để đưa ra lựa chọn ngành nghề đúng đắn cho mình. Vì thế, đừng vội tạo ra áp lực cho bản thân và gạt bỏ những ý kiến này mà thay vào đó bạn hãy tinh tế trình bày và thuyết phục để họ hiểu về mong muốn, sở thích, khả năng của bạn.
Người ta vẫn thường nói “Học ngành gì không quan trọng nhưng nhất định bạn phải tìm được cho mình một công việc yêu thích. Như vậy bạn mới có thể vui vẻ từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối mỗi ngày”. Công việc ấy có thể không mang lại thu nhập cao nhưng nếu bạn có đam mê thì sẽ luôn thôi thúc bạn làm việc tích cực với tinh thần thoải mái. Điều này đã giúp bạn thấy được tầm quan trọng của việc chọn đúng nghề, học đúng ngành.
Chúc em nhiều sức khỏe, hạnh phúc và tự tin với sự lựa chọn của bản thân.
Ảnh: CAO THĂNG |
Chào em, năm 2023 chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Văn học tại Trường là 125 chỉ tiêu. Trường hợp là thí sinh tự do, em có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, việc xét tuyển của Trường căn cứ vào điểm chuẩn theo tổ hợp C00, D01, D14 (trong đó môn Ngữ văn được nhân hệ số 2 và điểm xét tuyển được tính theo công thức riêng của Trường trên thang điểm 30)
Chào anh/chị, trong chính sách tuyển sinh của Trường, học sinh đạt các thành tích cao ở các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp độ quốc gia và quốc tế sẽ được tuyển thẳng vào Trường, để biết rõ thông tin, mời anh chị xem tại Đề án tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2023 của Trường.
Chào Ngát!
HUTECH hiện có các ngành ngôn ngữ như sau: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Trung và cũng có ngành kết hợp giữa ngôn ngữ và văn hóa: Quan hệ Quốc tế, Đông phương học.
4 ngành ngôn ngữ, trong đó có Tiếng Hàn và Tiếng Trung mà bạn quan tâm sẽ đào tạo chính là về ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, chính trị, văn học, địa lý, lịch sử của các quốc gia tương ứng nhưng sẽ tăng cường khối kiến thức về quản lý, kinh doanh, thương mại, du lịch... để người học có thể sử dụng ngôn ngữ vào các lĩnh vực khác nhau của tổ chức, doanh nghiệp, nền kinh tế.
Các ngành học này, HUTECH xét tuyển theo 4 phương thức: (1) - theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023; (2) - xét theo kết quả thi ĐGNL của ĐHQG-TPHCM; (3) - xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm học lớp 12 và (4) - xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12).
Cảm ơn Ngát đã đặt câu hỏi cho chương trình!
Theo Peter Berger, nhà xã hội học nổi tiếng của thế kỉ XX: “Sức quyến rũ của xã hội học là ở chỗ cách giải thích vấn đề của nó khiến cho chúng ta có thể nhìn thế giới mà chúng ta đã và đang sống suốt cả cuộc đời của mình dưới một ánh sáng mới. Có thể nói rằng sự thông thái trước tiên của xã hội học là – mọi thứ không phải như chúng có vẻ là”.
Xã hội học được hiểu một cách cơ bản là ngành học cung cấp, bổ sung cho sinh viên các kiến thức về nhiều vấn đề trong xã hội, phân tích nghiên cứu các vấn đề xã hội trong quản trị doanh nghiệp, hành chính; giúp sinh viên có thể nắm bắt và phân tích các vấn đề trong xã hội. Sinh viên ngành xã hội học tại trường Đại học Văn Hiến sẽ được đào tạo các môn học như Xã hội học gia đình, xã hội học dân số, chính sách xã hội, xã hội học giới, lao động, …
Một số bạn lo lắng khi học ngành xã hội học thì cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ bị thu hẹp, tuy nhiên theo thực tế sinh viên xã hội học ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau:
Làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng: Làm phóng viên, biên tập viên tại cơ quan báo chí, Đài phát thanh, truyền hình; nhà xuất bản; các tổ chức chính trị - xã hội - đoàn thể có liên quan đến thông tin, truyền thông; tổ chức sự kiện.
Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.
Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn: Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội.
Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng.
Làm việc trong lĩnh vực hành chính công: Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan Đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.
Làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu; Làm chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực xã hội khác nhau.
Tuy nhiên, nếu Hoài Thương có các phẩm chất như: Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội; Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo; Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ; Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu; Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội; Thích học các môn xã hội... thì rất phù hợp khi theo học ngành xã hội học.
Như vậy, với sự đa dạng của vị trí việc làm cũng như tìm hiểu thế mạnh, năng lực phẩm chất cá nhân, hy vọng em sẽ thuyết phục được gia đình để lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp.
Thân mến!
Chào anh/chị, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong những ngành được nhiều thí sinh quan tâm và theo học tại trường, ngành học bao gồm 3 chuyên ngành chính: Hướng dẫn du lịch, Quản trị nhà hàng - khách sạn và Quản trị lữ hành.
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM được đánh giá cao bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực du lịch hợp tác đào tạo, trình độ sinh viên cao, năng động, đặc biệt là thế mạnh của một ngành trong sự liên kết với hệ sinh thái tri thức khoa học xã hội và nhân văn mà nhà trường là địa chỉ uy tín hàng đầu phía Nam.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Nhà trường đã phối hợp với các đơn vị Du lịch và lữ hành tại TPHCM và các tỉnh thành trong việc kiến tập - thực tập trong suốt quá trình theo học tại Trường. Ngoài ra, Nhà trường cũng đang trong quá trình xây dựng các phòng học, thực hành về du lịch tại Trường.
Cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể làm việc trong các lĩnh vực như:
(1) Hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa hay thuyết minh viên tại các khu du lịch, điểm du lịch;
(2) làm việc cho các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch;
(3) làm việc trong lĩnh vực lữ hành: thiết kế và phát triển sản phẩm lữ hành, điều hành tour, hoạch định chiến lược marketing và kinh doanh lữ hành tại các công ty du lịch;
(4) Làm việc cho các cơ quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch;
(5) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Th.S Lê Trọng Vinh, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) đang trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: CAO THĂNG |
Chào em, cử nhân ngành Ngôn ngữ học được trang bị có hệ thống các kiến thức cơ bản bao gồm: Ngôn ngữ học đại cương, Ngôn ngữ loài người, Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học, Phong cách học, một số kiến thức Văn học, Hán Nôm.
Kiến thức chuyên ngành: khối kiến thức chuyên về ngôn ngữ học mô tả, Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, Ngôn ngữ học lịch sử, Ngôn ngữ học liên ngành, Việt ngữ học. Hiện nay, chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học được phát triển theo hướng ứng dụng nhằm giúp sinh viên thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ.
Ngoài kiến thức về ngôn ngữ, trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học còn có định hướng về lĩnh vực báo chí, do đó, khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực như: Giảng dạy và nghiên cứu Ngôn ngữ học, Việt ngữ học ở trường đại học và trung học phổ thông, các viện, trung tâm nghiên cứu; phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, truyền hình và xuất bản; làm công việc văn phòng ở các cơ quan chính trị xã hội và kinh tế...
Ảnh: CAO THĂNG |
Chào quý phụ huynh!
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc để con tự chọn ngành, bởi các bạn trẻ cần được học, sống, làm việc với đúng lĩnh vực các bạn ấy yêu thích. Tuy nhiên, cũng cần xem lại một chút, bởi các bạn chưa đủ trải nghiệm và năng lực quyết định nên vẫn cần sự đồng hành, định hướng từ người lớn vào những thời khắc quan trọng.
Về mối băn khoăn trong câu chuyện chọn nghề theo trường phái nào, tôi nghĩ bản chất của giáo dục đại học ngày nay có thể giúp chúng ta phần nào "gỡ" được băn khoăn đó. Nhiều trường đại học, trong đó có HUTECH đã tăng cường đào tạo kỹ năng và các môn học theo hướng liên ngành, tích hợp để sinh viên học ngành A nhưng ra trường có thể làm nhiều việc khác nhau, ở những môi trường khác nhau. Trên cơ sở khả năng thích ứng tốt, nền tảng chuyên môn vững... thì học một ngành, hay nhiều ngành không còn đáng để bận tâm nữa.
Kính chúc phụ huynh và gia đình nhiều sức khỏe!
Chào Phương Thư!
