Báo cáo năm 2022 của Grand View Research cho thấy, du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness Tourism) toàn cầu dự kiến vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 10% trong vòng 8 năm tới.
Các quốc gia đang đi đầu về mô hình này như: Nhật Bản với hình thức tắm onsen tạo nên thương hiệu, tắm đá muối tại Hàn Quốc, các tour du lịch kết hợp thiền định và yoga tại Ấn Độ.
Riêng với nước ta, thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hàng năm lượng khách du lịch đến Việt Nam khám chữa bệnh tăng dần đều, đạt doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm vào thời điểm trước dịch Covid-19.
Chuyên gia chia sẻ về sản phẩm chăm sóc sức khỏe chiều 8-9 |
Mỗi năm, có khoảng 300.000 khách nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh, trong đó 40% lượng khách tập trung tại TPHCM. Vì vậy, để thu hút du khách, ngành du lịch đã kết nối với hơn 50 đơn vị là các bệnh viện, cơ sở y tế, spa, doanh nghiệp lữ hành, lưu trú du lịch… cùng xây dựng 30 sản phẩm du lịch y tế để giới thiệu đến người dân và du khách.
Khách hàng tìm hiểu về đặc sản cũng như sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại ITE HCMC 2023 |
Nhiều chuyên gia du lịch đánh giá, tiềm năng du lịch chăm sóc sức khỏe, trong đó có trị liệu của Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn chưa được khai thác bài bản để mang lại ngoại tệ cho đất nước. Do vậy, rất cần sự đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cũng như sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp.