Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 3: Tăng tỷ lệ kết nạp Đảng trong sinh viên

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 3: Tăng tỷ lệ kết nạp Đảng trong sinh viên

Việc kết nạp Đảng cho sinh viên đã có nhiều thuận lợi hơn trước đây, do Đảng có chủ trương phát triển đảng viên trẻ, Đảng ủy khối và các nhà trường cũng rất quan tâm, có định hướng dìu dắt.
Việc kết nạp Đảng cho sinh viên đã có nhiều thuận lợi hơn trước đây, do Đảng có chủ trương phát triển đảng viên trẻ, Đảng ủy khối và các nhà trường cũng rất quan tâm, có định hướng dìu dắt.
Tuy nhiên, trong số lý do sinh viên không muốn vào Đảng, có một nguyên nhân rất đáng kể là quy định về sinh hoạt Đảng hiện nay chưa thuận lợi. Làm thế nào để khắc phục tình trạng số lượng sinh viên kết nạp Đảng sụt giảm đang là vấn đề quan trọng được đặt ra.
Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 3: Tăng tỷ lệ kết nạp Đảng trong sinh viên ảnh 1

Để sinh viên sớm có ý thức chính trị, tự nguyện phấn đấu vào Đảng là vấn đề không dễ trước những tác động nhiều chiều của của thực tế đời sống xã hội, nhiều trường ĐH đã nhìn thẳng vào sự thật đó để có sự thay đổi trong công tác phát triển đảng.

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 3: Tăng tỷ lệ kết nạp Đảng trong sinh viên ảnh 2

Anh Nguyễn Nhất Linh, Bí thư Đoàn Trường ĐH Kinh tế quốc dân (KTQD) cho biết, Trường ĐH KTQD có 23.000 sinh viên, bình quân kết nạp được 120-150 đảng viên/năm. Mặc dù tình hình chung là số lượng kết nạp đảng sinh viên trong các trường ĐH đang giảm đi, nhưng Trường ĐH KTQD đã có cách làm riêng để tạo nguồn cho Đảng, đó là thay đổi cách truyền thông. Nếu như trước kia các chi đoàn thụ động, chỉ chọn người ưu tú nhất để giới thiệu cho Đảng thì số lượng sẽ rất ít.

Để nguồn sinh viên cảm tình đảng dồi dào hơn, Trường Đại học KTQD đã chủ động truyền thông về Đảng ngay từ đầu cho sinh viên mới vào trường, làm cho các bạn hiểu vào Đảng là niềm tự hào, là cơ hội được đứng chung hàng ngũ với những người ưu tú, có môi trường tốt để trưởng thành... Sau đó, nếu thấy phù hợp, thấy có nguyện vọng các sinh viên sẽ đăng ký để được bồi dưỡng và hướng dẫn những bước cụ thể trở thành đảng viên.

“Vấn đề ở đây là, để được vào Đảng, sinh viên vừa phải là người xuất sắc trong học tập vừa phải có khát vọng, có chí hướng phấn đấu vào đảng từ đầu, chứ không phải được giới thiệu rồi mới phấn đấu như trước đây”, anh Nguyễn Nhất Linh nói.

Đoàn trường cũng lượng hóa các yêu cầu về công tác đoàn thể bằng cách đưa ra thang điểm, ví dụ tham gia sự kiện cấp thành phố thì được 10 điểm, được bằng khen cấp Trung ương thì được 60 điểm, có bằng khen của Thủ tướng thì được 80 điểm... Sau khi đủ điểm, sinh viên sẽ được thẩm tra lý lịch, được trao đổi, phỏng vấn trực tiếp để làm rõ lập trường, tư tưởng, nếu đạt yêu cầu tổ chức sẽ phân công đảng viên chính thức hướng dẫn.

Bí thư Đoàn Trường ĐH KHXH & NV - ĐHQG TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Khánh đề cập giải pháp:
Bí thư Đoàn Trường ĐH Mở TPHCM Trần Văn Trí cho biết giải pháp thu hút sinh viên của trường quan tâm đến việc để trở thành đảng viên: 
Với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tổ chức Đoàn thanh niên cũng nhận định, khi sinh viên nhận thức chưa đầy đủ thì tổ chức phải giúp bổ khuyết chỗ trống đó. Để giúp sinh viên thay đổi nhận thức, tổ chức Đoàn phải có trách nhiệm, cán bộ Đoàn chủ chốt phải nêu gương, tự giác học trước, làm trước. Mặt khác, các chi bộ cần tạo điều kiện hơn cho việc kết nạp sinh viên, không nên đưa ra các tiêu chí quá chặt chẽ, khắt khe.

