Ngày 14-6, Báo SGGP nhận được phản ánh của bạn đọc về việc Phòng GD-ĐT quận 1, TPHCM gửi thư vận động các đơn vị trường học, mạnh thường quân là cá nhân, tập thể trong và ngoài ngành giáo dục tham gia đóng góp kinh phí tổ chức hoạt động kỷ niệm “Mùa hoa dâng Bác” và lễ tổng kết năm học 2021-2022.
Theo đó, tổng số tiền cần huy động lên đến 887 triệu đồng, số tiền không nhỏ trong bối cảnh xã hội còn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên có phản ứng trái chiều trong dư luận.
Trao đổi với PV Báo SGGP, bà Lê Thị Bình, Trưởng phòng GD-ĐT quận 1, cho biết, qua 25 lần tổ chức, các hoạt động trên đã góp phần tôn vinh, động viên và khích lệ học sinh có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc cũng như giáo viên có thành tích vượt bậc trong dạy học.
Để duy trì truyền thống đó, ngày 10-6-2022, Phòng GD-ĐT quận 1 đã có văn bản gửi hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và phụ huynh học sinh kêu gọi hỗ trợ hoạt động khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong học tập và giảng dạy.
Lý giải về kinh phí tổ chức hơn 800 triệu đồng, đại diện Phòng GD-ĐT quận 1 bày tỏ, năm 2021, toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội nên hoạt động trên chưa tổ chức được. Năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh đã được kiểm soát, Phòng GD-ĐT đã lấy ý kiến hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn và thống nhất phương án khen thưởng cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc 2 năm học 2020-2021 và 2021-2022.
Do đó, số cá nhân và tập thể được khen thưởng đợt này tăng cao. Tuy nhiên, kinh phí trên chỉ mang ý nghĩa dự trù trên cơ sở mức thưởng cho tập thể và cá nhân từ năm học 2019-2020. Việc vận động không mang tính bắt buộc, không quy định mức thu. Danh sách cá nhân và tập thể được khen thưởng sẽ được công khai cho tất cả đơn vị trường học trước ngày tổ chức lễ tuyên dương.
Người dân ở 2 xã Ia Boòng, Ia Drang (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phản ánh, nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông (đóng tại xã Ia Drang) gây mùi hôi, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân.
Hơn 20 năm qua, khu đất quy hoạch khu dân cư do Công ty TNHH Xây dựng - Đầu tư - Thương mại Vũ Kiều (viết tắt Công ty Vũ Kiều) làm chủ đầu tư ở TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) vẫn chưa có công trình nào được thi công đáng kể.
Bà Trần Thị Trinh, 57 tuổi, ngụ đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM có đơn gửi Báo SGGP bày tỏ bức xúc về việc cấp giấy chủ quyền căn nhà của bà.
Xuống dốc cầu Phú Xuân (thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TPHCM), rẽ trái là đường Dương Cát Lợi. Tuyến đường được nâng cấp, trải nhựa và mở rộng cách đây không lâu. Tuy nhiên, với lượt xe bồn di chuyển hàng ngày và ngập nước do triều cường, tuyến đường đã sớm bị hư hỏng.
Sau một thời gian chấn chỉnh, thời điểm này, xe thô sơ, xe tự chế lại ngang nhiên chạy ngoài đường. Đây là những xe gắn máy được “cải tạo” để chở hàng hóa, bán hàng rong… Việc thay đổi đặc trưng xe là hành vi không được phép theo quy định của Luật Giao thông.
Dù đã triển khai xây dựng thời gian dài, nhưng các khu tái định cư (TĐC) ở tỉnh Kon Tum vẫn chưa thu hút dân đến ở, gây lãng phí. Phản ánh đến Đường dây nóng Báo SGGP, người dân cho biết có nơi còn xảy ra mua bán đất sản xuất cấp cho dân, buộc địa phương phải vào cuộc ngăn chặn.
Hẻm được mở rộng, ai nấy mừng vui. Sau khi hẻm được đưa vào hoạt động, người dân không tiếc công, tiếc của đầu tư tạo mảng xanh và lắp đặt thêm ghế đá, sân chơi cho thiếu nhi… Tuy nhiên, thời gian gần đây, hẻm lại trở thành bãi đậu xe ô tô. Tài xế đậu xe bất kể ngày, đêm lấn chiếm hẻm. Thậm chí, tài xế còn bỏ xe ở đó để đi công tác vài ngày. Đã có cự cãi xảy ra, nhưng chưa có giải pháp giải quyết triệt để.
Theo phản ánh của bạn đọc với Báo SGGP, trong khi chính quyền và ngành chức năng tỉnh An Giang chưa xử lý dứt điểm 10 homestay xây dựng và kinh doanh trái phép trên Núi Cấm, hiện nay các công trình xây dựng trên đất rừng này có nguy cơ bị sạt lở, ngã đổ, đe dọa sự an toàn của hàng trăm du khách đến tham quan, lưu trú tại đây.
Hồ thủy lợi Vạn Định có vai trò sinh thái rất quan trọng, cung cấp nước và chống hạn cho hàng trăm hộ dân 2 xã Mỹ Lộc và Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định). Mặc dù đất và rừng lòng hồ này từ lâu đã quy hoạch chức năng rừng phòng hộ, nhưng đến nay rừng vẫn… “vô chủ”, dẫn đến thường xuyên bị xâm hại và tranh chấp kéo dài.
- Phiếu chuyển số 23071 đến Công an quận Tân Bình (TPHCM) theo đơn của bà Tống Thị Thu Ba (ngụ phường 15, quận Tân Bình, TPHCM), khiếu nại việc xóa đăng ký thường trú;
Không khí yên bình, cây xanh, hoa lá bao phủ cùng nhiều tiện ích thiết thực (như hồ bơi, phòng tập gym, khu vực sinh hoạt văn hóa…) là đặc điểm chung của các chung cư cao cấp. Sống trong môi trường như vậy, hầu như ai cũng ý thức đi nhẹ, nói khẽ, không xả rác… Tuy nhiên, thời gian gần đây, phong trào cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày đã khiến cho đời sống của cư dân bị đảo lộn.
Thời gian gần đây, việc tri ân khách hàng đã bị lạm dụng, tùy tiện. Nhiều hội nghị tri ân khách hàng nhưng lại là bán đất nền dự án hay bán phiếu nghỉ dưỡng du lịch. Không ít người dân đã bị thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần khi tham dự những hội nghị trá hình.
Bạn đọc phản ánh đến đường dây nóng Báo SGGP về việc các thiết bị hộ lan đường bộ trên đèo Chư Sê (thuộc quốc lộ 25, đoạn qua huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) bị trộm cắp, gây mất an toàn giao thông.
Người dân phản ánh với Đường dây nóng Báo SGGP, vài tháng gần đây, họ sống trong khói bụi từ một cơ sở tái chế rác thải trên địa bàn. Trong quá trình hoạt động, cơ sở này còn xả thải trực tiếp ra suối, gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, cơ sở này xây dựng trên đất nông nghiệp, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất; cũng chưa đủ điều kiện, thủ tục để hoạt động, không đảm bảo các tiêu chí về môi trường.
Từ cuối năm 2019, một công trình xây dựng đã gây nứt, lún sụt các nhà liền kề. Công trình bị cơ quan chức năng buộc dừng thi công. Chủ công trình đã quây tôn che chắn kín mít. Tuy nhiên, sau đó công trình phát cháy, gây lo lắng cho cư dân xung quanh.
Liên quan vụ án “Lừa dối khách hàng” của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản khiến gần 500 người mua căn hộ chung cư đứng trước cảnh “mất nhà”, đến nay, giữa chủ đầu tư và cư dân vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Ngày 21-2, ông Phan Hữu Duy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) cho biết, đang kiện toàn lại các tổ công tác, tiếp tục vận động người dân để thu hồi lại số tiền 5,3 tỷ đồng chi sai trong đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án mở rộng quốc lộ 1A cách đây 7 năm.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu