Điều này vô hình trung đã triệt tiêu khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh, khiến các em cảm thấy nặng nề trong kiểm tra kiến thức. Thậm chí một học sinh có thể đọc thuộc lòng kết quả rất nhiều phép tính nhưng không hiểu vì sao có kết quả đó, khi gặp bài toán đổi thứ tự các con số hoặc cộng, trừ trong phạm vi lớn hơn, học sinh sẽ không làm được.
Trao đổi với chúng tôi, bà Huỳnh Thị Kim Trang, Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT), cho biết: Theo chương trình môn Toán của Bộ GD-ĐT, học sinh sẽ được học lần lượt các bài cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phạm vi 10. Ở từng bài học, các em sẽ được hình thành kỹ năng tư duy và tính toán thông qua các thao tác với que tính và dụng cụ trực quan để hiểu được vì sao 3+1=4, 3+2=5… Sau khi học bài cộng, trừ trong phạm vi 10, sách giáo khoa giới thiệu bảng cộng phạm vi 10 nhằm mục đích hệ thống lại tất cả phép tính, giúp học sinh có thể vận dụng kết quả này để giải quyết các bài tập cộng, trừ trong phạm vi 10. Tuy nhiên, theo kế hoạch phân bổ năm học, bảng cộng phạm vi 10 sẽ được giới thiệu cho học sinh vào tuần thứ 16 của năm học, tức gần cuối học kỳ 1. Thời điểm này, giáo viên nào yêu cầu học sinh học thuộc lòng bảng cộng là thể hiện sự nôn nóng, vội vàng, muốn học sinh nhanh chóng nắm bắt kiến thức.
Về yêu cầu kiểm tra, đánh giá, đối với học sinh bình thường, giáo viên có thể kiểm tra kỹ năng tính toán của học sinh thông qua việc kiểm tra theo xác suất, đặt bất kỳ một phép tính nào đó để học sinh đưa ra kết quả, chứ không nên bắt học sinh đọc thuộc lòng theo thứ tự chính xác từng phép tính trong bảng cộng. Sau khi học sinh đưa ra kết quả, bảng cộng có thể được dùng như công cụ so sánh, đối chiếu. Riêng đối với những học sinh yếu, bảng cộng có thể được sử dụng như công cụ hỗ trợ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Tuy nhiên, mục đích sau cùng vẫn là giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng tính toán, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, không nên ép học sinh học vẹt vì sẽ không đạt được hiệu quả.
Sắp tới, trong các cuộc họp chuyên môn, Phòng Giáo dục tiểu học sẽ lưu ý tất cả giáo viên về vấn đề này, cần triển khai bài dạy theo hình thức bài đầu tiên trở thành quy trình, các bài sau cũng tiến hành như vậy để học sinh có thể tự liên hệ, tìm tòi, khám phá kiến thức.
Trao đổi với chúng tôi, bà Huỳnh Thị Kim Trang, Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT), cho biết: Theo chương trình môn Toán của Bộ GD-ĐT, học sinh sẽ được học lần lượt các bài cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phạm vi 10. Ở từng bài học, các em sẽ được hình thành kỹ năng tư duy và tính toán thông qua các thao tác với que tính và dụng cụ trực quan để hiểu được vì sao 3+1=4, 3+2=5… Sau khi học bài cộng, trừ trong phạm vi 10, sách giáo khoa giới thiệu bảng cộng phạm vi 10 nhằm mục đích hệ thống lại tất cả phép tính, giúp học sinh có thể vận dụng kết quả này để giải quyết các bài tập cộng, trừ trong phạm vi 10. Tuy nhiên, theo kế hoạch phân bổ năm học, bảng cộng phạm vi 10 sẽ được giới thiệu cho học sinh vào tuần thứ 16 của năm học, tức gần cuối học kỳ 1. Thời điểm này, giáo viên nào yêu cầu học sinh học thuộc lòng bảng cộng là thể hiện sự nôn nóng, vội vàng, muốn học sinh nhanh chóng nắm bắt kiến thức.
Về yêu cầu kiểm tra, đánh giá, đối với học sinh bình thường, giáo viên có thể kiểm tra kỹ năng tính toán của học sinh thông qua việc kiểm tra theo xác suất, đặt bất kỳ một phép tính nào đó để học sinh đưa ra kết quả, chứ không nên bắt học sinh đọc thuộc lòng theo thứ tự chính xác từng phép tính trong bảng cộng. Sau khi học sinh đưa ra kết quả, bảng cộng có thể được dùng như công cụ so sánh, đối chiếu. Riêng đối với những học sinh yếu, bảng cộng có thể được sử dụng như công cụ hỗ trợ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Tuy nhiên, mục đích sau cùng vẫn là giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng tính toán, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, không nên ép học sinh học vẹt vì sẽ không đạt được hiệu quả.
Sắp tới, trong các cuộc họp chuyên môn, Phòng Giáo dục tiểu học sẽ lưu ý tất cả giáo viên về vấn đề này, cần triển khai bài dạy theo hình thức bài đầu tiên trở thành quy trình, các bài sau cũng tiến hành như vậy để học sinh có thể tự liên hệ, tìm tòi, khám phá kiến thức.