Tâm lý là bộ môn khoa học nghiên cứu nhiều về con người, các vấn đề tâm lý phát sinh từ tương tác giữa con người với con người, với đời sống xã hội. Trước sự phát triển không ngừng của xã hội, ngày càng có nhiều hành vi tâm lý, những rối loạn tâm lý, bệnh tâm lý phát sinh... nên vai trò của các chuyên gia tâm lý là rất quan trọng. Nếu là bạn trẻ biết lắng nghe, thấu cảm, thích xoa dịu những tổn thương cho người khác và có khả năng chữa lành .... thì bạn có thể theo học ngành này tại HUTECH và các cơ sở đào tạo khác phù hợp.
Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học bạn có thể đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình; Chuyên viên trị liệu tâm lý tại các bệnh viện; Chuyên viên phụ trách các bộ phận nhân sự, quảng cáo – marketing, quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng... trong các doanh nghiệp; Giảng dạy, nghiên cứu tâm lý trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu ... Nhìn chung, cơ hội việc làm khá đa dạng, nên bạn chỉ cần xem xét bản thân thật sự phù hợp ở hướng đi nào, từ đó sẽ có lựa chọn đúng đắn nhất.
Chúc Phương Thư vui và thành công với ngành Tâm lý học.
|
|
Chào em,
Trước khi trả lời câu hỏi “ngành Tâm lý học là gì?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tâm lý. Tâm lý là tất cả hiện tượng của đời sống tinh thần, thế giới bên trong của con người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người. Vậy Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, là ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.
Trước tiên, bạn phù hợp với ngành Tâm lý học nếu bạn có kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, đồng cảm với những người xung quanh. Trong đó, khả năng lắng nghe là một tiền đề quan trọng, giúp bạn dễ dáng hòa mình sâu sắc cùng những trạng thái tâm lý, ước nguyện, cảm xúc, tình cảm,... của họ.
Thứ hai, bạn cần có sở thích ham học hỏi. Làm việc trong lĩnh vực Tâm lý học đòi hỏi ở bạn sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực của đời sống, bao gồm kiến thức kinh tế, xã hội, pháp luật, sức khỏe,... đặc biệt là khoa học xã hội.
Tất cả những kiến thức này sẽ được trang bị trong quá trình học Đại học và dần dần tích lũy thêm thông qua những va chạm thực tế, những kinh nghiệm sống. Càng hiểu biết nhiều, chuyên gia tư vấn tâm lý càng đưa ra những giải pháp sáng suốt.
Ngoài ra, Tâm lý học là ngành học phù hợp với những bạn trẻ thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn, đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý. Trong vai trò là người giúp “gỡ rối”, thay đổi nhận thức, cảm xúc, trạng thái, suy nghĩ,... của người khác theo hướng tích cực, bạn còn phải là một người kiên nhẫn, hòa nhã và chịu được áp lực cao trong công việc.
Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học, các bạn có thể làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, giúp cho học sinh có đời sống tinh thần tốt hơn. Cụ thể là công việc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Nhất là trong thời gian tới khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi trường học đều cần phải có 1 chuyên gia tâm lý học đường thì cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Tâm lý học càng nhiều hơn.
Ngoài ra, sinh viên ngành này cũng có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm ở vị trí trị liệu tâm lý hỗ trợ cho bác sĩ hoặc phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài và bên trong con người; làm chuyên viên tham vấn, tư vấn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, gia đình,… tại các trung tâm tư vấn; phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lý con người tại các viện, trung tâm, trường đại học.
Thân chúc em thành công.
Chào anh, đối với Trường, đào tạo lĩnh khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với hai ngành học là Giáo dục học và Quản lý giáo dục nhằm hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực thực hiện của một nhà giáo dục 4.0. Chương trình đào tạo trang bị cho người học không chỉ các kiến thức cốt lõi khoa học xã hội - nhân văn - gốc rễ cho sự phát triển các giá trị tiến bộ của giáo dục; những kiến thức, kỹ năng nền tảng, cơ bản, liên ngành và chuyên ngành giáo dục toàn diện và khai phóng để hình thành và phát triển các năng lực về nghiên cứu giáo dục, giảng dạy giáo dục phát triển bền vững, tích hợp SEL, STEAM, giáo dục đặc biệt, công nghệ và giáo dục cũng được xây dựng và tổ chức thực hiện.
Cử nhân của hai ngành học trên có thể làm việc ở nhiều vai trò khác nhau như: Nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, các trung tâm hay viện nghiên cứu giáo dục; trường bồi dưỡng cán bộ Quản lý giáo dục (QLGD); Các dự án giáo dục; Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, các trung tâm hay viện nghiên cứu giáo dục, trường bồi dưỡng cán bộ QLGD, các trung tâm giáo dục kỹ năng mềm; Làm công tác sự vụ hoặc quản lý ở các cơ sở giáo dục các cấp, các cơ quan QLGD, các cơ quan, trung tâm và dự án có liên quan đến văn hóa, xã hội, giáo dục; Xây dựng, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở các tổ chức doanh nghiệp có các phòng ban/trung tâm thực hiện các chức năng phát triển chất lượng đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục và đào tạo; Có cơ hội học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ: sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục có cơ hội được xét tuyển học Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Khoa Giáo dục và các cơ sở đào tạo khác với các chuyên ngành ngành như: Giáo dục học, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học, Tâm lý học trường học, Công tác xã hội, Tham vấn học đường, Quản lý giáo dục.
Chào em,
Em cần lưu ý những điều sau:
1. Thí sinh cần theo dõi cập nhật các thông báo điểm sàn nhận hồ sơ các trường để đăng ký nguyện vọng cho phù hợp;
2. Lưu ý các mốc thời hạn nhận hồ sơ, các trường sẽ khác nhau mỗi đợt;
3. Tham khảo kỹ điểm chuẩn năm ngoái của các trường để đưa ra quyết định chính xác;
Em có thể tham khảo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tại:
http://tuyensinh.ntt.edu.vn/de-an-tuyen-sinh-nam-2023-truong-dh-nguyen-tat-thanh/
Mến chúc em thành công.
Chào em, ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM không phân chia chuyên ngành trong chương trình đào tạo, tuy nhiên sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có thể: Vận dụng các kiến thức nền tảng về xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa liên quan và kiến thức chuyên ngành truyền thông vào công việc; Có tư duy tổng quát, tư duy sáng tạo, chủ động trong giải quyết vấn đề trong lĩnh vực truyền thông hiện đại; Giao tiếp hiệu quả trong đời sống xã hội, làm việc hiệu quả trong nhóm sản xuất và trong môi trường nghề truyền thông; Phát triển năng lực hình thành và quản trị ý tưởng truyền thông, thiết kế kế hoạch và hoạt động truyền thông, tổ chức thực hiện và điều hành các kế hoạch và hoạt động sản xuất, phát hành sản phẩm truyền thông.
Cử nhân Truyền thông đa phương tiện tốt nghiệp từ Trường có thể làm việc trong các công ty truyền thông chuyên nghiệp, các cơ quan báo chí, các công ty tổ chức sự kiện, các đài truyền hình...
Các em có thể xét tuyển vào ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường với các tổ hợp sau: D01, D14, D15 hoặc bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2023.
Chào em!
Ngành truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính ứng dụng và tương tác trong các lĩnh vực truyền thông - quảng cáo - giáo dục - nghệ thuật - giải trí.
Truyền thông Đa phương tiện là ngành học có xu hướng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, phạm vi công việc của ngành này rất đa dạng với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:
Chào Ngọc Hảo!
Ngành truyền thông đa phương tiện ở Trường Đại học Văn Hiến có 2 chuyên ngành Sản xuất phim và quảng cáo; Công nghệ truyền thông. Sau khi ra trường các bạn có thể đảm nhận các vị trí sau. Cô tạm chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Thiết kế các hoạt động truyền thông
Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp; Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung website; Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục…
Nhóm 2: Biên tập các hoạt động truyền thông
Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách; Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh.
Nhóm 3: Giảng dạy
Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.
Như vậy, cơ hội việc làm của nhóm ngành này khá rộng mở, hy vọng em sẽ tìm được cho mình một ngành học phù hợp.
Thân mến!
Th.S Nguyễn A Say, Phó trưởng Khoa Xã hội và truyền thông (Trường ĐH Văn Hiến) đang giải đáp thắc mắc của độc giả. Ảnh: CAO THĂNG |
Chào em, năm 2023, Trường tuyển sinh với 5 phương thức áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo, gồm:
- Phương thức 1: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GD-ĐT;
- Phương thức 2_Mã 302: Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo Quy định của ĐHQG-HCM;
- Phương thức 3_Mã 100: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT 2023;
- Phương thức 4_Mã 401: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2023;
- Phương thức 5_Mã 500: ưu tiên xét tuyển học sinh là thành viên đội tuyển của tỉnh, thành phố tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài; thí sinh có thành tích trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao.
Về sự khác nhau giữ ngành Địa lý và ngành Đô thị học:
- Ngành Địa lý học đào tạo các kiến thức sâu về chuyên ngành và các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ứng dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế công việc trong nhiều lĩnh vực: môi trường, kinh tế, dân số, bản đồ... Các chuyên ngành của ngành Địa lý học gồm: Địa lý Môi trường, Địa lý Kinh tế - Phát triển vùng, Địa lý Dân số - Xã hội hoặc Bản đồ, Viễn thám và GIS.
- Ngành Đô thị học đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực tư vấn phát triển đô thị bền vững, quản lý đô thị, quản lý quy hoạch đô thị và quản lý các dự án phát triển đô thị. Ngành có các định hướng đào tạo về Văn hóa và phát triển cộng đồng đô thị, Quy hoạch kinh tế - xã hội đô thị hoặc Quản lý đô thị và dự án.
Chào Mạnh!
Cùng với các lĩnh vực khác, khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn của HUTECH luôn có sức hút nhất định, có một số ngành học còn liên tục nhận được sự quan tâm lớn từ thí sinh và phụ huynh qua nhiều năm như Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện, Ngôn ngữ Anh - Nhật - Hàn - Trung, Quan hệ Quốc tế... Thông tin chi tiết về chỉ tiêu xét tuyển từng ngành, bạn có thể truy cập vào Đề án tuyển sinh 2023 của HUTECH để tham khảo.
Trước xu hướng chọn ngành của các bạn trẻ gen Z, trong đó khá quan tâm đến Kinh tế, Dịch vụ, Tài chính... nên tình hình chọn khối ngành xã hội nhìn chung có xu hướng giảm nhưng với định hướng đào tạo chú trọng thực hành và thực tế doanh nghiệp, phát triển các ngành/chuyên ngành mới tiệm cận với sự phát triển của thị trường lao động, trang bị không ngừng về cơ sở vật chất (studio, trung tâm tham vấn tâm lý, phòng biên phiên dịch ...) thì các ngành xã hội tại HUTECH vẫn có khá đông sinh viên theo học.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho HUTECH.
Thí sinh làm hồ sơ xét tuyển tại một trường đại học |
Chào em, ngành Nhân học đào tạo các cử nhân có kiến thức chuyên sâu về lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu liên qua đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, văn hóa, xã hội của các cộng đồng tộc người ở Việt Nam nói chung và ở Nam bộ nói riêng (theo chuyên ngành Nhân học Văn hóa - xã hội); hoặc liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở cộng đồng tộc người hay một khu vực, một quốc gia (theo chuyên ngành Nhân học phát triển); Ngoài ra, còn được đào tạo các kỹ năng quản lý nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống văn hoá tộc người, hoặc tư vấn cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước; Kỹ năng làm việc: có khả năng giải quyết công việc độc lập; Kỹ năng xử lý tình huống: giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả và cẩn trọng; Kỹ năng hợp tác: biết phối hợp nhiều cơ quan ban ngành để cùng giải quyết một sự kiện liên quan đến đời sống tộc người...
Cử nhân Nhân học có thể làm việc trong các lĩnh vực: (1) Các cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về chính trị, văn hoá - xã hội, tôn giáo; các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội...; (2) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học...; (3) Làm công tác nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; (4) Làm việc tại các cơ quan truyền thông, du lịch...
Năm 2023, Trường tuyển sinh với 5 phương thức:
- Phương thức 1: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GD-ĐT;
- Phương thức 2_Mã 302: Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo Quy định của ĐHQG-HCM;
- Phương thức 3_Mã 100: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT 2023;
- Phương thức 4_Mã 401: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2023;
- Phương thức 5_Mã 500: ưu tiên xét tuyển học sinh là thành viên đội tuyển của tỉnh, thành phố tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài; thí sinh có thành tích trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao.
Chào em, học phí của Trường hiện nay áp dụng theo đề án tự chủ và các quy định của Nhà nước về học phí. Riêng trong năm 2023, Nhà trường giữ ổn định về học phí như năm 2022, chi tiết các em có thể xem tại Đề án tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2023 của Nhà trường.
Gửi Khuyên!
Cảm ơn câu hỏi rất thực tế của em.
Có rất nhiều bạn lầm tưởng học Văn học sẽ ra làm nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên không hẳn là như vậy. Văn học là ngành chuyên cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lý luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa, ngôn ngữ và trang bị kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam cùng các nền văn học nổi tiếng trên thế giới.
Sinh viên học ngành Văn học sẽ được rèn luyện kỹ năng tư duy, phương pháp luận giúp nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy, phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học và sáng tác văn học. Ngành học này giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm cao, thấm nhuần niềm tự hào dân tộc, có phẩm chất đạo đức tốt, biết trân trọng, phát huy giá trị nhân văn của dân tộc, nhằm xây dựng một đời sống văn học lành mạnh.
Và như vậy, khi ra trường, sinh viên ngành Văn học có thể đảm nhận những vị trí sau:
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, các trung tâm dạy nghề, các viện, các trung tâm nghiên cứu về Văn học, Báo chí, Truyền thông.
- Phóng viên, bình luận viên, biên tập viên, điều phối viên truyền thông và tổ chức sự kiện cho các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng.
- Nhà nghiên cứu văn học; nhà viết kịch; nhà văn; nhà thơ.
- Nhân viên văn phòng ở các tổ chức chính trị - xã hội.
Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành: Văn học, Ngôn ngữ, Báo chí, Truyền thông…
Đối với chương trình đào tạo ở Trường Đại học Văn Hiến được xây dựng theo định hướng ứng dụng, trang bị cho người học hệ thống kiến thức khoa học cơ bản và tiến bộ về bản chất, đặc trưng và lịch sử văn học Việt Nam; lịch sử văn học và đặc trưng văn hóa các nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc; ngôn ngữ và phương pháp dạy Văn; các vấn đề cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, truyền thông hiện đại, quản lý con người và sự kiện, tâm lý lứa tuổi, tâm lý học sư phạm...
Sinh viên được học với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành thuộc các lĩnh vực có liên quan đến Văn học. Trong suốt quá trình học tập tại trường, sinh viên thường xuyên tham gia thực tập tại các cơ quan báo đài, trường học, các cơ quan ban ngành…, đảm bảo sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể ứng dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế.
Hy vọng câu trả lời của cô sẽ giúp em hiểu hơn về ngành Văn học.
Thân mến.
Phó Tổng Biên tập báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi với các khách mời tham gia buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG |
Chào em, hiện nay Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM không đào tạo ngành Quan hệ công chúng, tuy nhiên, Trường có đào tạo các ngành như: Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ quốc tế,... Sau khi tốt nghiệp các ngành trên, các em có thể làm việc trong các lĩnh vực như báo chí, truyền thông, tổ chức sự kiện, các công tác liên quan đến ngoại giao tại các cơ quan truyền thông, báo chí, các cơ quan ngoại giao như Tổng lãnh sự, Đại sứ quán,... và các cơ quan ngoại giao của các đơn vị trong và ngoài nước,...
Chào Hương,
Ngành Quan hệ công chúng hiện nay đang được rất nhiều bạn học sinh quan tâm, ngành này có vị trí việc làm khá đa dạng như:
-Chuyên viên PR: Làm các công việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tại các công ty doanh nghiệp; Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ…tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
- Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông...
- Chuyên gia tư vấn quan hệ công chúng, học lên để trở thành Giảng viên dạy quan hệ công chúng ở các trường đại học, trung tâm...
Về câu hỏi "sau này ra trường có thể làm một người ngoại giao hay đi làm những cái to lớn kiểu công chúng" thì cũng như nhiều ngành học khác, ngành Quan hệ công chúng vẫn luôn có nhiều hướng đi đến các công việc có liên quan, hoặc chuyên ngành hẹp, chẳng hạn như ngoại giao công chúng.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ (Từ điển Quan hệ Quốc tế xuất bản năm 1987), ngoại giao công chúng là "những chương trình do chính phủ chủ trì nhằm đưa thông tin đến hoặc tác động vào dư luận công chúng ở các nước khác; công cụ chủ yếu là các xuất bản phẩm, phim ảnh, giao lưu văn hóa, phát thanh và truyền hình". Thông tin này cũng là một kênh để em tham khảo thêm nhé.
Thân mến.
|
Chào em, trong những năm gần đây, xu thế chọn ngành nghề của thí sinh thường hướng đến các ngành mang tính ứng dụng cao, tuy nhiên, những ngành về khoa học cơ bản như Triết học, Lịch sử, Tôn giáo học, Văn học hay Nhân học... không có nghĩa là không có nhu cầu về nguồn nhân lực, do tính ứng dụng mang tính chất liên ngành. Để khuyến khích sinh viên theo học các ngành trên, Nhà trường đã có nhiều chính sách như học bổng khuyến khích học tập, tài trợ miễn giảm học phí và các chính sách hỗ trợ khác. Để biết rõ thông tin, các em có thể truy cập vào website hcmussh.edu.vn/tuyensinh để tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề, cũng như các chính sách hỗ trợ.
Chào Thanh Loan!
Năm 2023, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) tuyển sinh 59 ngành học ở tất cả các lĩnh vực từ Kinh doanh - Quản lý, Tài chính - Thương mại, Marketing - Truyền thông, Kỹ thuật - Công nghệ, Khoa học sức khỏe, Khoa học pháp lý, Kiến trúc - Mỹ thuật ứng dụng, Ngôn ngữ - Văn hóa Quốc tế và cả khối ngành Khoa học xã hội - Nhân văn.
Các ngành học theo như quan tâm của bạn có thể kể đến như Quan hệ công chúng, Tâm lý học, Ngôn ngữ Anh - Nhật - Hàn - Trung, Đông phương học, Truyền thông đa phương tiện...
Các ngành học này được HUTECH đào tạo theo định hướng ứng dụng - gắn kết doanh nghiệp chặt chẽ, có tích hợp nhiều mảng kiến thức - kỹ năng khác nhau, chứ không thuần túy trang bị nền tảng chuyên sâu về khoa học xã hội, nên ra trường, các bạn sinh viên đều có thể đảm trách nhiều công việc liên quan văn phòng, hành chính, nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy, làm kinh tế ....
Thông tin cùng bạn!
Thí sinh làm hồ sơ đăng ký xét tuyển tại một trường đại học |
Chào Thúy An,
Cảm ơn câu hỏi rất thú vị của em.
Rất may mắn là công việc cô đang làm đúng với ngành mình theo học - văn học. Nhưng con đường để đạt được mục tiêu của cô không hề dễ dàng. Ngay từ những năm Đại học cô đã có mục tiêu trở thành giáo viên dạy Văn. Tuy nhiên, khi ra trường thì cô lại không trở thành giáo viên Văn mà cơ duyên run rủi, cô trở thành chuyên viên văn phòng của Phòng Quản lý khoa học. Sau 7 năm, cô mới có cơ hội chuyển sang làm Giảng viên văn Khoa Xã hội - Truyền thông, Đại học Văn Hiến tới nay.
Như vậy, có thể chúng ta không làm đúng ngành, nhưng nếu quyết tâm, cô tin chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Về việc chọn ngành, các bạn cần xem xét kỹ năng lực, đam mê của bản thân, điều kiện thực tế của gia đình, tìm hiểu kỹ ngành nghề, đặc biệt là các yêu cầu của vị trí nghề nghiệp dự kiến trong tương lai.... Duy trì đam mê, cố gắng tích lũy kiến thức, kỹ năng, rèn luyện thái độ nghề nghiệp đúng đắn, cô tin chắc, các bạn sẽ có được vị trí nghề nghiệp như mong muốn.
Chào em!
Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD-ĐT, dự kiến năm học 2023, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ tuyển sinh theo 04 phương thức:
- Phương thức 1: xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 theo tổ hợp môn.
- Phương thức 2: xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí:
- Tổng điểm trung bình (ĐTB) 1 HK lớp 10 + ĐTB 1 HK lớp 11 + ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)
- Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
- Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.
- Phương thức 3: xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phương thức 4: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.
(Riêng với điều kiện xét tuyển các ngành sức khỏe áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT.)
Em có thể tham khảo các phương thức xét tuyển cụ thể tại: http://tuyensinh.ntt.edu.vn
Như vậy, em có thể lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với tiêu chí của mình nhé. Thân chúc em thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc em lựa chọn được ngành học phù hợp.
Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG |