Thế nhưng, trong 2 tháng qua, các cơ quan hành chính của TPHCM chỉ phát hiện, lập biên bản xử phạt được vài trường hợp với số tiền phạt hơn 10 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là xả nước thải, rác thải ra môi trường. Còn các vi phạm khác như có hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, khạc nhổ bừa bãi… thì không có trường hợp vi phạm nào bị xử phạt.
So với các nghị định trước của Chính phủ, NĐ155 đã tăng mức phạt lên nhiều lần đối với hàng loạt các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng. Mức thấp nhất của các hành vi vi phạm nêu trên là từ 1 - 3 triệu đồng, mức cao từ 5 - 7 triệu đồng (hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị). Tùy vào hành vi và mức độ vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra quyết định xử phạt. Cụ thể, UBND phường, xã hay chủ tịch UBND huyện, quận, tỉnh, thành phố đều có chức năng xử phạt với các hành vi vi phạm trên. Đối với lực lượng công an, trưởng công an xã, phường hay trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền xử phạt tối đa 2,5 triệu đồng. Quy định là vậy, nhưng rất ít cơ quan hành chính hoặc lực lượng công an ở địa phương thực thi việc kiểm tra, phát hiện và lập biên bản đề nghị xử phạt các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân của tình trạng trên được các cơ quan hành chính cho rằng do thiếu phương tiện và lực lượng giám sát, thực thi pháp luật. Để lập biên bản vi phạm các hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định, vứt rác, xả nước thải ra vỉa hè, lòng đường, hay khạc nhổ nơi công cộng nếu không bắt được tận tay, hoặc không có thiết bị ghi hình xác định rõ hành vi vi phạm thì không thể xử lý được. Còn các hành vi khác như xả nước thải, rác ra môi trường, người vi phạm sẽ cãi bay cãi biến nếu như không có người chịu đứng ra làm chứng hoặc không có các thiết bị ghi lại hình ảnh. Về lực lượng kiểm tra giám sát hiện cũng được cho là hạn chế trong việc phát hiện, xử lý vi phạm, vì cấp cơ quan hành chính xã, phường, thị trấn hiện nay chỉ được biên chế một cán bộ môi trường, trong khi địa bàn thì rộng, dân đông.
Như vậy, việc áp dụng nâng mức xử phạt nặng đối với hành vi vi phạm môi trường theo NĐ155 đang có những bất cập, khó thực thi. Nếu không được chấn chỉnh kịp thời, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ càng ngày càng phức tạp, khó ngăn chặn được hiệu quả thông qua hình thức chế tài. Hậu quả là môi trường đô thị và cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi những hành vi mất vệ sinh của một bộ phận cư dân thiếu ý thức đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa bàn dân cư hiện nay.
So với các nghị định trước của Chính phủ, NĐ155 đã tăng mức phạt lên nhiều lần đối với hàng loạt các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng. Mức thấp nhất của các hành vi vi phạm nêu trên là từ 1 - 3 triệu đồng, mức cao từ 5 - 7 triệu đồng (hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị). Tùy vào hành vi và mức độ vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra quyết định xử phạt. Cụ thể, UBND phường, xã hay chủ tịch UBND huyện, quận, tỉnh, thành phố đều có chức năng xử phạt với các hành vi vi phạm trên. Đối với lực lượng công an, trưởng công an xã, phường hay trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền xử phạt tối đa 2,5 triệu đồng. Quy định là vậy, nhưng rất ít cơ quan hành chính hoặc lực lượng công an ở địa phương thực thi việc kiểm tra, phát hiện và lập biên bản đề nghị xử phạt các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân của tình trạng trên được các cơ quan hành chính cho rằng do thiếu phương tiện và lực lượng giám sát, thực thi pháp luật. Để lập biên bản vi phạm các hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định, vứt rác, xả nước thải ra vỉa hè, lòng đường, hay khạc nhổ nơi công cộng nếu không bắt được tận tay, hoặc không có thiết bị ghi hình xác định rõ hành vi vi phạm thì không thể xử lý được. Còn các hành vi khác như xả nước thải, rác ra môi trường, người vi phạm sẽ cãi bay cãi biến nếu như không có người chịu đứng ra làm chứng hoặc không có các thiết bị ghi lại hình ảnh. Về lực lượng kiểm tra giám sát hiện cũng được cho là hạn chế trong việc phát hiện, xử lý vi phạm, vì cấp cơ quan hành chính xã, phường, thị trấn hiện nay chỉ được biên chế một cán bộ môi trường, trong khi địa bàn thì rộng, dân đông.
Như vậy, việc áp dụng nâng mức xử phạt nặng đối với hành vi vi phạm môi trường theo NĐ155 đang có những bất cập, khó thực thi. Nếu không được chấn chỉnh kịp thời, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ càng ngày càng phức tạp, khó ngăn chặn được hiệu quả thông qua hình thức chế tài. Hậu quả là môi trường đô thị và cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi những hành vi mất vệ sinh của một bộ phận cư dân thiếu ý thức đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa bàn dân cư hiện nay.