Bà Trương Thị Dung, Trưởng Ban tổ chức Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ Hà Nội cũng nêu quan điểm, Đảng cần lựa chọn những người ưu tú nhất nhưng đó phải là những nhân tố có sự phấn đấu và tự nguyện đứng vào hàng ngũ, không gò ép. Cách tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cho sinh viên cũng cần phải thay đổi theo hướng tránh giáo điều.

“Chúng tôi luôn đề nghị các trường nói rõ với sinh viên trở thành đảng viên là như thế nào, không phải vì lợi ích gì mà là chúng ta được đứng trong hàng ngũ, được rèn luyện để trưởng thành, đó là bản lĩnh trong cuộc sống. Cách tuyên truyền rất quan trọng, phải thẳng thắn trao đổi với sinh viên, tô vẽ cũng không ai tin nữa, vì bây giờ sinh viên cũng rất giỏi, hiểu biết sâu rộng”, bà Dung cho hay.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi: làm thế nào để tạo môi trường hấp dẫn sinh viên vào Đảng, anh Bùi Quang Huy, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam cho rằng, để phát triển Đảng trong các trường đại học, điều quan trọng nhất là công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho sinh viên. Trong thời gian qua, Đoàn thanh niên và Hội SVVN đã triển khai nhiều phong trào lớn như “Thanh niên tình nguyện”; “Tuổi trẻ sáng tạo”; “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”; “Sinh viên 5 tốt", “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”… Đây chính là môi trường vun đắp lý tưởng cách mạng cho sinh viên, đồng thời giúp tổ chức tìm ra các nhân tố tích cực.

Bên cạnh đó, một giải pháp rất quan trọng nữa là, Đoàn thanh niên các trường ĐH cần tự tạo ra nhiều phong trào hoạt động đoàn thể, có thể liên kết giữa các trường, liên kết với doanh nghiệp hoặc cơ quan đơn vị khác để sinh viên có cơ hội thể hiện bản thân. Các phong trào, câu lạc bộ tạo ra cần gắn với đặc thù của trường cho phù hợp với sự quan tâm của sinh viên. Tránh tình trạng ở nơi phòng trào vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự thu hút được sinh viên.

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 3: Tăng tỷ lệ kết nạp Đảng trong sinh viên ảnh 3
Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 3: Tăng tỷ lệ kết nạp Đảng trong sinh viên ảnh 4

Có mặt ở điểm làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ở Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ Hà Nội, chúng tôi nhận thấy nét mặt trầm tư của nhiều sinh viên ra trường đang làm thủ tục chuyển hồ sơ sinh hoạt Đảng.

Em Vũ Đức Hoàng, sinh viên Trường ĐH Sư phạm thể dục thể thao đang làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng về quê huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. “Tốt nghiệp rồi, tạm thời em vẫn đi tìm việc ở Hà Nội, gửi hồ sơ về sinh hoạt ở quê, nhờ chi bộ ở quê giúp đỡ. Hàng tháng, em có thể về quê sinh hoạt, hoặc nếu kẹt quá thì nhờ các bác ở chi bộ linh động cho, chứ giờ em cũng không biết tính sao”, Hoàng cho biết.

Có một thực tế, hiện phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không về quê mà ở lại thành phố tìm kiếm việc làm. Trong thời gian đầu lập nghiệp, hầu hết các em không xin được vào hệ thống nhà nước mà sẽ làm ở khối doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, nơi không có tổ chức đảng. Do chưa có nơi ở ổn định, thời gian thuê nhà ở ngắn hạn, hộ khẩu không có nên các em không được sinh hoạt cùng các tổ chức đảng nơi cư trú, đa phần sinh hoạt nhờ ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Phó Bí thư Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ TPHCM Đỗ Văn Dũng than, các trường thì rất nỗ lực để bồi dưỡng, kết nạp các em sinh viên. Nhưng khi ra trường thì các em gặp khó về nơi sinh hoạt. Nhiều tổ chức kinh tế tư nhân không có tổ chức Đảng. Các em đi làm một nơi, hồ sơ sinh hoạt một chỗ, theo Điều lệ Đảng thì cứ 3 tháng không sinh hoạt Đảng thì bị khai trừ. Nếu về sinh hoạt nơi cư trú các chi bộ địa phương phần lớn là cán bộ hưu trí, giờ giấc các em sinh hoạt không phù hợp. Đó là lý do khiến nhiều em nản, bỏ sinh hoạt, hậu quả là hàng năm đều có những trường hợp đảng viên là sinh viên ra trường bị xóa tên.

Ông Đỗ Văn Dũng cũng cảnh báo, hiện nay con số này chưa phải nhiều, nhưng với tình hình này sẽ ngày càng tăng lên. Sinh hoạt Đảng của các em phải gắn với nơi làm việc thì mới thu hút được các em vào Đảng.

