Do tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh ngày càng gia tăng, nên đa số trẻ nhập viện đều ở mức độ bệnh nặng, thời gian điều trị kéo dài và để lại nhiều di chứng nguy hiểm.
Trẻ liên tục nhập viện
Bé L.N.G.B. (16 tháng tuổi, ngụ quận Bình Tân) là trường hợp bệnh nhi mới nhất vừa phải nhập viện điều trị viêm màng não mủ. Theo lời kể của người nhà, sau khi bị ngã cầu thang khiến hộp sọ bị nứt, bé có biểu hiện sốt cao không hạ. Ban đầu, bé được điều trị tại Khoa Ngoại rồi được chuyển lên Khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1). Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, cho biết vi khuẩn phế cầu thường có sẵn trong vùng mũi, hầu họng của trẻ nên khi hộp sọ bị nứt, vi khuẩn chuyển lên tấn công vùng não. Nhờ được các bác sĩ phát hiện kịp thời nên sau 2 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhi bắt đầu ổn định. Cũng theo bác sĩ Khanh, hiện tại Khoa Nhiễm - Thần kinh còn khoảng 20 trẻ đang điều trị bệnh viêm màng não; thời điểm cao nhất, BV tiếp nhận và điều trị cho 50 trẻ cùng bị bệnh viêm màng não mủ.
Trong khi đó, theo bác sĩ Phan Tứ Quý, Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực chống độc trẻ em (BV Bệnh nhiệt đới TPHCM), hiện đơn vị này đang điều trị tích cực cho bệnh nhi N.T.H. (41 tháng tuổi, ngụ quận Bình Tân) trong tình trạng sốc nhiễm trùng do độc tính vi khuẩn cao. Được biết, bệnh nhi này chưa từng được tiêm vaccine ngừa viêm màng não do phế cầu. Từ đầu năm đến nay, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực chống độc trẻ em đã tiếp nhận 5 trẻ viêm màng não nặng do phế cầu khuẩn. Khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 2) cũng vừa tiếp nhận 2 bệnh nhi mắc viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn, trong đó một ca đã tử vong do đến viện trễ. Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh nhi vừa tử vong (9 tháng tuổi) có biểu hiện sốt cao, rối loạn tri giác nhưng 4 - 5 ngày sau mới được gia đình đưa đến bệnh viện.
Các bác sĩ cho biết, bệnh lý viêm màng não mủ do vi khuẩn thường xuất phát từ 3 tác nhân chính: phế cầu khuẩn, Ecoli và não mô cầu. Nếu viêm màng não do não mô cầu khá hiếm gặp, thì viêm màng não do khuẩn Ecoli lại chủ yếu tấn công trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Trong khi đó, viêm màng não do phế cầu khuẩn hiện không ngừng gia tăng, chiếm 50% trường hợp nhập viện điều trị các bệnh viêm màng não.
Dễ tử vong do vi khuẩn kháng thuốc
Bên cạnh việc gia tăng nhanh chóng các trường hợp mắc bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn, các bác sĩ còn rất lo ngại về tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn phế cầu. Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, do vi khuẩn đã kháng thuốc nên khi tấn công vào màng não thì rất khó điều trị, phải sử dụng kết hợp nhiều kháng sinh. Tại BV Nhi đồng 1, một số trẻ phải thở máy trong thời gian dài và điều trị nhiều loại thuốc, kinh phí chữa trị rất tốn kém. Còn bác sĩ Đỗ Châu Việt chia sẻ, viêm màng não do phế cầu có thể gây hậu quả như tụ mủ, áp xe, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, dẫn đến tử vong nhanh. Để đề phòng di chứng cho bệnh nhi, bác sĩ phải điều trị kháng sinh liều cao 21 ngày theo phác đồ. Mặc dù đây là những loại kháng sinh nhập ngoại (với giá rất cao), nhưng do tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn này tại Việt Nam rất cao nên việc điều trị bằng thuốc gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, kháng sinh vào màng não thường khó hơn vào những cơ quan khác. Thuốc vô màng não số lượng phải cao hơn, thời gian điều trị dài. Có nhiều trường hợp bệnh nặng phải điều trị vài tháng, với chi phí lên đến trên 100 triệu đồng/ca.
Từ thực tế điều trị, bác sĩ Phan Tứ Quý phân tích, tình trạng kháng thuốc khiến cho khả năng đáp ứng điều trị kém và để lại nhiều di chứng như điếc, yếu liệt chi, giãn não thất, động kinh, rối loạn nhận thức, ít nhận biết… Hiện tỷ lệ tử vong của bệnh viêm màng não do phế cầu chiếm khoảng 1/3 trên tổng số ca mắc; 1/3 ca để lại nhiều di chứng. Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng ngừa chính mà các bác sĩ khuyến cáo.
Trẻ liên tục nhập viện
Bé L.N.G.B. (16 tháng tuổi, ngụ quận Bình Tân) là trường hợp bệnh nhi mới nhất vừa phải nhập viện điều trị viêm màng não mủ. Theo lời kể của người nhà, sau khi bị ngã cầu thang khiến hộp sọ bị nứt, bé có biểu hiện sốt cao không hạ. Ban đầu, bé được điều trị tại Khoa Ngoại rồi được chuyển lên Khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1). Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, cho biết vi khuẩn phế cầu thường có sẵn trong vùng mũi, hầu họng của trẻ nên khi hộp sọ bị nứt, vi khuẩn chuyển lên tấn công vùng não. Nhờ được các bác sĩ phát hiện kịp thời nên sau 2 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhi bắt đầu ổn định. Cũng theo bác sĩ Khanh, hiện tại Khoa Nhiễm - Thần kinh còn khoảng 20 trẻ đang điều trị bệnh viêm màng não; thời điểm cao nhất, BV tiếp nhận và điều trị cho 50 trẻ cùng bị bệnh viêm màng não mủ.
