Theo đó, khinh khí cầu này có thể đạt độ cao từ 20-40km và đặc biệt là khả năng di chuyển theo một tuyến đường cố định trong vài tháng (điều mà các khinh khí cầu thế hệ trước không thể làm được do tác động của gió).
Theo Nikita Cheban, đồng tác giả của dự án, việc đạt được đến độ cao 40km cho thấy sự vượt trội về tầm hoạt động của khinh khí cầu so với máy bay không người lái (UAV). “Những hình ảnh thông thường chụp bằng vệ tinh ở độ cao 600km có độ chi tiết không cao. Lựa chọn thay thế là hình ảnh chụp bằng UAV nhưng chi phí rất đắt đỏ”, Nikita nói.
Với khinh khí cầu thế hệ mới này, hình ảnh được chụp chi tiết, sắc nét với giá thành thấp hơn rất nhiều. Khinh khí cầu này có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ, từ theo dõi biến đổi khí hậu (thu thập thông tin về carbon và ozone trong khí quyển) đến đưa sóng di động đến các khu vực vùng sâu, vùng xa…