Bí thư Đoàn Trường ĐH KHXH & NV - ĐHQG TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Khánh nhìn nhận thực tế:
Bà Trương Thị Dung, Trưởng Ban tổ chức Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ Hà Nội cũng chia sẻ, mặc dù chúng tôi luôn khẳng định với sinh viên là, dù đi du học hay làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, tư nhân, ở đâu cũng có tổ chức đảng. Chẳng hạn, nếu du học, sẽ có các tổ chức đảng ủy ngoài nước, việc chuyển sinh hoạt đảng từ đảng ủy khối ra đảng ủy ngoài nước rất đơn giản. Tuy nhiên, thực tế lại phức tạp hơn rất nhiều. Với những quy định chặt chẽ của Điều lệ Đảng, nhiều sinh viên đã không thể tìm được nơi duy trì sinh hoạt Đảng.

Từ thực tế trên, Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ Hà Nội đã báo cáo với Thành ủy Hà Nội để kiến nghị cấp cao hơn, cho phép các sinh viên ra trường được ở lại sinh hoạt tiếp với chi bộ sinh viên của trường 12 tháng. Tuy nhiên, 12 tháng vẫn không đủ để sinh viên tìm được chỗ sinh hoạt, từ đó dẫn đến việc không ít sinh viên bị xoá tên đảng viên. Mỗi năm, Đảng uỷ khối các trường ĐH-CĐ Hà Nội, TPHCM đều phải xóa tên hàng chục trường hợp vì không chuyển đảng theo quy định.

“Đây là điều rất đáng tiếc vì bồi dưỡng, kết nạp được một đảng viên mới ưu tú là rất khó nhưng quy định điều lệ như vậy thì phải thực hiện. Hiện vẫn chưa giải quyết được vấn đề này, chúng tôi đã kiến nghị với Thành ủy Hà Nội, nên chăng có quy định cư trú từ 6 tháng trở lên được sinh hoạt đảng tại địa phương thì thuận tiện hơn. Tôi cho rằng nên xem xét sửa đổi điều lệ, tạo điều kiện cho các em khi ra trường dù làm ở đâu cũng có nơi sinh hoạt ổn định”, bà Trương Thị Dung nói.

Táo bạo hơn, Bí thư đoàn trường ĐH KTQD Nguyễn Nhất Linh đề xuất, để phù hợp với xu thế thời đại, Đảng rất cần ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý hồ sơ đảng viên. “Mỗi đảng viên nên có thẻ đảng là dạng thẻ từ, đến bất kỳ chi bộ nào, đồng chí bí thư cũng có thể dùng điện thoại di động quét mã để có hồ sơ của đảng viên đó. Điều này tạo ra mạng lưới quản lý đảng viên rất tốt, thủ tục hành chính, thời gian sẽ giảm đi nhiều, tạo điều kiện cho đảng viên chưa có nơi sinh hoạt ổn định có thể tham gia sinh hoạt ở bất kỳ đâu, dù thời gian sinh hoạt 1 tháng, 2 tháng cũng được cập nhật trong hồ sơ”, Bí thư đoàn Trường ĐH KTQD Nguyễn Nhất Linh kiến nghị.

Trong bối cảnh quốc gia và quốc tế đang có những chuyển biến lớn về mọi mặt, hơn lúc nào hết, chúng ta cần xác định, sinh viên là nhóm đối tượng thanh niên đông đảo, có trình độ đáp ứng được yêu cầu bức thiết của xã hội. Kết nạp được nhiều sinh viên ưu tú vào Đảng không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên mà còn tạo ra nguồn nhân lực “vừa hồng, vừa chuyên” như Bác Hồ đã nói. Đây sẽ là lực lượng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới,  đúng nghĩa là những "hạt giống đỏ" của Ðảng.

Để đẩy mạnh kết nạp Đảng với sinh viên, bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho sinh viên, cần  tạo thuận lợi về sinh hoạt Đảng để giữ được các em tiếp tục phát huy năng lực, phẩm chất đảng viên sau khi ra trường. Những vướng mắc mà thực tiễn đang lúng túng rất cần được tháo gỡ sớm.

Bí thư Đoàn Trường ĐH Sư phạm TPHCM Lâm Thanh Minh cho biết định hướng công tác phát triển Đảng viên trong sinh viên của trường:
GS-TS Nguyễn Cương: “Tôi đề nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên. Nghị quyết này phải có tác dụng tương tự như Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục đào tạo để chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị, toàn đảng, toàn dân, toàn xã hội tham gia vào việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên. Có như thế chúng ta mới có các thế hệ sinh viên vừa có trình độ, vừa có phẩm chất”.

Tin cùng chuyên mục