Trong khi đó, theo bác sĩ Phan Tứ Quý, Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực chống độc trẻ em (BV Bệnh nhiệt đới TPHCM), hiện đơn vị này đang điều trị tích cực cho bệnh nhi N.T.H. (41 tháng tuổi, ngụ quận Bình Tân) trong tình trạng sốc nhiễm trùng do độc tính vi khuẩn cao. Được biết, bệnh nhi này chưa từng được tiêm vaccine ngừa viêm màng não do phế cầu. Từ đầu năm đến nay, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực chống độc trẻ em đã tiếp nhận 5 trẻ viêm màng não nặng do phế cầu khuẩn. Khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 2) cũng vừa tiếp nhận 2 bệnh nhi mắc viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn, trong đó một ca đã tử vong do đến viện trễ. Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh nhi vừa tử vong (9 tháng tuổi) có biểu hiện sốt cao, rối loạn tri giác nhưng 4 - 5 ngày sau mới được gia đình đưa đến bệnh viện.
Các bác sĩ cho biết, bệnh lý viêm màng não mủ do vi khuẩn thường xuất phát từ 3 tác nhân chính: phế cầu khuẩn, Ecoli và não mô cầu. Nếu viêm màng não do não mô cầu khá hiếm gặp, thì viêm màng não do khuẩn Ecoli lại chủ yếu tấn công trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Trong khi đó, viêm màng não do phế cầu khuẩn hiện không ngừng gia tăng, chiếm 50% trường hợp nhập viện điều trị các bệnh viêm màng não.
Dễ tử vong do vi khuẩn kháng thuốc
Bên cạnh việc gia tăng nhanh chóng các trường hợp mắc bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn, các bác sĩ còn rất lo ngại về tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn phế cầu. Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, do vi khuẩn đã kháng thuốc nên khi tấn công vào màng não thì rất khó điều trị, phải sử dụng kết hợp nhiều kháng sinh. Tại BV Nhi đồng 1, một số trẻ phải thở máy trong thời gian dài và điều trị nhiều loại thuốc, kinh phí chữa trị rất tốn kém. Còn bác sĩ Đỗ Châu Việt chia sẻ, viêm màng não do phế cầu có thể gây hậu quả như tụ mủ, áp xe, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, dẫn đến tử vong nhanh. Để đề phòng di chứng cho bệnh nhi, bác sĩ phải điều trị kháng sinh liều cao 21 ngày theo phác đồ. Mặc dù đây là những loại kháng sinh nhập ngoại (với giá rất cao), nhưng do tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn này tại Việt Nam rất cao nên việc điều trị bằng thuốc gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, kháng sinh vào màng não thường khó hơn vào những cơ quan khác. Thuốc vô màng não số lượng phải cao hơn, thời gian điều trị dài. Có nhiều trường hợp bệnh nặng phải điều trị vài tháng, với chi phí lên đến trên 100 triệu đồng/ca.
Từ thực tế điều trị, bác sĩ Phan Tứ Quý phân tích, tình trạng kháng thuốc khiến cho khả năng đáp ứng điều trị kém và để lại nhiều di chứng như điếc, yếu liệt chi, giãn não thất, động kinh, rối loạn nhận thức, ít nhận biết… Hiện tỷ lệ tử vong của bệnh viêm màng não do phế cầu chiếm khoảng 1/3 trên tổng số ca mắc; 1/3 ca để lại nhiều di chứng. Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng ngừa chính mà các bác sĩ khuyến cáo.
“Vaccine Pneumo 23 ngừa phế cầu cho trẻ trên 5 tuổi đã ngưng sản xuất từ 2 năm trước. Hiện Sở Y tế TPHCM đã kiến nghị Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu loại vaccine tương ứng để thay thế, nhằm đáp ứng nhu cầu chích ngừa phòng bệnh cho trẻ”.
Dược sĩ ĐỖ VĂN DŨNG
Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TPHCM
Dược sĩ ĐỖ VĂN DŨNG
Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TPHCM
Tuy nhiên, tại TPHCM hiện nay, vaccine Pneumo 23 (hay còn gọi là vaccine ngừa phế cầu thế hệ cũ; ngừa được 23 type huyết thanh của phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae) đã không còn, do công ty dược ngưng sản xuất. Trong khi đó, vaccine Synflorix (ngừa được 10 type huyết thanh) lại chưa đủ độ bao phủ rộng khắp, nên nhiều trẻ chưa được chích ngừa. “Một số nước đã cho phép chích ngừa vaccine Synflorix ở mọi độ tuổi, còn tại Việt Nam thì chỉ cho sử dụng đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Nếu không có vaccine và nhiều trẻ không được chích ngừa thì trong thời gian tới, nguy cơ vi khuẩn phế cầu sẽ lan rộng và kháng thuốc càng nhiều hơn”, bác sĩ Trương Hữu Khanh lo ngại.