° TPHCM khánh thành Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn
Đến dự có các đồng chí: Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM; Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM. Ngoài ra còn có sự góp mặt của các đồng chí lão thành cách mạng, các lực lượng vũ trang, lãnh đạo các sở ban ngành đoàn thể, đoàn viên thanh niên, sinh viên cùng đông đảo người dân TP.
Đến dự có các đồng chí: Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM; Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM. Ngoài ra còn có sự góp mặt của các đồng chí lão thành cách mạng, các lực lượng vũ trang, lãnh đạo các sở ban ngành đoàn thể, đoàn viên thanh niên, sinh viên cùng đông đảo người dân TP.
Phát biểu khai mạc triển lãm, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: “Mùa xuân năm nay, chúng ta long trọng kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Vào dòng thời gian 50 năm trước, đúng dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đồng loạt nổi dậy tấn công mặt trận Sài Gòn - Gia Định, là trọng điểm lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ - ngụy tại miền Nam Việt Nam. Chiến dịch này đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, tuy hết sức gian khổ với bao thử thách, hy sinh nhưng sáng ngời ý chí anh hùng cách mạng và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam; là biểu tượng của tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo; tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta: nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ tại miền Nam Việt Nam”.
Cùng ngày 26-1, các đồng chí lãnh đạo Thành ủy TPHCM, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ TPHCM đã khánh thành Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn hy sinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 tại Dinh Độc Lập, nay là Hội trường Thống Nhất, quận 1, TPHCM. Đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: “Khánh thành thêm Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn không chỉ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, Lực lượng vũ trang TP mà còn là sự tuyên truyền thiết thực truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, giúp thế hệ trẻ hôm nay không ngừng phấn đấu, xứng đáng với các thế hệ tiền nhân, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố anh hùng”.
° Ngày 26-1, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam khai mạc triển lãm “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”. Với hơn 300 tài liệu hiện vật, triển lãm tập trung nhằm làm sáng tỏ nội dung: Chủ trương và quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Dốc sức cho chiến trường trưng bày tư liệu, hình ảnh phản ánh quá trình chuẩn bị về mọi mặt của quân và dân ta ở hai miền Nam, Bắc cho cuộc tổng tiến công; Bước ngoặt lịch sử phản ánh quá trình cuộc Tổng tiến công với các mục tiêu và thắng lợi tạo bước ngoặt lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Âm vang bản hùng ca phản ánh những tác động to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị nước Mỹ, dẫn đến thất bại hoàn toàn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
° Sáng 26-1, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bài học lịch sử” đã thu hút 45 tham luận của các nhà nghiên cứu và các nhân chứng mọi miền Tổ quốc. Qua đó, tập trung làm rõ chủ trương của Đảng về tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở miền Nam (1963 - 1968); Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Huế; An ninh Trị Thiên Huế - mũi nhọn sắc bén trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; Liên minh các lực lượng Dân tộc dân chủ và hòa bình TP. Huế với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Các đại biểu đã làm rõ tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân, bài học; tôn vinh sự hy sinh, đóng góp to lớn của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam và nhân dân cả nước… trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Dịp này, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TPHCM, Ban Tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức triển lãm ảnh, bảng trích cùng các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của Hội Mỹ thuật TPHCM tại Công viên 30-4, đường Đồng Khởi, Nhà Văn hóa Thanh niên TP và Cung Văn hóa Lao động TPHCM.
° Tại Công viên 30-4 và Cung Văn hóa Lao động TPHCM, triển lãm nội dung “Mừng xuân Mậu Tuất, Mừng Đảng quang vinh và Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi sáng ngời”, khái quát truyền thống vẻ vang và những cống hiến to lớn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong 88 năm qua. Đặc biệt, giới thiệu các hình ảnh tư liệu lịch sử về tình hình, diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
° Tại tuyến đường Đồng Khởi, triển lãm với nội dung “Mừng xuân Mậu Tuất, Mừng Đảng quang vinh” khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử, phát triển của dân tộc. Đồng thời, nêu bật sức sống, sự đổi mới, phát triển vươn lên của TPHCM trong xu thế hội nhập quốc tế.
° Tại Nhà Văn hóa Thanh niên và khu vực đường Đồng Khởi, triển lãm nội dung “Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi sáng ngời” phản ánh sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Đó là sức mạnh của toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt với niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
° Tại Công viên 30-4 và Cung Văn hóa Lao động TPHCM, triển lãm nội dung “Mừng xuân Mậu Tuất, Mừng Đảng quang vinh và Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi sáng ngời”, khái quát truyền thống vẻ vang và những cống hiến to lớn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong 88 năm qua. Đặc biệt, giới thiệu các hình ảnh tư liệu lịch sử về tình hình, diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
° Tại tuyến đường Đồng Khởi, triển lãm với nội dung “Mừng xuân Mậu Tuất, Mừng Đảng quang vinh” khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử, phát triển của dân tộc. Đồng thời, nêu bật sức sống, sự đổi mới, phát triển vươn lên của TPHCM trong xu thế hội nhập quốc tế.
° Tại Nhà Văn hóa Thanh niên và khu vực đường Đồng Khởi, triển lãm nội dung “Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi sáng ngời” phản ánh sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Đó là sức mạnh của toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt với niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”.