Khánh thành Đình thần An Khánh sau 345 ngày phục dựng

Công trình phục dựng Đình thần An Khánh được khởi công vào ngày 17-5-2022, qua 345 ngày thi công phục dựng, công trình đã cơ bản hoàn thành đưa vào hoạt động.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-42023); 137 năm Ngày Quốc tế Lao động 1-5; 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2023) và Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 Âm lịch, ngày 28-4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Đức (TPHCM) tổ chức lễ khánh thành, chính thức đưa vào hoạt động công trình phục dựng Đình thần An Khánh.

Các đại biểu dự lễ khánh thành đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Các đại biểu dự lễ khánh thành đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Tham dự lễ khánh thành có các đồng chí: Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Huỳnh Đảm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Huỳnh Vĩnh Ái, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Nguyễn Thành Phong, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM.

Tham dự còn có các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy TPHCM: Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Nguyễn Phước Lộc, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM; Tô Thị Bích Châu, Bí thư Quận ủy quận 1; Nguyễn Hữu Hiệp, Bí Thư Thành ủy TP Thủ Đức.

Nghi thức khai môn đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Nghi thức khai môn đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Công trình phục dựng Đình thần An Khánh được khởi công vào ngày 17-5-2022, qua 345 ngày thi công phục dựng, công trình đã cơ bản hoàn thành đưa vào hoạt động.

Theo đó, Đình thần An Khánh hiện nay nằm cạnh Đình thần An Khánh trước đây và là một phần trong tổng thể dự kiến là Công viên Văn hóa trung tâm - bên sông Sài Gòn. Đình thần An Khánh có diện tích đình chính hơn 381m2, khối công trình phụ trợ hơn 200m2 và công viên cây xanh rộng 684m2. Với kinh phí thực hiện phần xây dựng kiến trúc công trình khoảng hơn 129 tỷ đồng.

Các đại biểu dâng hương tại đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Các đại biểu dâng hương tại đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Các đại biểu dâng hương tại đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Các đại biểu dâng hương tại đình thần An Khánh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức Nguyễn Phước Hưng, cho biết, trên tinh thần lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đông đảo người dân, cử tri thành phố về nguyện vọng phục dựng Đình thần An Khánh, ngôi Đình làng đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Thủ Thiêm, An Khánh và của vùng đất Thủ Đức – Gia Định hơn 200 năm, Ban Thường vụ TP Thủ Đức đã phục dựng đình với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa kiến trúc của đình gắn với sự phát triển của Gia Định, của TP Thủ Đức văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Theo đó, việc hoàn thành phục dựng và đưa vào hoạt động Đình thần An Khánh nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu những nét kiến trúc văn hóa nghệ thuật của công trình mang giá trị lịch sử này.

“Theo dòng chảy của thời gian và sự phát triển đô thị, vai trò và vị trí của đình làng và các công trình tín ngưỡng dân gian có thể dần mai một trong xã hội hiện đại. Do đó, Đình thần An Khánh là một kiến trúc văn hóa để giới thiệu đến bạn bè quốc tế, rằng dù có phát triển hiện đại như thế nào thì giá trị văn hóa lịch sử, văn hoá tinh thần vẫn luôn trường tồn, là chỗ dựa để người Việt Nam vươn xa hơn, phát triển hơn”, Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức Nguyễn Phước Hưng bày tỏ.

Theo Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức, cùng với việc phục dựng Đình thần An Khánh, TP Thủ Đức đã và đang tiếp tục tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử truyền thống, kiến trúc văn hóa một số đình có niên đại, được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn TP Thủ Đức, như: Đình Linh Đông, Đình Phong Phú, Đình Xuân Hiệp, Nhà thờ cụ Tạ Dương Minh...

“Hôm nay, chính quyền và nhân dân TP Thủ Đức trân trọng tiếp nhận công trình và giao lại cho Ban Quý tế Đình thần An Khánh, tổ chức các hoạt động phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian của ông cha. Theo đó, cần chú trọng, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cho thế hệ trẻ đối với các bậc tiền nhân có công khai phá vùng đất Thủ Thiêm - An Khánh gắn với sự phát triển của Gia Định, của TP Thủ Đức, một phần của vùng đất Sài Gòn Gia Định - TPHCM, thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu”, Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức Nguyễn Phước Hưng lưu ý.

Tại buổi lễ đã giới thiệu, ra mắt đại diện Ban Quý tế Đình thần An Khánh, ông Lê Văn Tốt được tín nhiệm làm Trưởng Ban Quý tế Đình thần An Khánh.

Các đại biểu đã tham gia nghi thức khai môn, niệm hương và cắt băng khánh thành công trình.

Đình thần An Khánh ngày lễ khánh thành. Ảnh: VIỆT DŨNG

Đình thần An Khánh ngày lễ khánh thành. Ảnh: VIỆT DŨNG

Dịp này, TP Thủ Đức đã trao bảng tri ân và khen thưởng các tập thể, cá nhân tham gia thực hiện phục dựng Đình thần An Khánh sớm được hoàn thành và đảm bảo tiến độ.

Đình thần được bài trí thiết kế tạo không gian rộng thoáng, giữ gìn nét đặc trưng của Đình làng Nam bộ, thể hiện tư duy tổng hòa tín ngưỡng của nhân dân trong giai đoạn tạo dựng (khoảng từ năm 1679 đến năm 1725).

Chính điện, thờ Linh vị Thành hoàng bốn cảnh được Vua Tự Đức sắc phong vào khoảng năm 1832 có nội dung: “Bình Dương huyện, Gia Định tỉnh, Tân Bình phủ, Bình Trị tổng, An Lợi xã, Trần Thống Quân Hà Quảng Thống sư, danh lộc trị thủy bộ chi thần, tước sắc thần hoàng bổn cảnh” kết hợp sự mộc mạc, ấm áp của gỗ tạo nên không khí trang nghiêm, thiêng liêng, nơi Thành hoàng yên vị để phù hộ cho nhân dân toại lời cầu ước. Vỏ qui và ở các Ban thờ còn lại và những không gian mở xung quanh, phục chế lại những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, các đề tài chạm khắc thể hiện tinh khéo, màu sắc tươi sáng... phản ánh đầy đủ, sinh động ước vọng của nhân gian về cuộc sống bình yên, no đủ, tươi tốt và đời sống văn hóa tinh thần phong phú, sinh động.

Ngoài ra, công viên cây xanh với các chủng loại cây đặc thù miền Nam kết hợp các công trình phụ trợ khác tạo không gian thoáng mát.

Tin cùng chuyên mục