Ngày 20-3, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra diễn đàn “Bảo vệ con người và hệ sinh thái sông Mê Công, trong bối cảnh nhiều biến động”, thu hút nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng các ngành chức năng tham gia.
Hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nguồn nước ngọt từ sông Mê Công đổ về... đã gây ra những thiệt hại nặng cho sản xuất lúa ở các tỉnh ĐBSCL trong mùa khô năm 2016 vừa qu
Ngày 20-3, tại thành phố Cần Thơ, Tổ chức Sông ngòi quốc tế (International Rivers – IR) phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Liên minh cứu sông Mê Công (Save the Mekong coliation – StM) và Diễn đàn Môi trường Mê Công (MEF) tổ chức diễn đàn “Bảo vệ con người và hệ sinh thái sông Mê Công, trong bối cảnh nhiều biến động”, thu hút nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng các ngành chức năng tham gia.
Theo Tổ chức Sông ngòi quốc tế, sông Mê Công là một trong những dòng sông lớn và có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Nguồn dinh dưỡng từ dòng sông này đã giúp tạo nên một vùng sản xuất và xuất khẩu gạo lớn, nguồn cá tự nhiên cao nhất nhì thế giới.
Ở hạ lưu sông Mê Công - nơi sinh sống của trên 60 triệu người dân, trong đó khoảng 85% là nông dân và ngư dân. Canh tác lúa nước và đánh bắt, nuôi trồng là nguồn sinh kế quan trọng của người dân từ nhiều năm qua.
Lưu vực sông Mê Công là một trong những khu vực trên thế giới bị tác động mạnh mẽ nhất bởi biến đổi khí hậu. Tại các quốc gia lưu vực sông Mê Công, những thay đổi về đa dạng sinh học do biến đổi khí hậu gây ra sẽ tác động đến sinh kế của người dân, từ đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Điều lo ngại hiện nay là lưu vực sông Mê Công đã, đang và sẽ đối mặt những thay đổi mạnh mẽ về môi trường do các hoạt động phát triển trên dòng sông này, đặc biệt là các dự án thủy điện ở dòng chính.
Hiện nay, ngoài 7 công trình đập dòng chính đã hoàn thành trên phía thượng nguồn của Trung Quốc, thì 11 con đập đang và sẽ xây dựng ở hạ lưu sông Mê Công tại Lào và Campuchia được đánh giá sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với nguồn phù sa, nguồn thủy sản, chất lượng nước, đa dạng sinh học… của dòng sông.
Với những tác động kép của biến đổi khí hậu và hoạt động phát triển các đập thủy điện, khiến lưu vực sông Mê Công đứng trước những thách thức lớn trong thích ứng và phát triển. Điều này cũng gây rủi ro và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hiệp quốc đặt ra về xóa nghèo, giảm bất bình đẳng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm…
Người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre thường xuyên bị thiếu nước ngọt sinh hoạt vào mùa khô, do ảnh hưởng xâm nhập mặn ngày càng nhiều
Các chuyên gia ở Trung tâm Con người và Thiên nhiên thì lo lắng về những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến “vựa lúa” ĐBSCL.
Cụ thể, mùa khô năm 2016 tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra dữ dội ở các tỉnh ĐBSCL; lượng nước đổ về ĐBSCL thấp kỷ lục, gây nên hạn mặn gay gắt nhất trong gần 100 năm qua; từ đó dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Tại nước ta, thời gian qua các tỉnh vùng ĐBSCL phát triển mạnh canh tác lúa 2 vụ, 3 vụ, thậm chí 7 vụ/2 năm… Qua đó, diện tích cần nước tưới rất lớn, nhiều nhất so với các nước trong lưu vực sông Mê Công. Trong khi nguồn nước tưới ngày càng hạn chế sẽ là khó khăn không nhỏ cho việc phát triển nông nghiệp bền vững.
Tiến sĩ Dương Văn Ni (Trường Đại học Cần Thơ) cảnh báo: “Không chỉ Việt Nam mà ở Lào, Thái Lan, Campuchia… cũng gặp khó về nguồn nước và hệ sinh thái thay đổi, bởi nhiều nguyên nhân như tác động của đập thủy điện, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống... Vì vậy, cần có giải pháp cấp bách bảo vệ sông Mê Công, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái. Cần thấy rằng, lưu vực sông Mê Công như là một cơ thể sống, trong đó Biển Hồ là trái tim và các dòng sông là mạch máu; nó không cần trái tim lớn hơn nhưng cần trái tim đang đập, không cần thêm nhiều mạch máu hơn nhưng cần lượng máu vốn có để lưu thông. Do đó, bất kỳ hoạt động nào trên lưu vực sông Mê Công thì cần phải quan tâm đến sự thay đổi nguồn nước”.
Tiến sĩ Dương Văn Ni cũng lưu ý, những tác động của đập thủy điện lên lượng phù sa nghiêm trọng hơn tới nguồn nước; trong khi tác động của biến đổi môi trường sẽ buộc cộng đồng phải di dân…
Ngày 4-4, đồng chí Nguyễn Văn Được, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM đến dự, và phát biểu chỉ đạo hội nghị lần thứ 21 (mở rộng), của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cần Giờ, khóa 12 nhiệm kỳ 2020-2025.
Bãi rêu xanh trên nền đá san hô tuyệt đẹp nằm dọc bờ biển thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) bất ngờ bị một nhóm du khách điều khiển nhiều xe ô tô, dàn hàng ngang trên bãi để chụp ảnh, check-in... khiến dư luận bất bình.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về các giải pháp toàn diện, cấp bách nhằm xử lý ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn.
Từ phản ánh của Báo SGGP, UBND xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xử lý dứt điểm 8 cơ sở giặt, sấy gây ô nhiễm môi trường trên tuyến Rạch Cầu Suối.
Thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp để xử lý các hành vi xả rác, tiểu bậy ra môi trường công cộng. Nhiều địa phương như TP Hà Nội, TPHCM cũng đã đưa ra nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, giám sát nhưng hiệu quả chưa cao, bộ mặt đô thị vẫn còn nhếch nhác. Nhiều ý kiến cho rằng, để giữ gìn sự sạch sẽ, văn minh, có lẽ đã đến lúc phải xử phạt mạnh tay như các quốc gia Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… áp dụng.
Điện gió, điện mặt trời và các nguồn điện tái tạo thường bất định về sản lượng, công suất, gây khó khăn cho điều hành. Muốn ổn định, cần dự báo thời tiết thật chính xác.
Ngày 1-4, tại cuộc họp thông tin về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất do Sở TN-MT TPHCM phối hợp các cơ quan chức năng và hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề tổ chức, nhiều chuyên gia khẳng định: chuyển đổi xanh là yêu cầu pháp lý bắt buộc. Doanh nghiệp chậm chuyển đổi sẽ đối mặt với rủi ro bị xử phạt hoặc bị loại khỏi thị trường.
Ngày 1-4, sông Pheo (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bị ô nhiễm nghiêm trọng có khả năng gây ảnh hưởng tới Lễ hội bơi Đăm đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã có chỉ đạo về vấn đề này.
Ngày 27-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TPHCM vừa có văn bản gửi UBND quận 1 về việc thi công cải tạo, chỉnh trang vỉa hè xâm hại đến hệ thống cây xanh trên địa bàn TPHCM.
Sáng 25-3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức "Hội thảo tập huấn triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu - EPR”. Đây là cơ chế được đánh giá có vai trò quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, đảm bảo doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với môi trường thông qua việc thu gom, tái chế sản phẩm sau sử dụng hoặc đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế.
Ngày 21-3, Báo SGGP thông tin về tình trạng người dân ở khu vực Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân thường xuyên chịu cảnh bụi đen phát tán, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Sau khi báo đăng, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Công ty cổ phần Cảng quốc tế Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ngày 20-3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tổ chức lễ khởi công dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam và trao Quyết định công nhận công trình chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An.
Ngày 19-3, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý tình trạng bụi màu đen phát tán vào nhà một số hộ dân sống ở khu vực giáp ranh Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, nơi có 4 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động.
Một nhóm các nhà thực vật học đến từ Viện khoa học sự sống, Viện nghiên cứu khoa học miền Trung, cùng cán bộ Hạt kiểm lâm liên huyện Cam Lộ - TP Đông Hà và Bảo tàng Đại học Kagoshima (Nhật Bản) đã phát hiện và mô tả một loài mới thuộc chi Lasianthus (Xú hương) được thu thập mẫu từ tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình. Loài mới được đăng trên tạp chí chuyên ngành Phytotaxa, xuất bản ngày 18-3.
Những ngày qua, tại thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện bụi màu đen phát tán vào nhà một số hộ dân sống ở khu vực giáp ranh Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, nơi có 4 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động.
Ngày 18-3, ông Võ Văn Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bến Tre cho biết, tỉnh đang gấp rút thực hiện thủ tục chấm thầu, để di dời rác thải trong Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre (xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), sớm bàn giao mặt bằng và một số cơ sở vật chất, hạ tầng tại đây cho Tập đoàn AMACCAO thực hiện Dự án Nhà máy điện rác Bến Tre.
Ngày 4-4, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản khẩn gửi UBND TP Nha Trang yêu cầu giải quyết việc cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Quy chế quản lý kiến trúc TP Nha Trang vẫn chưa được phê duyệt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và cuộc sống của người dân.
- Một loạt đại gia bất động sản vừa bị nêu tên vì nợ tiền sử dụng đất, xây dựng sai quy hoạch. Để hoàn tất các nghĩa vụ còn thiếu hoặc sửa cái sai, chắc chắn rằng các doanh nghiệp này phải bỏ ra số tiền lớn.
Ngày 4-4, đồng chí Nguyễn Văn Được, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM đến dự, và phát biểu chỉ đạo hội nghị lần thứ 21 (mở rộng), của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cần Giờ, khóa 12 nhiệm kỳ 2020-2025.
Qua kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đề nghị tỉnh Khánh Hòa quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu