Khen thưởng tập thể và các cá nhân cứu sống bệnh nhân bị đâm thấu ngực

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn và Bệnh viện Nhân dân 115 đã phối hợp liên viện cứu sống người bị đâm thủng tim nguy kịch tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).
PGS.TS Tăng Chí Thượng (bìa phải) tặng bằng khen cho Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
PGS.TS Tăng Chí Thượng (bìa phải) tặng bằng khen cho Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Sáng 9-3, PGS.BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã trao tặng bằng khen cho tập thể khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn và 12 cá nhân (10 bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện và 2 bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115) vì đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai báo động đỏ liên viện cứu sống người bệnh bị đâm thủng tim nguy kịch và bị ngất xỉu tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).

Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, đây là kết quả của việc tiếp cận và sơ cứu người bị nạn nhanh nhất tại hiện trường và sự hỗ trợ kịp thời của tuyến trên trong điều trị cấp cứu người bệnh nguy kịch.

Trước đó SGGP thông tin chiều tối ngày 25-2, phát hiện thấy có một người đột ngột bị ngất xỉu khi đang chạy ngang qua phố đi bộ Nguyễn Huệ, người dân tại đó đã gọi số 115 yêu cầu hỗ trợ cấp cứu. Trung tâm Cấp cứu 115 đã điều động ngay trạm cấp cứu vệ tinh gần hiện trường nhất là Trạm Cấp cứu vệ tinh 115 do Bệnh viện đa khoa Sài gòn đảm trách, ngay lập tức ê-kíp trực đã có mặt tại hiện trường sơ cứu và phát hiện bệnh nhân N.H.N, (41 tuổi, ngụ tại quận 7) bị một vết thương xuyên ngực nên quyết định đưa bệnh nhân ngay về Bệnh viện đa khoa Sài gòn để kịp thời cấp cứu.

30 phút sau khi nhập viện, người bệnh có biểu hiện mạch nhanh và huyết áp tụt (mạch 107 lần/phút, huyết áp 70/40 mmHg), cùng với kết quả chụp CT scanner có hình ảnh tràn dịch màng ngoài tim và tổn thương thành ngực vùng trước tim, bệnh viện đã báo động đỏ nội viện và liên viện đến Bệnh viện Nhân Dân 115.

20 phút sau, các bác sĩ cùng ê-kíp trực của Bệnh viện Nhân Dân 115 đã có mặt tại phòng mỗ của Bệnh viện đa khoa Sài Gòn và phẫu thuật cấp cứu ngay. Sau khi mở ngực vào khoang màng ngoài tim phát hiện có nhiều máu tụ và hút ra được 250ml, phát hiện vết thương thành tâm thất trái đang rỉ máu, kích thước 1,5 cm, các bác sĩ đã tiến hành khâu vết thương cầm máu và đặt ống dẫn lưu. Bệnh nhân đã được cứu sống qua cơn  nguy hiểm.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước. 

TS-BS Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang phẫu thuật cho bệnh nhân

Hồi phục chức năng tim cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân 83 tuổi mắc bệnh tim nặng kèm theo nhồi máu não, tình trạng suy tim cấp tiến triển và phù phổi cấp tính do hở van hai lá nặng sau nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một ca bệnh phức tạp, đòi hỏi chiến lược điều trị tối ưu để đảm bảo an toàn.

Trẻ tiêm vaccine sởi tại một trung tâm tiêm chủng

TPHCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ ngộ độc

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ ngộ độc

Ngày 26-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) và ngộ độc thực phẩm đối với các món đồ ăn nhanh, như: thịt nướng, thịt xiên que, nem chua, thanh cua, tôm viên, gà viên… đang thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên tại Hà Nội và nhiều địa phương khác.