Khấm khá nhờ cá lia thia

Miền Tây là địa điểm sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm nghìn tấn với các loại như mắm sống, mắm tép, mắm cá rô đồng, mắm đầu cá lóc, mắm ba khía, mắm cá sặc…, đặc biệt có mắm cá lia thia trứ danh miền Tây. Lia thia là một loại cá thiên nhiên sống trong vùng nước nhiễm phèn, mặn hoang hoá, đầm lầy bao phủ bởi cỏ năn, cỏ bàng ở các huyện Đức Huệ, huyện Thạnh Hoá, Mộc Hoá (Long An).

16-2403.jpg
9-5930.jpg
Người dân chia thành từng nhóm nhỏ để đi tìm đồng hoang dặm cá lia thia

Ở những cánh đồng bưng phèn huyện Đức Huệ, đặc điểm thuỷ văn thổ nhưỡng phù hợp cho cá lia thia đồng sinh sôi nên việc bắt cá được người dân ví von như lộc trời. Nhờ sản lượng cá lia thia dồi dào đã giúp hàng trăm lao động địa phương có thêm việc làm tăng thêm thu nhập từ nghề dặm (bắt) cá.

15-8875.jpg
17-711.jpg
13-299.jpg
Người dân phải trầm mình cả ngày dưới trảng cỏ, vạt năn ở đầm lầy và phải vận động liên tục trên đồng nước để quay cù

Theo chân người dân đi dặm cá lia thia trên các cánh đồng hoang nằm hai bên tuyến đường 839 dọc biên giới Việt Nam – Campuchia (thuộc huyện Đức Huệ) mới thấy sự kỳ công của việc săn bắt này.

11-1366.jpg
10-7484.jpg
9-5930.jpg
Nhóm người dân dặm cá (thường thì khoảng 3 đến 5 người) bưng thau và rổ bắt đầu lội xuống nước tìm cá

Trên con đường không tên thuộc xã Bình Thành, nơi có cánh đồng bưng bát ngát rộng sang tận Campuchia, một vùng cỏ năn lý tưởng cho cá lia thia sinh sôi. Nhóm người dân dặm cá (thường thì khoảng 3 đến 5 người) bưng thau và rổ bắt đầu lội xuống nước thực hiện công việc của mình.

7-9552.jpg
4-6342.jpg
5-1535.jpg
2-7667.jpg
Cá lia thia đồng có kích thướt nhỏ, khi trưởng thành cũng chỉ bằng đầu đũa, chiều dài chừng 5cm sống ẩn khuất trong vùng nước cạn, trong đám cỏ, ít di chuyển

Vớt xong mẻ cá đầu tiên với vài chục con cá, ông Cao Văn Phượng, xã Mỹ Thạnh Đông vừa bứt những cọng cỏ năn đậy lên rổ cá cho biết, cá lia thia đồng có kích thướt nhỏ, khi trưởng thành cũng chỉ bằng đầu đũa, chiều dài chừng 5cm sống ẩn khuất trong vùng nước cạn, trong đám cỏ, ít di chuyển. Người bắt lia thia nhìn màu nước, cây năn là biết vùng nước này có cá lia thia hay không.

1-3335.jpg
6-911.jpg

Sau đó, người dân lội xuống nước cùng với chiếc rổ đan bằng tre, đặt rổ xuống vũng nước rồi đi vòng tròn đám cỏ, giậm giậm chân “quay cù” cho những con cá lia thia dồn lại một chỗ rồi dùng rổ vớt. Tuy nhiên để bắt được cá lia thia người dân phải trầm mình cả ngày dưới trảng cỏ, vạt năn ở đầm lầy và phải vận động liên tục trên đồng nước để quay cù.

ca-5-8062.jpg
Cá lia thia tươi có giá từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg
ca-6-6893.jpg
ca-9-337.jpg
Cá lia thia được rửa sạch và phân loại

Cá lia thia có thể xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là dịp cuối năm, sau khi mùa nước nổi đi qua. Khác với những loài cá di cư mùa nước nổi khác, cá lia thia tiếp tục sinh sống ở những vùng bưng đồng hoang. Thậm chí chúng rất thích sống ở các vùng nước lưu, nghĩa là quanh năm không cạn.

ca-7-3480.jpg

Hơn 1 giờ lội hết đoạn mương nước phèn đỏ au thu hoạch gần nửa kg cá anh Võ Văn Mẫu (xã Mỹ Thạnh Đông) lên bờ nghỉ ngơi để chuẩn bị chuyển sang khu vực khác. Anh Mẫu cho hay, theo kinh nghiệm bắt cá lia thia, khi thấy mặt nước có những đám bọt tròn nằm im ắng là khu vực đó nhiều cá lia thia vì khi sinh sống, chúng phụ thuộc vào lượng khí oxy ở khu vực đó. Hơn nữa, đám bọt này cũng chứng tỏ lớp bùn đáy có nhiều sinh vật phù du, là mồi ăn ưa thích của cá lia thia. Nói xong anh Mẫu lội xuống vùng nước khác tiếp tục công việc của mình.

ca-3-1672.jpg
ca-1-7034.jpg
ca-2-2529.jpg
Huyện Đức Huệ có hơn trăm lao động làm nghề dặm cá lia thia và làm mắm ngoài việc đồng án

Đã quá trưa, cả nhóm dặm cá gom lại và cột chặt thau rổ lên xe chạy về điểm thu gom cá của bà Đoàn Thị Út, xã Mỹ Thạnh Đông. Đây cũng là nơi “hẹn hò” lý tưởng của người dân dặm cá lia thia vào mỗi buổi sáng trước khi ra đồng, họ ngồi với nhau nhâm nhi tách trà, chia sẻ kinh nghiệm dặm cá cũng như chuyện đồng án.

Mấy chục năm gắn bó với nghề dặm cá lia thia, sau này chuyển sang thu gom cá để sản xuất mắn cá lia thia bà Út cho biết, trước đây cá nhiều lắm, sáng sớm bơi xuồng đi xúc, tầm trưa trở về là được vài ký cá lia thia nhưng ngược lại loại cá này không có nhiều giá trị và chỉ để làm mắm. Tuy nhiên sau này người dân dùng mắm cảm nhận cá nhỏ, thịt mềm nên tạo hương vị rất ngon và đặc biệt thì ngược lại cá còn rất ít do con nước không đều.

ca-2710.jpg
Hiện những cơ sở làm mắm cá lia thia thia đang kết hợp cùng ngành chức năng lên kế hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu ươm nuôi cá lia thia

“Từ khi nghỉ đi dặm cá lia thia tôi bắt đầu thu gom cá tìm hiểu cách làm mắm dần dần mắm ngon được người dân biết đến nhiều nên mắm cá lia thia đã đi xa ra các tỉnh thành trong cả nước. Hồi đó cá lia thia có giá vài ngàn đồng/kg, đến nay có giá từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg. Hiện địa phương cũng có hơn trăm lao động làm nghề dặm cá lia thia ngoài việc đồng án, giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình”, bà Út nói.

Trước đây cá lia thia có nhiều nên người dân khó khăn nghĩ ra cách làm mắm để ăn dần, và rồi trở thành nghề và lan truyền thương mại hoá thành công ra thị trường.

Trước nhu cầu của thị trường ngày càng cao, những cơ sở làm mắm cá lia thia thia đang kết hợp cùng ngành chức năng lên kế hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu ươm nuôi cá lia thia khi nguồn cá trong tự nhiện đang cạn dần.

Tin cùng chuyên mục