Khi cơm không lành, canh chẳng ngọt!

Một trong những lý do khiến dòng vốn chảy vào các dự án PPP không được như mong muốn, theo các chuyên gia pháp lý, là cơ chế xử lý tranh chấp hợp đồng chưa đầy đủ.

Việc giải quyết tranh chấp hiện vẫn chủ yếu qua con đường thương lượng. Nếu là các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài, theo hướng dẫn tại Quyết định số 14/2020/ QĐ-TTg, tranh chấp được giải quyết thông qua các thủ tục có bên thứ 3 (như trọng tài). Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với tranh chấp trong các hợp đồng PPP của nhà đầu tư trong nước. Đơn cử, mua lại dự án được coi là giải pháp tháo gỡ cho các dự án PPP giao thông không có khả năng thu hồi vốn hiện nay (Bộ GTVT đang đề nghị được sử dụng ngân sách để mua lại 8 dự án BOT giao thông gặp khó khăn về thu phí). Thế nhưng, việc xác định mức giá mua lại có nhiều ý kiến khác nhau.

Đáng nói, theo nhà đầu tư tư nhân, trong các hợp đồng trước đây ký với Nhà nước, điều khoản giải quyết tranh chấp chỉ cho phép các bên khởi kiện tại tòa án mà không có các hình thức khác (như trọng tài hoặc hòa giải thương mại). Trong khi các nhà đầu tư tư nhân luôn ngần ngại khi phải khởi kiện ra tòa án, còn các cơ quan nhà nước không có cơ chế để thuê luật sư. Trường hợp cơ quan nhà nước vi phạm hợp đồng và thua kiện thì rất khó bố trí tiền ở đâu để đền bù! Cũng đã có trường hợp, cơ quan quản lý nhà nước thừa nhận vi phạm, nhưng cán bộ không dám ký quyết định trả tiền bồi thường cho doanh nghiệp, vì không có quy định rõ ràng. Ngược lại, khi nhà đầu tư vi phạm hợp đồng, trong một số trường hợp, đơn vị nhà nước không kiện ra tòa mà đơn phương áp dụng chế tài…

Do vậy, theo các chuyên gia pháp lý, để tháo gỡ các tranh chấp hợp đồng PPP nói riêng và những vướng mắc nói chung đang khiến cho hình thức đầu tư này không thể phát huy hiệu quả tốt nhất, thì việc sửa đổi, bổ sung Luật PPP cần sớm được nghiên cứu.

Tin cùng chuyên mục